BÀI LÀM 

BÀN CHÂN KÌ DIỆU

1- Bức tranh 1 
Kí bị liệt hai tay từ bé. Hàng ngày thấy các bạn được cắp sách tới trường, kí thèm lắm. Thế là Kí quyết định đến lớp xin vào học. Hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị bài trên bảng thì thấy một em bé thập thò ở ngoài cửa lớp. Cô giáo bước ra, dịu dàng hỏi: 
- Em muốn hỏi cô điều gì phải không? Cậu bé rụt rè nói: - Thưa cô, em muốn xin cô được vào học ạ!

2- Bức tranh 2 
Thấy hai cánh tay của cậu bé buông thõng, cô giáo cầm lên xem. Nó mềm nhũn, bất động. Cô lắc đầu nói nhỏ: - Hai bàn tay em không cử động được, làm sao em viết đây. Hãy đợi một thời gian nữa xem sao, nghe em! Nghe cô giáo nói vậy, nước mắt cậu bé ứa ra. Bất chợt, cậu quay ngoặt lại, chạy nhanh về nhà. 
3- Bức tranh 3 
Mấy ngày sau, cô giáo đến thăm Kí. Cô rất ngạc nhiên và xúc động thấy Kí đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. 
4- Bức tranh 4 
Tuần sau, Kí lại vào gặp cô giáo xin học. Lần này thì Kí được nhận vào học. Cô giáo dành một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Kí ngồi tập viết ở đó. Kí cặp cây bút vào hai ngón chân hí hoáy tập viết. Do chưa quen, bàn chân mỏi nhừ mà giấy thì nhàu nát, mực giây bê bết. Cô giáo lại thay bút chì cho Kí. 
5- Bức tranh 5 
Kí cố gắng tập luyện. Bỗng, bàn chân bị chuột rút, đau quá, Kí nằm vật ngửa ra nhăn nhó. Cô giáo và mấy bạn vội chạy tới xoa bóp cho Kí. Cái giống chuột rút luôn hành hạ Kí. Nhiều lúc đau quá không chịu đựng nổi, Kí định thổi học. Nhưng nhờ cô giáo Cương an ủi, khuyến khích, bạn bè động viên giúp đỡ, Kí lại kiên nhẫn luyện tập. 
6- Bức tranh 6 
Nhờ luyện tập kiên trì, Kí đã thành công. Bài tập viết của cậu điểm số được nâng lên dần từng ngày một. Có bài cậu đạt điểm 9, 10, Bao năm khổ công rèn luyện cậu đã tốt nghiệp Trung học phổ thông rồi trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp. Hai lần Bác Hồ gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu. Nguyễn Ngọc Kí là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Một  người dũng cảm giàu nghị lực mà tuổi nhỏ chúng em cần học tập. 

Bài viết gợi ý: