CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Bài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit
- Kiến thức cần nhớ:
- Tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit và mối quan hệ giữa oxit bazơ và oxit axit.
- Tính chất hoá học của axit.
- Dẫn ra những phản ứng hoá học minh họa cho tính chất của những hợp chất trên bằng những chất cụ thể, như CaO, SO2, HCl, H2SO4.
- Vận dụng những kiến thức về oxit, axit để làm bài tập.
- Tóm tắt lý thuyết:
- Sơ đồ thể hiện tính chất chung của oxit
- Sơ đồ thể hiện tính chất chung của axit
- Bài tập rèn luyện:
Bài 1:
Trộn 100 ml dung dịch NaOH 1 M với 200 ml dung dịch HC1 0,75 M thu được dung dịch A. Cho quỳ tím vào đung dịch A, quỳ tím chuyển màu
A. đỏ B. xanh
C. không đổi màu D. xanh sau đó chuyển sang màu đỏ
Bài 2:
Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) bằng dung dịch có hòa tan 8 gam NaOH và 3,7 gam Ca(OH)2. Khối lượng chất kết tủa thu được là
A. 15 gam B. 5 gam
C. 10 gam D. 20 gam
Bài 3:
Cho m gam sắt tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HC1 thu được 6,72 lít khí (đktc). Nồng độ của của dung dịch muối thu được là
A. 0,6 M B. 0,12 M
C. 0,3 M D. 0,15 M
Bài 4:
Hòa tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng dung dịch HCl dư. Cô cạn dung dịch thu được 29,75 gam muối.
- Viết các phương trình hóa học.
- Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp.
Bài 5:
Cho các dung dịch : CuCl2, FeCl2, HC1 và NaOH. Viết phương trình hóa học điều chế các chất: H2, Cl2, FeO, CuO, Fe, Cu, FeCl3.
Bài 6:
Có những oxit sau: SO2, CuO, Na2O,CO2. Hãy cho biết những oxit nào tác dụng được với
-
- Nước
- Axit clohiđric
- Natri hiđroxit
Viết các phương trình hóa học.
Bài 7:
Những oxit nào dưới đây có thể điều chế bằng
-
- phản ứng hóa hợp ? Viết phương trình hóa học
- phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy ? viết phương trình hóa học.
(1) H2O; (2) CuO; (3) Na2O;
(4) CO2; (5) P2O5
Bài 8:
Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các khí SO2 và CO2. Làm thế nào có thể loại bỏ được những tạp chất ra khỏi CO bằng hóa chất rẻ tiền nhất ?
Viết các phương trình hóa học
Bài 9:
Cần phải điều chế một lượng muối đồng (II) sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric ?
-
- Axit sunfuric tác dụng với đồng (II) oxit
- Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại đồng.
Giải thích các câu trả lời.
Bài 10:
Oxit là:
-
- Hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác
- Đơn chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác
- Hợp chất của oxi với một kim loại
- Đơn chất của oxi với một phi kim.
Bài 11:
Oxit bazơ là:
-
- Hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác
- Đơn chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác
- Hợp chất của oxi với một phi kim.
- Là oxit tác tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
Bài 12:
Oxit axit là:
-
- Hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác
- Là oxit tác tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
- Hợp chất của oxi với một phi kim.
- Là oxit tác tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
Bài 13:
Người ta dẫn hỗn hợp khí gồm O2, CO, CO2, N2 đi qua bình đựng nước vôi trong dư. Khí thoát ra khỏi bình là:
-
- O2, CO
- O2, CO, N2
- CO2, N2
- O2, CO, CO2
Bài 14:
Những chất nào sau đây có thể tồn tại trong một dung dịch:
-
- BaCl2; H2SO4
- BaCl2; Na2SO4
- KCl; NaNO3
- AgNO3; KCl
Bài 15:
Dung dịch axit tác dụng với chất chỉ thị màu, làm qùi tím:
-
- Không đổi màu
- Màu đỏ
- Màu xanh
- Không màu
Bài 16:
Để nhận biết dung dịch bazơ ta có thể dùng:
-
- Qùi tím
- Dung dịch axit
- Dung dịch phenolphtalein
- Qùi tím hoặc dung dịch phenolphtalein
Bài 17:
Tiêu chí để xếp một oxit thuộc oxit axit, oxit bazơ, oxit trung tính là:
-
- Loại nguyên tố (kim loại, phi kim) kết hợp với oxi.
- Khả năng tác dụng với axit và kiềm.
- Hóa trị của nguyên tố kết hợp với oxi.
- Độ tan trong nước.
Bài 18:
Tính chất hóa học quan trọng nhất của axit là:
-
- Tác dụng với phi kim, nước và các hợp chất.
- Tác dụng với nước, kim loại, phi kim.
- Tác với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối.
- Tác dụng với oxi, bazơ.
Bài 19:
Tính chất hóa học quan trọng nhất của bazơ là:
-
- Tác dụng với phi kim, nước và các hợp chất.
- Tác dụng với oxit axit, axit, muối.
- Tác với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối.
- Tác dụng với oxi, bazơ, muối.
Bài 20:
Khí CO2 bị lẫn hơi nước, người ta có thể làm khô khí CO2 bằng cách:
-
- O2, CO
- H2SO4 đậm đặc
- NaOH rắn
- CaO mới nung
Bài 21:
Chọn thuốc thử thích hợp để nhận biết các dung dịch: HCl, H¬2SO4 và NaCl
-
- Qùi tím, BaCl2
- Qùi tím, AgNO3
- BaCl2, qùi tím
- a, b, c đều đúng.
Bài 22:
Có thể thu được khí CO2 từ hỗn hợp CO và CO2 bằng cách:
-
- Qùi tím, nung.
- Cho hỗn hợp lội qua dung dịch Ca(OH)2, nhiệt phân CaCO3
- Oxi, CaCO3
- Không thể thu được khí CO2 từ hỗn hợp CO và CO2
Bài 23:
Có hai dung dịch CuSO4 và Na2SO4, thuốc thử nào có thể dùng để phân biệt các dung dịch:
-
- Qùi tím
- Dung dịch axit HCl
- Dung dịch NaOH
- Dung dịch phenolphtalein .
Bài 24:
Oxit nào sau đây có thể làm khô khí hidro clorua:
-
- CaO
- CO
- P2O5
- CO2
Bài 25:
Viết các phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:
Na2O à NaOH à Na2SO3 à SO2 àK2SO3
Bài 26:
Lập công thức hóa học của một oxit kim loại hóa trị II biết rằng cứ 30ml dung dịch HCl nồng độ14,6% thì hòa tan hết 4,8g oxit đó.
Bài 27:
Cho 5,6g CaO vào nước tạo thành dung dịch A. Tính số gam kết tủa tạo thành khi đem dung dịch A hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí cacbonic.
Bài 28:
Cho 32g một oxit kim loại hóa trị III tan hết trong 294g dung dịch H2SO4. Tìm công thức của oxit kim loại trên
Bài 29:
Dung dịch X chứa 6,2g Na2O và 193,8g nước. Cho X vào
200g dung dịch CuSO4 16% thu a gam kết tủa .
- Tính nồng độ phần trăm của X.
- Tính a.
- Tính lượng dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết a gam kết tủa sau khi đã nung thành chất rắn đen.
Bài 30:
Cho A gam dung dịch H2SO4 loãng nồng độ C% tác dụng hoàn toàn với hỗn hợp K và Fe (dư). Sau phản ứng khối lượng chung giảm 0,0457A gam. Tìm nồng độ dung dịch axit.
- Đáp án:
Bài 1: A
Bài 2: B
Bài 3: A
Bài 4:
Phương trình hóa học :
CuO + 2HC1 à CuCl2 + H2O
x x
Fe2O3 + 6HC1 à 2FeCl3 + 3H2O
y 2y
Gọi số mol của CuO và Fe2O3 lần lượt là x, y mol.
Theo các phương trình hóa học và theo bài ra ta có :
80x + 160y = 16
135x + 162,5.2y =29,75
Giải hệ trên ta có : x = 0,1; y = 0,05.
→ mCuO = 0,1.80 = 8 (gam)
→ mFe203 = 0,05.160 = 8 (gam).
Bài 5:
1. CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl
2. FeCl, + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
3. 2HC1 → H2 + Cl2 (đpdd)
4. Cu(OH)2 → CuO + H2O (t0)
5. Fe(OH)2 →FeO + H2O (t0)
6. CuO + H2 →Cu + H2O (t0)
7. FeO + H2 →Fe + H2O (t0)
8. 2Fe + 3C12→ 2FeCl3 (t0)
Bài 6:
- Những oxit tác dụng với nước là: SO2, Na2O, CO2
SO2 + H2O → H2SO3
Na2O + H2O → 2NaOH
CO2 + H2O → H2CO3
- Những oxit tác dụng với HCl là CuO, Na2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O
- Những oxit tác dụng với natri hiđroxit là SO2 và CO2
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Bài 7:
Ghi nhớ:
- Phản ứng hóa hợp là phản ứng từ hai hay nhiều chất ban đầu tạ ra một chất mới.
- Phản ứng phân hủy là từ một chất ban đầu tạo ra 2 hay nhiều chất khác
-
- Cả 5 oxit đã cho đều có thể điều chế bằng phản ứng hóa hợp, vì các nguyên tố H, Cu, Na, P đều tác dụng được với oxi
-
- Các oxit CuO, CO2, H2O có thể được điều chế bằng phản ứng phân hủy
Bài 8:
Để loại bỏ SO2 và CO2 ta dùng dung dịch bazơ. Dung dịch bazơ rẻ tiền nhất là dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, toàn bộ SO2 và CO2 bị hấp thụ hết do có phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
Khí CO không phản ưng, thoát ra và được thu lấy.
Bài 9:
PTHH:
H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O (1)
2H2SO4 đặc + Cu → CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O (2)
Ta thấy:
PTHH (1): để sản xuất ra 1 mol CuSO4 phản ứng (1) cần 1 mol H2SO4,
PTHH (2) : để sản xuất ra 1 mol CuSO4 phản ứng (2) cần 2 mol H2SO4.
Do đó phản ứng (1) tiết kiệm H2SO4 hơn.
Bài 10:
a) Hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác
Bài 11:
d) Là oxit tác tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
Bài 12:
b) Là oxit tác tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
Bài 13:
b) O2, CO, N2
Bài 14:
c) KCl; NaNO3
Bài 15:
b) Màu đỏ
Bài 16:
d) Qùi tím hoặc dung dịch phenolphtalein
Bài 17:
b) Khả năng tác dụng với axit và kiềm.
Bài 18:
c) Tác với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối.
Bài 19:
b) Tác dụng với oxit axit, axit, muối.
Bài 20:
b) H2SO4 đậm đặc
Bài 21:
d) a, b, c đều đúng.
Bài 22:
b) Cho hỗn hợp lội qua dung dịch Ca(OH)2, nhiệt phân CaCO3
Bài 23:
c) Dung dịch NaOH
Bài 24:
d) P2O5
Bài 25:
- Na2O + H2O à 2NaOH
- SO2 + 2 NaOH à Na2SO3+ H2O
- Na2SO3 + H2SO4 à Na2SO4 + SO2 + H2O
- SO2 + K2O à K2SO3
Bài 26:
- Đặt công thức hóa học của kim loại cần tìm là: MO.
- Phương trình hóa học của phản ứng:
MO + 2HCl -> MCl2 + H2O
- Số mol axit HCl:
- Số mol oxit :
- Phân tử lượng của oxit:
- Nguyên tử khối của M bằng: 80 – 16 = 64 đvc.
Vậy M là Cu. Oxit cần tìm là CuO.
Bài 27:
- Số mol từng chất như sau:
CaO + H2O -> Ca(OH)2
0,1 mol 0,1 mol
Ca(OH)2 + CO2 -> CaCO3¯ + H2O
0,1 mol 0,1 mol 0,1 mol
- Số mol CO2 dư: 0,125 – 0,1 = 0,025 mol, sẽ tiếp tục phản ứng như sau:
CaCO3 + H2O + CO2 -> Ca(HCO3)2.
0,025mol 0,025mol 0,025mol
- Số gam kết tủa CaCO3 là: (0,1 – 0,025).100 = 7,5g.
Bài 28:
- Công thức cần tìm: X2O3
- Khối lượng H2SO4: g
- Số mol H2SO4 = 0,6 mol.
- Phương trình phản ứng:
X2O3 + 3H2SO4 -> X2 (SO4)3 + 3H2O
0,2 mol 0,6mol
- Phân tử lượng của oxit: M =160.
- Vậy oxit đó là Fe2O3.
Bài 29:
- Số mol Na2O = 0,1 mol.
- Na2O + H2O -> 2NaOH
0,1 mol 0,2 mol
- Nồng độ X (tức dung dịch NaOH)
- 2NaOH + CuSO4 -> Cu(OH)2 ¯ + Na2SO4
0,2 mol 0,1 mol 0,1 mol
a = 0,1. 98 = 9,8g
- Cu(OH)2 ¯ CuO + H2O
0,1 mol 0,1 mol
2HCl + CuO -> CuCl2 + H2O
0,2 mol 0,1mol
- Thể tích dung dịch HCl 2M :
Bài 30:
2K + H2SO4 -> K2SO4 + H2 (1)
Fe+ H2SO4 -> FeSO4 + H2 (2)
K + H2O -> KOH + ½ H2 (3)
Vậy dung dịch giảm khối lượng là do khí H2 bay đi.
- Ta có 100g dung dịch gồm C gam chất tan và (100 – C) gam H2O.
- A gam dung dịch gồm CA/100 gam chất tan và gam H2O.
- Số mol chất tan CA/9800 mol số mol H2O = .
- Dựa vào (1), (2), (3) ta thấy
- 0,025A + ½
- Suy ra C = 28%.
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT <3 NHỚ CHIA SẺ CHO BẠN BÈ CÙNG HỌC NHÉ