CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

Bài 3: Tính chất hóa học của axit

  1. Kiến thức cần nhớ:
  • Tính chất hoá học của axit : tác dụng với quỳ tím, với kim loại, với bazơ và oxit bazơ.
  • Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hoá học của axit nói chung.
  • Viết các pthh chứng minh tính chất của axit. .
  • Nhận biết được dung dịch axit và dung dịch muối của axit.
  • Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit trong phản ứng.
  1. Lý thuyết:
  1. Tính chất hóa học
  1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch axit làm quỳ chuyển thành màu đỏ

  1. Axit tác dụng với kim loại

Dung dịch axit + một số kim loại (trừ Cu, Ag, Au, Pt) àmuối +H2

  • Dãy hoạt động hóa học

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.

  • Điều kiện: kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì tác dụng với axit.

Ví dụ:

Fe + 2HCl FeCl2 + H2

Zn + H2SO4 loãng ZnSO4 + H2

Cu + HCl => không phản ứng

  • Dung dịch axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng H2 (tính chất này sẽ được tìm hiểu ở chương trình THPT).
  1. Axit tác dụng với bazơ

Axit + bazơ àmuối + nước

Ví dụ:

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 6H2O

Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2O

  1. Axit tác dụng với oxit bazơ

Axit + oxit bazơ àmuối + nước

Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O

  1. Axit tác dụng với muối

Điều kiện xảy ra phản ứng: thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện sau:

  • Tạo ra chất khí
  • Tạo ra kết tủa
  • Tạo ra nước (hoặc axit yếu)

Ví dụ:

BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl

BaCO3 + HCl --> BaCl2 + H2CO3

  • Thực tế vì H2CO3 không bền => bị phân hủy luôn tạo thành CO2 và H2O nên phương trình đúng là

BaCO3 + 2HCl BaCl2 + CO2 + H2O

  • NaCl không phản ứng với axit H3PO4 vì không tạo ra kết tủa, chất khí hay axit yếu.
  1. Axit mạnh, axit yếu

Axit chia làm 2 loại là axit mạnh và axit yếu

  • Axit mạnh: HNO3, H2SO4, HCl
  • Axit yếu: H2CO3, H2SO3, H3PO4, H2S
  1. Ví dụ minh họa:

Bài 1:

Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế magie sunfat.

Giải:

Phương trình hóa học

Mg + H2SO4 MgSO4 + H2

MgO + H2SO4 MgSO4 + H2O

Mg(OH)2 + H2SO4 MgSO4 + 2H2O

Bài 2:

Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

    1. Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
    2. Dung dịch có màu xanh lam
    3. Dung dịch có màu vàng nâu
    4. Dung dịch không có màu.

Viết các phương trình hóa học.

Giải:

    1. Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2;

Mg + 2HCl MgCl2 + H2

  1. Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch muối đồng (II).

CuO + 2HCl CuCl2 + H2O

  1. Dung dịch có màu vàng nâu là dung dịch muối sắt (III)

Fe(OH)3 + 3HCl FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O

  1. Dung dịch không có màu là dung dịch muối nhôm.

Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O.

Bài 3:

Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng trong mỗi trường hợp sau:

    1. Magie oxit và axit nitric;                     
    2. Đồng (II) oxit và axit clohiđric;            
    3. Nhôm oxit và axit sunfuric;
    4. Sắt và axit clohiđric;
    5. Kẽm và axit sunfuric loãng.

Giải:

Phương trình hóa học

    1. MgO + 2HNO3 Mg(NO3)2 + H2O
    2. CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
    3. Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2O
    4. Fe + 2HCl FeCl2 + H2
    5. Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2

Bài 4:

Có 10 gam hỗn hợp bột hai kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:

    1. Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.
    2. Phương pháp vật lí.

(Biết rằng đồng không tác dụng với axit HCl và axit H2SO4 loãng)

Giải:

    1. Phương pháp hóa học:

Bước 1: Ngâm hỗn hợp bột Fe và Cu vào dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng , lấy dư cho đến khi khí ngừng thoát ra (Fe đã phản ứng hết)

Bước 2: Lọc lấy chất rắn còn lại, rửa nhiều lần trên giấy lọc, làm khô và cân. Chất rắn đó là Cu.

Bước 3: Tính toán

Giả sử có m gam Cu. Thành phần phần trăm theo khối lượng của đồng là:

Suy ra: %Fe = 100% - %Cu

    1. Phương pháp vật lí:

Bước 1: Dùng thanh nam châm, sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilon mỏng và nhỏ. Chà nhiều lần vào hỗn hợp để lấy riêng Fe ra (Vì sắt bị nam châm hút còn đồng không bị nam châm hút), rồi đem cân.

Bước 2: Tính toán

Giả sử thu được m gam Fe. Thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt là:

Suy ra: %Cu = 100% - %Fe

  1. Bài tập:

Bài 1:

Dãy kim loại nào sau đây tác        dụng được với dung dịch axit clohiđric?

A. Fe, Mg, Ni, Zn, Au.                    B. Mg, Cu, Pb, Sn, Fe

C. Mg, Al, Ag, Na.                D. Zn, Mg, Al, Ca.

Bài 2:

Cho 5,6 gam Fe tác dụng với         300 ml dung dịch HC1 1 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được số lít khí H2 (đktc) là

A. 2,24 lít             B. 3,36 lít             C. 4,48 lít             D. 1,12 lít

Bài 3:

Nêu hiện tượng và viết pthh xảy ra (nếu có) giữa các chất sau :

  1. Dung dịch HCl và CuO.
  2. Dung dịch H2SO4 và dung dịch BaCl2.
  3. Dung dịch HNO3 đặc, nóng và Fe.

Bài 4:

Cho các hoá chất sau : CuO, Cu, Mg, CO2, dung dịch NaOH, dung dịch BaCl2.

  1. Những hoá chất nào tác dụng với dung dịch HCl ?
  2. Những hoá chất nào tác dụng với dung dịch H2SO4(loãng) ?
  3. Những hoá chất nào tác dụng với dung dịch H2SO4(đặC) ?

Viết các pthh xảy ra.

Bài 5:

Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt các hoá chất riêng biệt sau

  1. dung dịch NaCl, dung dịch K2SO4, dung dịch H2SO4(loãng).
  2. dung dịch Na2SO4, dung dịch H2SO4(ioãng), dung dịch H2SO4(đặc).

Bài 6:

Cho hỗn hợp 24 gam gồm CuO và Cu tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch A và 16 gam chất rắn.

  1. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu.
  2. Cho dung dịch A tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thì thu được bao nhiêu gam chất kết tủa ?
  1. Đáp án:

Bài 1: D                        Bài 2: A

Bài 3:

  1. CuO màu đen tan và dung dịch chuyển màu xanh lam CuClợ:

CuO + 2HC1 à CuCl2 + H2O

  1. Có kết tủa trắng BaSO4 :

BaCl2 + H2SO4 à BaSO4   + 2HC1

  1. Fe bị hoà tan và có khí màu nâu đỏ thoát ra :

Fe + 6HNO3 àFe(NO3)3 + 3NO2  + 3H2O

Bài 4:

  1. CuO, Mg, NaOH ;
  2. CuO, Mg, NaOH, BaCl2
  3. CuO, Mg, Cu, NaOH, BaCl2

Bài 5:

  1. Dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là dung dịch HC1 và dung dịch H2SO4 Dùng BaCl2 nhận biết được H2SO4 vì có kết tủa trắng xuất hiện :

H2SO4 + BaCl2 àBaSO4 + 2HC1.

Hai dung dịch còn lại ta tiếp tục dùng BaCl2. Dung dịch nào có kết tủa trắng xuất hiện là K2SO4, dung dịch còn lại là NaCl.

K2SO4 + BaCl2 àBaSO4 + 2KC1.

  1. Cho Cu vào các mẫu dung dịch :

Cu tan và dung dịch sủi bọt khí là dung dịch H2SO4 đặc.

Dùng quỳ tím cho vào 2 dung dịch còn lại :

Quỳ tím chuyển màu đỏ là dung dịch H2SO4.

Dung dịch còn lại là Na,SO4.

Cu + 2H2SO4 (dặc) àCuSO4 + SO2  + 2H2O.

Bài 6:

  1.  Chất rắn không tan là Cu có khối lượng là 16 gam.

%CuO = 100% - 66,67% = 33,33%.

  1.  Pthh :

CuO + H2SO4à CuSO4 + H2O.       (1)

CuSO4 + 2NaOH          à Cu(OH)2  + Na2SO4.       (2)

mCuO= 24 -16 = 8 (gam)

nCuO = A = 0,1 (mol).

Cãn cứ pthh (1), (2) ta có : nCu(0H)2 = nCuO= 0,1 (mol).

Vậy khối lượng chất kết tủa thu được là : 0,1.98 = 9,8 (gam).

CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT <3 NHỚ CHIA SẺ CHO BẠN BÈ CÙNG HỌC NHÉ

Bài viết gợi ý: