CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
- Kiến thức cần nhớ:
- Biết và chứng minh được mối quan hệ giữa oxit, axit, bazơ, muối.
- Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Viết các pthh biểu diễn sơ đồ chuyển hoá.
- Phân biệt một số hợp chất vô cơ cụ thể.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, hỗn hợp lỏng, hỗn hợp khí.
- Lý thuyết:
- Ví dụ minh họa:
Bài 1:
Chất nào trong những thuốc thử sau đây có thể dùng để phân biệt dung dịch natri sunfat và dung dịch natri cacbonat?
- Dung dịch bari clorua.
- Dung dịch axit clohiđric.
- Dung dịch chì nitrat.
- Dung dịch bạc nitrat.
- Dung dịch natri hiđroxit.
Giải:
- Không dùng BaCl2 và Pb(NO3)2 vì đều xảy ra phản ứng và tạo kết tủa có màu giống nhau.
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
BaCl2 + Na2CO3 →BaCO3↓ + 2NaCl
Pb(NO3)2 + Na2SO4→ PbSO4↓ + 2NaNO3
Pb(NO3)2 + Na2CO3→ PbCO3↓ + 2NaNO3
- Không dùng AgNO3, vì đều xảy ra phản ứng, hiện tượng không khác nhau rõ rệt; Ag2CO3 không tan, Ag2SO4 ít tan và có màu giống nhau.
2AgNO3 + Na2SO4 → Ag2SO4 + 2NaNO3
2AgNO3 + Na2CO3 → Ag2CO3 + 2NaNO3
- Không dùng NaOH, vì đều không phản ứng, không có hiện tượng gì.
- Thuốc thử dùng được là dung dịch HCl vì HCl tác dụng với Na2CO3 có xuất hiện bọt khí và không tác dụng với Na2SO4.
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2↑ H2O.
HCl + Na2SO4 không phản ứng
Bài 2:
- Cho các dung dịch sau đây lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng xảy ra, số 0 nếu không có phản ứng.
- Viết các phương trình hóa học (nếu có).
Giải:
- Các phương trình hóa học:
CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O
Bài 3:
Viết phương trình hóa học cho những chuyển đổi hóa học sau:
Giải:
-
- (1) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2FeCl3 + 3BaSO4↓
(2) FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3↓
(3) Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3↓
(4) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
(5) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
(6) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
-
- (1) 2Cu + O2 2CuO
(2) CuO + H2 Cu+ H2O
(3) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(4) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
(5) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
(6) Cu(OH)2 CuO + H2O
Bài 4:
Có những chất: Na2O, Na, NaOH, Na2SO4, Na2CO3, NaCl.
- Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển đổi hóa học.
- Viết các phương trình hóa học cho dãy chuyển đổi hóa học ở câu a.
Giải:
- Dãy chuyển hóa trên có thể là:
- Các phương trình hóa học:
4Na + O2 → 2Na2O
Na2O + H2O → 2NaOH
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓
- Bài tập:
Bài 1:
Dung dịch axit sunfuric loãng có thể phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây :
- MgO, CuO, Mg, Cu, Mg(OH)2 ,Cu(OH)2
- MgO, Mg, Cu, Mg(OH)2
- MgO, Cu, Mg(OH)2, Cu(OH)2
- MgO, Mg, Mg(OH)2, Cu(OH)2
Bài 2:
Có thể loại bỏ khí CO2, SO2 ra khỏi hỗn hợp khí CO2, SO2 và N2 bằng chất nào sau đây ?
A. Dung dịch NaOH. B. H2SO4 đậm đặc.
C. CuSO4 khan. D. A12O3
Bài 3:
Viết phương trình cho các chuyển đổi sau :
Bài 4: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất rắn sau : MgO, CaCO3, Ca(OH)2, NaCl, NaOH.
Bài 5:
Hỗn hợp khí A gồm SO2, CO2 có thể tích 3,36 lít ở đktc. Hỗn hợp khí này được hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 17 gam hỗn hợp chất kết tủa.
- Tìm tỉ khối của A SO với H2.
- Tính số mol Ca(OH)2 đã tham gia phản ứng.
Bài 6:
Một hỗn hợp bột kim loại Ag, Fe có khối lượng 12,28 gam cho vào 500 ml dung dịch CuSO4 0,5 M và khuấy đều cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 13,88 gam hỗn hợp hai kim loại.
- Tính % khôi lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
- Tính nồng độ các chất có trong dung dịch A.
Bài 7:
Người ta hoà tan 8 gam đồng sunfat ngậm nước CuSO4.5H2O rồi cho vào dung dịch thu được một miếng kẽm. Có bao nhiêu gam đồng nguyên chất sinh ra sau phản ứng ? Biết rằng đã lấy dư kẽm.
- Đáp án:
Bài 1: D Bài 2: A
Bài 3:
1. 3Fe + 2O2 Fe3O4
2. Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O
4. Fe3O4 + 8HC1 -> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
5. Fe(OH)3 + 3HC1 -> FeCl3 + 3H2O
6. FeCl3 + 3NaOH -> Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
7. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
8. Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
9. Fe(OH)2 + 2HC1 -> FeCl2 + 2H2O
10. FeCl2 + 2NaOH -> Fe(OH)2↓+ 2NaCl
11.Fe(OH)2 FeO + H2O
12. FeO + H2 Fe + H2O
Bài 4:
- Hoà các chất trên vào H2O : chất nào không tan là MgO, CaCO3 (nhóm I), còn lại ta thu được các dung dịch : Ca(OH)2, NaCl, NaOH (nhóm II).
- Cho các chất trong nhóm I tác dụng với dung dịch HC1 : Có hiện tượng sủi bọt khí là CaCO3, còn lại là MgO ;
CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2↑ + H2O
- Dùng quỳ tím cho vào dung dịch các chất trong nhóm II : chất không làm quỳ tím chuyển màu là : NaCl còn lại hai dung dịch làm quỳ chuyển màu xanh là NaOH và Ca(OH)2.
- Sục khí CO2 qua 2 dung dịch còn lại : Dung dịch nào có kết tủa trắng xuất hiện là Ca(OH)2 còn lại là NaOH :
Ca(OH)2 + CO2 -> CaCO3↓ + H2O
Bài 5:
- Gọi số mol SO2 và CO2 lần lượt là : x, y mol.
Số mol của hỗn hợp khí là : nhh = 0,15 (mol).
SO2 +Ca(OH)2 -> CaSO3 +H2O (1)
x x x
CO2 +Ca(OH)2 -> CaCO3 +H2O (2)
y y y
Theo pthh và bài ra ta có :
x + y = 0,15
120x + l00y = 17
Giải ra ta được : x = 0,1 ; y = 0,05.
- nCa(OH)2 =x + y = 0,15 (mol)
Bài 6:
- Gọi số mol Fe và Ag trong hỗn hợp lần lượt là X, y mol.
Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
x x x x
nCuSO4 =0,5.0,5=0,25(mol).
Vì vậy Fe tham gia phản ứng hoàn toàn và CuSO4 dư.
Theo pthh : nCu = nFe = x (mol).
Theo bài ra và căn cứ pthh ta có :
64x + 108y = 13,88
56x + 108y = 12,28
Giải ra ta được : x= 0,2 ; y = 0,01.
- Lượng CuSO4 dư là : 0,25 - 0,2 =0,05 (mol)
nFeSO4 = x = 0,2 (mol)
CM,CuSO4 =0,1 (M).
CM,FeSO4= 0,4 (M)
Bài 7:
mCu = 5,12.64/160= 2,05 (g)
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT <3 NHỚ CHIA SẺ CHO BẠN BÈ CÙNG HỌC NHÉ