CHUYÊN
ĐỀ HOÁ 12 : CACBOHIDRAT
I.Khái niệm chung : - là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m .
– Thông thường Cacbohidrat thường được phân chia thành 3 nhóm chính :
+ Monosaccarit: là nhóm cacbohidrat đơn giản nhất và KHÔNG THỂ thuỷ phân được .
VD : glucozơ , fructozơ ( C6H12O6 – C3(H2O)6 )
+ Đisaccarit : là nhóm cacbohiđrat mà khi thuỷ phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit.
VD : saccarozơ ( C12H22O11- C12(H2O)11 )
+ Polisaccarit : là nhóm cacbohidrat phức tạp mà khi thuỷ phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.
VD : tinh bột , xenlulozơ(C6H10O5)n
II.
Glucozơ
( C6H12O6)
1. Cấu
trúc phân tử
: tồn tại ở cả 2 dạng mạch hở và mạch
vòng
+ Mạch hở
: CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CHO
+ Mạch
vòng : gồm 2 dạng dạng α là
36% dạng β là 64% ( hình vẽ trong SGK )
2. Tính chất vật lí, Trạng thái tự nhiên :
- là chất kết tinh không màu
nóng chảy ở khoảng 146 độ C với dạng α và dạng β ở khoảng 150 độ C
- dễ tan trong nước , có vị
ngọt KHÔNG NGỌT bằng đường mía
- được gọi là đường nho do nó
có nhiều trong quả nho chin
-có nhiều trong mật ong ( 30%
) , trong máu người ( khoảng 0,1% ) và trong cơ thể động vật
3. Tính chất hoá học
a) Phản ứng của ancol đa
chức
- Do có nhiều nhóm OH đứng kề
nhau nên Glucozơ có khả năng phản ứng với
CU(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo phức màu xanh lam :
2C6H12O6 +
Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu
+ 2H2O
-Do Glucozơ gồm có 5 nhóm OH
do đó nó có khả năng tạo 5 este chứa 5 gốc axetat trong phân tử với anhiđrit
axetic :
CH2OH(CHOH)4CHO + 5(CH3CO)2O → CH3COOCH2(CHOOCCH3)4CHO + 5CH3COOH
b) Phản ứng của nhóm CHO
- Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3 / NH3 tạo ra Ag ( phản ứng tráng
gương dùng để tráng ruột phích ) :
CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
- Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt
độ cao tạo kết tủa Cu2O màu đỏ gạch
- Làm mất màu dung dịch nước
Br2
c) Phản ứng lên men : ( Đk : khi có enzim xúc tác )
C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH
4. Điều chế: - Trong công nghiệp Glucozơ được điều chế bằng cách thuỷ phân tinh bột hoặc
xenlulozơ với xúc tác là HCL đặc hoặc H2SO4 :
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
- Ngoài ra ta có thể
điều chế Glucozơ bằng cách thuỷ phân
Saccarozơ tạo ra Glucozơ và
Fructozơ , trùng hợp HCHO, ….
5. Ứng dụng :
- glucozơ dùng để tráng gương , tráng ruột phích, làm thuốc tăng lực ( trong y
học ) , có giá trị dinh dưỡng cao với con người và là sản phẩm trung gian của sản
xuất etilic từ tinh bột
III. Fructozơ : (C6H12O6) là đồng
phân của glucozơ
1.
Cấu trúc phân tử : cũng gồm 2 dạng mạch hở
và mạch vòng
+ mạch hở : là một polihidroxi xeton có CTCT là :
CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CO-CH2OH
+ mạch vòng : tồn tại chủ yếu ở dạng β vòng 5 cạnh hoặc 6 cạnh
tuy nhiên ở trạng thái tinh thể thì fructozơ ở dạng vòng 5 cạnh ( hình vẽ xem
SGK )
2.
Tính chất vật lí , trạng
thái tự nhiên :
-
là
chất kết tinh , dễ tan trong nước , NGỌT HƠN đường mía
-
có
nhiều trong quả ngọt đặc biệt là trong mật ong ( khoảng 40 % )
3.
Tính chất hoá học : tương tự glucozơ ,
fructozơ cũng có khả năng phản ứng với : + Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo phức
màu xanh lam và tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O khi đun nóng
+ AgNO3/NH3 tạo ra 2 Ag do trong môi trường kiềm
Fructozơ bị chuyển hoá thành Glucozơ
+ có phản ứng
cộng H2 cũng tạo ra Sobitol
+ Khác với
glucozơ , fructozơ KHÔNG có khả năng làm mất màu dung dịch nước Br2
IV. Saccarozơ ( C12H22O11)
1.
Cấu
trúc phân tử : gồm 1 gốc
α –glucozơ và 1 gốc β-fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi
giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ ( C1-O-C2 ) và được gọi là lien kết glicozit
2. Tính
chất vật lí , trạng thái tự nhiên :
- là chất kết tinh , không
màu , vị ngọt dễ tan trong nước , nóng chảy ở nhiệt độ 185 độ C
- có nhiều trong thực vật , là thành phần chủ yếu của đường mía, đường củ cải , đường thốt nốt
3.
Tính chất hoá học :
a) Phản ứng với Cu(OH)2
-
Tương tự glucozơ và fructozơ , saccarozơ cũng là 1 poliol gồm nhiều OH đứng kề
nhau nên có khả năng tạo phức đồng màu
xanh lam ở nhiệt độ thường
2C12H22O11
+ Cu(OH)2 →
(C12H22O11)2Cu + 2H2O
b) Phản
ứng thuỷ phân :
- Saccarozơ không có
tính khử nhưng khi đun nóng với axit lại tạo thành dung dịch có tính khử là bởi
nó bị thuỷ phân thành glucozơ và fructozơ :
C12H22O11 + 2H2O → C6H12O6 + C6H12O6
Phản ứng
này xảy ra trong cơ thể người là nhờ có enzim xúc tác
4.
Ứng dụng : được dung nhiều trong công nghiệp thực phẩm ,
sản xuất bánh, kẹo , nước giải khát ,…. . Trong công nghiệp dược phẩm dung để
pha chế thuốc
5.
Điều chế : trong công nghiệp , người ta thường sản xuất
saccarozơ từ mía
V. Tinh bột (
(C6H10O5)n ) :
1. Cấu trúc phân tử : là hỗn hợp của 2
polisaccarit : amilozơ và amilopectin ( cả 2 đều có công thức phân tử ( C6H10O5
) n trong đó C6H10O5 là gốc α –glucozơ :
+
Amilozơ : chiếm khoảng 20-30% khối lượng trong tinh bột , gồm các gốc α –glucozơ nối với nhau bởi liên kết
α –1,4 – glicozit tạo thành 1 chuỗi dài KHÔNG PHÂN NHÁNH
+
Amilopectin : chiếm khoảng 70-80% khối lượng trong tinh bột , có cấu
trúc phân nhánh do các gốc α –glucozơ liên kết với nhau bởi 2 loại liên kết
là α –1,4 – glicozit và α –1,6 – glicozit
2. Tính chất vật lí , trạng
thái tự nhiên :
-
là chất rắn vô định hình , màu trắng không tan trong nước nguội , tan trong nước
nóng từ 65 độ C trở lên và trở thành dung dịch keo nhớt gọi là hồ tinh bột
-
có nhiều trong các loại hạt ( gạo , mì , ngô,… ) củ ( khoai, sắn ,….) và quả (
táo , chuối,…)
3. Tính chất hoá học :
a)
Phản ứng thuỷ phân :
+ nhờ xúc tác axit tạo glucozơ có khả năng
tham gia phản ứng tráng bạc
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
b) Phản ứng màu với dung dịch iot
+ Hồ tinh bột chuyển hoá thành màu xanh
tím và màu xanh tím bị mất đi khi đun nóng và trở lại màu xnah tím khi để nguội
4. Điều chế : trong tự nhiên tinh bột
được điều chế chủ yếu nhờ phản ứng quang hợp của cây xanh dưới tác dụng của ánh
sáng mặt trời , diệp lục
6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2
VI.Xenlulozơ (
(C6H10O5)n )
: KHÔNG phải là đồng phân của tinh bột
1.
Cấu trúc phân tử :- là 1 polime hợp thành
từ các mắt xích β-glucozơ nối với nhau bởi các lien kết β – 1,4 – glciozit , phân tử xenlulozơ KHÔNG phân nhánh , không xoắn
-
Mỗi
mắt xích đều có 3 nhóm OH tự do nên ta có thể viết công thức cấu tạo là [
C6H7O2(OH)3]n
2.
Tính chất vật lí , trạng
thái tự nhiên :
-
là
chất rắn hình sợi , màu trắng , không mùi , không vị , không tan trong nước
ngay cả khi đun nóng , không tan trong các dung môi hữu cơ thong thường như ete
, benzene,… tan trong nước Svayde
-
là
thành phần chính cấu tạo nên lớp màng tế bào thực vật , là bộ khung của cây cối
, có nhiều trong bông , đay gai , tre ,
nứa , gỗ
3.
Tính chất hoá học
a) Phản ứng thuỷ phân :
+ Tương tự tinh bột xenlulozơ có khả năng thuỷ phân trong môi trường axit tạo glucozơ :
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
b) Phản ứng của ancol đa
chức : mỗi mắt xích trong phân tử xenlulozơ
có 3 nhóm OH tự do nên có phản ứng của ancol đa chức
+ Phản ứng với HNO3 đặc với H2SO4
đặc làm xúc tạc tạo thuốc súng không khói xenlulozơ trinitrat :
[C6H7O2(OH)3]
+ 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n +
3nH2O
+ Tác dụng với anhiđrit axetic sinh ra xenlulozơ triaxetat là 1 loại chất dẻo dễ kéo thành tơ sợi
+ phản ứng với CS2 và NaOH tạo ra sản phẩm là dung dịch rất nhớt gọi là tơ visco, ngoàii ra xenlulozơ không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan trong phức đồng
4.
Ứng dụng : + Dùng làm vật liệu xây
dựng, đồ dùng gia đình ,….
+ Xenlulozơ nguyên chất và gần nguyên chất được chế thành tơ sợi, giấy viết, giấy làm bao bì . Thuỷ phân xenlulozơ sẽ được glucozơ làm nguyên liệu sản xuất etanol. Xenlulozơ trinitrat được sử dụng làm thuốc súng không khói
VII. 1 số CHÚ Ý
+
Các chất là đồng phân của nhau : Glucozơ và Fructozơ
+
Tan được trong nước : Glucozơ, Fructozơ , Saccarozơ
+
Tác dụng AgNO3/NH3 tạo ra 2 Ag : Glucozơ , Fructozơ
+
Tạo phức màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường : Glucozơ, Fructozơ , Saccarozơ
+
Làm mất màu dung dịch nước Br2 : Glucozơ
+
Cộng H2 tạo Sobitol : Glucozơ, Fructozơ
+
Bị thuỷ phân trong môi trường axit : Tinh bột , xenlulozơ ( ra glucozơ ),
saccarozơ ( ra cả glucozơ và fructozơ )
VIII. Bài tập
minh hoạ :
Câu 1. Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit,
đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là :
A. saccarozơ. B. protein. C. xenlulozơ. D.
tinh bột.
Câu 2. Saccarozơ và glucozơ đều có
phản ứng :
A. với Cu(OH)2, đun nóng trong môi
trường kiềm, tạo kết tủa đỏ gạch.
B. với dung dịch NaCl.
C. với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo
thành dung dịch màu xanh lam
D. thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 3. Chất thuộc loại đường
đisaccarit là :
A.
fructozơ. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. xenlulozơ.
Câu 4. Đồng phân của glucozơ là :
A. saccarozơ. B. xenloluzơ. C.
fructozơ. D. mantozơ.
Câu 5. Chất tham gia phản ứng tráng
gương là
A.
tinh bột. B. axit axetic. C. xenlulozơ. D. glucozơ.
Câu 6. Chất không tham gia phản ứng
tráng gương là
A.
glucozơ. B. saccarozơ. C. anđehit axetic.D. anđehit fomic.
Câu 7. Chất nào sau đây không tham
gia phản ứng thủy phân ?
A.
Protein B. Saccarozơ C. Glucozơ D.
Tinh bột
Câu 8. Chất thuộc loại cacbohiđrat
là :
A.
xenlulozơ B. protein C. poli(vinyl clorua) D.
glixerol
Câu 9. Cho dãy các dung dịch:
glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là :
A.
1. B.
4. C. 3. D.
2.
Câu 10. Tinh bột thuộc loại :
Câu 11.Dãy gồm các chất đều không
tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. axit fomic, anđehit fomic, glucozơ.
B. fructozơ, tinh bột, anđehit fomic.
C. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
D. anđehit axetic, fructozơ,
xenlulozơ.
Câu 12. Gốc glucozơ và gốc fructozơ
trong phân tử saccarozơ liên kết với nhau qua nguyên tử :
A. hiđro. B. cacbon. C. nitơ. D. oxi.
Câu
13. Trong các dung dịch riêng biệt chứa
các chất tan: xenlulozơ (1), glucozơ (2), saccarozơ (3), glixerol (4), axit
fomic (5), anđehit fomic (6), axit axetic (7). Số dung dịch vừa phản ứng với
Cu(OH)2, vừa tham gia phản ứng tráng bạc là :
A. 2 B.
3 C.
4 D.
1
Câu 14. Cho một số tính chất: là
chất kết tinh không màu (1) ; có vị ngọt (2) ; tan trong nước (3) ; hoà tan
Cu(OH)2 (4) ; làm mất màu nước brom (5) ; tham gia phản ứng tráng bạc (6) ; bị
thuỷ phân trong môi trường kiềm loãng nóng (7). Số tính chất đúng với saccarozơ
là :
A.
4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 15. Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ có khả năng
tham gia phản ứng tráng bạc. (b) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có
sinh ra mantozơ. (c) Mantozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (d)
Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc b-glucozơ và a-fructozơ.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A.
1. B. 4. C. 3. D.
2.
Câu16. Cho các phát biểu sau: (a)
Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic. (b) Ở điều kiện thường,
glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. (c) Xenlulozơ
trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không
khói. (d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit. (e)
Saccarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc. (f) Trong công nghiệp dược phẩm,
saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. Trong các phát biểu trên, số phát biểu
đúng là :
A.
4.
B. 5. C.
2. D.
3
Câu 17. Cho các phát biểu sau đây:
(a)Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín. (b)Chất béo là
đieste của glixerol với axit béo. (c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân
nhánh. (d)Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn. (e) Trong mật ong chứa
nhiều fructozơ. (f) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con
người. Số phát biểu đúng là :
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4Câu 18. Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau: (1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thuỷ phân. (2) Glucozơ, mantozơ, fructozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2/OH- và đều bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3. (3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau. (4) Phân tử tinh bột được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ. (5) Thuỷ phân saccarozơ trong môi trường axit thu được fructozơ và glucozơ. (6) Glucozơ được dùng làm thuốc, dùng để tráng ruột phích, tráng gương. Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là :
A.
3 B.
4 C.
5 D.
2
Câu 19. Cho các chất sau:
(a) Glucozơ chủ yếu tồn tại ở dạng
mạch hở. (
b) Dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt
(định tính) glixerol và saccarozơ.
(c) Fructozơ có phản ứng tráng bạc
chứng tỏ fructozơ có nhóm -CHO.
(d) Saccarozơ được coi là một đoạn
mạch của tinh bột.
(e) Tinh bột và xenlulozơ đều là
polisaccarit, nhưng khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.
Số nhận xét đúng là:
A.
4. B. 2. C.
3 D.
1.
Câu 20. Cho các tính chất sau: Ở thể
rắn trong điều kiện thường (1), tan trong nước (2), ngọt hơn đường mía (3),
phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường (4), phản ứng với Cu(OH)2/NaOH đun nóng
(5), phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (6), phản ứng với H2 (7), phản ứng với
nước brom (8), phản ứng với màu với dung dịch iot (9), phản ứng thủy phân (10).
Trong các tính chất này :
A. glucozơ có 7 tính chất và fructozơ
có 7 tính chất.
B. glucozơ có 7 tính
chất và fructozơ có 6 tính chất.
C. glucozơ có 6 tính chất và fructozơ
có 6 tính chất.
D. glucozơ có 6 tính chất và fructozơ
có 7 tính chất.
Câu 21. :Cho các tính chất sau: Ở
thể rắn trong điều kiện thường (1), tan trong nước (2), phản ứng với Cu(OH)2 ở
nhiệt độ thường (3), phản ứng với Cu(OH)2/NaOH đun nóng tạo ra kết tủa đỏ gạch
(4), phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (5), phản ứng với H2 (6), phản ứng với
nước brom (7), phản ứng với màu với dung dịch iot (8), phản ứng thủy phân (9).
Trong các tính chất này, người ta thấy glucozơ có x tính chất, fructozơ có y
tính chất và saccarozơ có z tính chất. Giá trị của x, y và z theo thứ tự là
A. x = 6, y = 5, z = 4.
B. x = 6, y = 6, z = 5.
C. x = 7, y = 6, z = 4.
D. x = 7, y = 6, z = 5
A.
16,2 B. 9,0 C. 36,0 D.
18,0
Câu 23. Đun nóng dung dịch chưa 18,0
gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là :
A.
10,8. B. 32,4. C. 16,2. D.
21,6.
Câu 24. Lên men 45 gam glucozơ để
điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80%, thu được V lít khí CO2 (đktc).
Giá trị của V là :
A.
11,20. B. 4,48. C. 5,60. D.
8,96.
Câu 25. Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với
lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
10,8 gam Ag. Giá trị của m là :
A.
18,0. B. 8,1. C.
9,0. D. 4,5.
Câu 26. Tiến hành sản xuất ancol
etylic từ xenlulozơ với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 70%. Để sản xuất 2
tấn ancol etylic, khối lượng xenlulozơ cần dùng là :
A. 10,062 tấn B.
2,515 tấn C. 3,512 tấn D. 5,031 tấn
Câu 27. Cho hỗn hợp gồm 27 gam
glucozơ và 9 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong
NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là :
A. 32,4 B.
16,2 C. 21,6 D. 43,2
Câu 28. Thủy phân m gam saccarozơ
trong môi trường axit với hiệu suất 90% thu được sản phẩm chứa 10,8 gam
glucozơ. Giá trị của m là :
A.
20,5 B. 22,8 C. 18,5
D.
17,1
Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn
hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và sacarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu
được 1,8 gam nước. Giá trị của m là:
A.
3,60. B. 3,15. C.
5,25. D. 6,20.
Câu 30. Lên men m gam tinh bột thành
ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp
thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X.
Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là
lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là :
A. 72,0. B. 90,0. C. 64,8. D.
75,6.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
C |
C |
C |
D |
B |
C |
A |
C |
B |
C |
D |
A |
A |
C |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
D |
A |
D |
A |
C |
D |
D |
D |
C |
D |
D |
B |
B |
D |