CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

Bài 22: Luyện tập chương 2: Kim loại

  1. Kiến thức cần nhớ:
  • Dãy hoạt động hoá học của kim loại.
  • Tính chất hoá học của kim loại nói chung : Tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối và điều kiện để phản ứng xảy ra.
  • Tính chất giống nhau và khác nhau giữa kim loại nhôm, sắt : Nhôm và sắt cùng có những tính chất hoá học của kim loại nói chung.
  • Trong các hợp chất, nhôm chỉ có hoá trị III, sắt vừa có hoá trị II, III. Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm tạo thành muối và giải phóng khí Họ.
  • Thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép.
  • Sản xuất nhôm bằng cách điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit.
  • Sự ăn mòn kim loại. Biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
  • So sánh đề’ rút ra tính chất giống và khác nhau giữa nhôm và sắt.
  • Vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hoạ học của kim loại để viết các phương trình hóa học và xét các phản ứng. Giải thích hiện tượng xảy ra trong thực tế.
  • Giải các bài tập hoá học có liên quan đến tính chất của kim loại.
  1. Bài tập:

Bài 1:

Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất:

a) Cu                                       b) Al

c) Pb                                        d) Ba

Bài 2:

Dãy các kim loại sau đây sắp xếp theo chiều hoạt động kim

loại tăng dần:

a) Fe, Cu, K, Mg, Al, Ba        b) Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

c) Mg, K, Fe, Cu, Na              d) Zn, Cu, K, Mg

b) Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

Bài 3:

Cho 27,36g muối sunfat của kim loại Y tác dụng vừa đủ với 416g dung dịch BaCl2 nồng độ 12%. Lọc bỏ kết tuả thu được 800ml dung dịch muối clorua 2M của kim loại Y. Xác định A.

Bài 4:

Tìm công thức của muối sắt clorua biết rằng khi hòa tan 3,25g muối này vào dung dịch bạc nitrat dư thì thu được 8,61g kết tủa.

Bài 5:

Cho 2g hỗn hợp gồm Fe và một kim loại Z hóa trị II vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,12 lít khí (đktc). Xác định kim loại Z biết rằng 500ml dung dịch HCl hòa tan dư 4,8g kim loại đó.

Bài 6:

Một lọ đựng 50ml bạc nitrat được cho vào một miếng đồng. Sau phản ứng đem miếng đồng đi cân thấy khối lượng tăng thêm 3,12 gam. Hãy xác định nồng độ mol dung dịch bạc nitrat.

Bài 7:

Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:

a) Cu, Ca, K, Ba                     b) Zn, Li, Na, Cu

c) Ca, Mg, Li, Zn                             d) K, Na, Ca, Ba

Bài 8:

Để điều chế kim loại có thể:

a) Điện phân nóng chảy các hợp chất oxit tương ứng.

b) Dùng CO khử các hợp chất oxit.

c) Cả a, b đều đúng.

d) Cả a, b đều sai.

Bài 9:

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất rắn sau: Cu, Mg, Al. Thuốc thử để nhận biết 3 chất trên là:

a) Lần lượt NaOH và HCl

b) Lần lượt là HCl và H2SO4

c) Lần lượt NaOH và H2SO4 đặc nóng

d) Tất a, b, c đều đúng.

Bài 10:

Các cặp sau cặp nào xảy ra phản ứng:

a) Cu +  HCl                           b) Al +  H2SO4 đặc nguội

c) Al  +  ZnCl2                        d) Fe +  H2SO4 đặc nguội

Bài 11: 

Những tính chất vật lý đặc trưng của kim loại:

a) Có ánh kim, nhiệt độ nóng chảy cao.

b) Dẫn nhiệt, dẫn điện, độ rắn cao.

c) Độ rắn cao, khối lượng riêng lớn.

d) Có ánh kim,  dẫn nhiệt, dẫn điện.

Bài 12:

Hòa tan hết 11,2g hỗn hợp gồm hai kim loại X (hóa trị x) và Y (hóa trị y) trong dung dịch HCl rồi sau đó cô cạn dung dịch thu được 39,6g muối khan. Thể tích khí hidro sinh ra là:

a. 17,92 lít         b. 0,896 lít         c. 0,86 lít                  d. 0,698 lít

Bài 13:

Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và Zn. Y là dung dịch H2SO4 có nồng độ x mol/l.

Trường hợp 1: cho 24,3g (X) vào 2 lít (Y) sinh ra 8,96 lít khí H2.

Trường hợp 2: cho 24,3g (X) vào 3 lít (Y) sinh ra 11,2 lít khí H2.

Hãy chứng minh trong trường hợp 1 thì hỗn hợp kim loại chưa tan hết, trong trường hợp 2 axit còn dư.

Tính nồng độ x mol/l của dung dịch (Y) và % khối lượng mỗi kim loại trong X (cho biết khí H2 sinh ra ở đktc)

Bài 14:

Thí nghiệm 1: cho a gam Fe hòa tan trong dung dịch HCl, sau khi cô cạn dung dịch thu được 3,1 gam chất rắn.

Thí nghiệm 2: cho a gam Fe và b gam Mg vào dung dịch HCl (cùng với lượng như trên) sau khi cô cạn dung dịch thì thu được 3,34g chất rắn và 448ml H2. Tính a, b và khối lượng của các muối.

Bài 15:

Cho 13g hỗn hợp A gồm Al, Mg và Cu vào dung dịch HCl dư, phản ứng xong thu được 4 gam chất rắn không tan và 10,08 lít khí H2 (đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp.

Bài 16:

Lấy 20,05 gam hỗn hợp Al + Fe2O3 cho tác dụng với axit sunfuric loãng, dư thì có 5,04 lít khí sinh ra. Trộn 20,05g hỗn hợp đầu trong bình kín rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm.

(Thể tích khí đo ở đktc). Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng nhiệt nhôm.

Bài 17:

Chọn mệnh đề đúng:

a) Thép là hợp chất của sắt và cacbon.

b) Inox là hợp kim của sắt với cacbon và các nguyên tố khác là: Ni, Cr 

c) Thép là hợp kim của sắt với cacbon và các nguyên tố khác   như: Si, Mn, S..

d) Các mệnh đề trên đều đúng.

Bài 18:

Hãy viết hai phương trình hoá học trong mỗi trường hợp sau đây :

a) Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ.

b) Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối.

c) Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.

d) Kim loại tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.

Bài 19:

Kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn bạc nitrat:

a) Fe                               b) K

c) Cu                               d) Ag

Bài 20:

Hợp kim là:

a) Hợp chất của sắt với cacbon và các nguyên tố khác.

b) Chất rắn thu được sau  khi cho sắt tác dụng với cacbon.

c) Chất rắn thu được khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy nhiều kim loại khác nhau hoặc kim loại và phi kim.

d) Chất rắn thu được khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của sắt và cacbon.

Bài 21:

Hãy xét xem các cặp chất sau đây, cặp chất nào có phản ứng ? Không có phản ứng ?

a) Al và khí Cl2 ;                        

b) Al và HNO3 đặc, nguội;

c) Fe và H2SO4 đặc, nguội;         

d) Fe và dung dịch Cu(NO3)2.

Viết các phương trình hoá học (nếu có).

Bài 22:

Ngâm một lá đồng trong 20ml dung dịch bạc nitrat cho đến khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52g. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ bạc giải phóng ra bám hết vào lá đồng).

Bài 23:

Ngâm một lá sắt trong 100ml dung dịch đồng nitrat cho đến khi sắt không thể tan thêm được nữa. Lấy lá sắt ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì khối lượng lá sắt tăng thêm 1,6g. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch đồng nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ đồng giải phóng ra bám hết vào lá sắt).

Bài 24:

Viết phương trình hóa học:

a) Điều chế CuSO4 từ Cu

b) MgCl2 từ Mg, MgSO4, MgO, MgCO3

Bài 25:

Cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lit khí (đktc)

a) Viết phương  trình phản ứng.

b) Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.

Bài 26:

Để xác định thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp A gồm bột nhôm và bột magiê, người ta thực hiện hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: cho mg hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 1568ml khí (đktc)

Thí nghiệm 2: cho mg hỗn hợp A tác dụng với NaOH dư, sau phản ứng thấy có 0,6g chất rắn.

Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong phản ứng.

Bài 27:

Tính khối lượng quặng hematite chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được một tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu suất quá trình 80%.

Bài 28:

Ngâm một lá sắt có khối lượng 2,5g trong 25ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12g/ml. Sau thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng 2,56g.

a) Viết phương trình phản ứng.

b) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.

Bài 29:

Cho 9,2 gam một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 23,4 gam muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hoá trị I.

Bài 30:

Có 4 kim loại: A,B,C,D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng :

a) A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hiđro.

b) C và D không có phản ứng với dung dịch HCl.

c) B tác dụng với dung dịch muối của AA và giải phóng A.

d) D tác dụng được với dung dịch muối của C và giải phóng C.

Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hoá học giảm dần):

a) B, D, C, A                    b) D, A, B, C 

c) B, A, D, C                    d) A, B, C, D

e) C, B, D, A

  1. Đáp án:

Bài 1:

a) Cu

Bài 2:

b) Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

Bài 3:

Số mol BaCl2 = 0,24 mol.

Số mol muối clorua của Y = 0,16 mol.

Gọi hóa trị của Y là a.

Y2(SO4)a + a BaCl2 -> 2YCla + a BaSO4¯

0,08           0,24 mol     0,16 mol

                     a                  2

Vậy \[a=\frac{2.0,24}{0,16}=3\]

Số mol muối sunfat là 0,08 mol

Ta có: 2Y + 288 = 27,36/0,08=342

Vậy Y = 27 tức nhôm.

Bài 4:

Gọi hóa trị của Fe là x.

FeClx + x AgNO3 -> Fe(NO3)x + xAgCl 

Số mol AgCl sinh ra = 0,06 mol.

Ta có (56 + 35,5x) gam FeClx tham gia phản ứng thì có x mol AgCl tạo thành.

Tương tự 3,25 g muối tạo thành 0,06 mol kết tủa.

Vậy 3,25. x = (56 + 35,5x)

=> x = 3. Vậy muối đó là FeCl3.

Bài 5:

Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2­

a mol                           a mol

Z  + 2HCl  -> ZCl2  + H2­

b mol                           b mol

\[{{n}_{{{H}_{2}}}}=a+b=\frac{1,12}{22,4}=0,05\]   (1)

56a + Zb = 4                  (2)

Từ (1) và (2) giải được \[b=\frac{0,8}{56-Z}\]

Vì 0 < b < 0,05 nên Þ Z < 40.

Z có hóa trị 2 nên chỉ có Mg (M=24) là đúng.

Bài 6:

Cu   +    2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag

1 mol       2 mol                               2 mol

64g                                                   216g

Số mol AgNO3 tham gia phản ứng: \[n=\frac{3,04}{216-64}.2=0,04mol\]

Nồng độ mol dung dịch: \[{{C}_{M}}=\frac{0,04}{0,05}=0,8M\]

Bài 7:

d) K, Na, Ca, Ba

Bài 8:

c) Cả a, b đều đúng.

Bài 9:

a) Lần lượt NaOH và HCl

Bài 10:

c) Al  +  ZnCl2    

Bài 11:

d) Có ánh kim,  dẫn nhiệt, dẫn điện.

Bài 12:

Gọi Z là kí hiệu chung của X và Y có hóa trị trung bình là n và a là tổng số mol của 2 kim loại, phương trình phản ứng:

Z + nHCl   ZCln + n/2H2

a        an     a        0,5an

Theo đề bài ta có hệ phương trình: 

Giải hệ phương trình này ta có na = 0,8

Theo phương trình phản ứng: nH2=na/2=0,4 mol

Thể tích khí hiđro : VH2= 0,4. 22,4 = 0,896 lít. Vậy b đúng.

Bài 13:

Phương trình phản ứng khi cho (X) vào dung dịch (Y):

          M + H2SO4 ->  MSO4 + H2

Trường hợp 1: 24,3g X vào 2 lít Y, sinh ra 8,96 lít H2 (0,4 mol) (1)

Trường hợp 2: 24,3g X vào 3 lít Y, sinh ra 11,2 lít H2 (0,5 mol). (2)

Như vậy khi hòa tan cùng một lượng X vào dung dịch Y với

nH2SO4  nH2SO4 (2) = 3/2 nH2SO4 (1) thì nH2 (2) =  3/2nH2 (1) =  0,6 mol.

Nhưng thực tế nH2 (2)  chỉ bằng 0,5 mol nên trong trường hợp 1, X còn dư; còn ở trường hợp 2 thì axit còn dư.

Trường hợp 1: nH2SO4 = nH2 (1)  = 0,4 mol.

CM = 0,4/2 = 0,2 M

Trường hợp 2: gọi a, b lần lượt là số mol Mg và Zn trong 24,3g hỗn hợp. Ta có: nhỗn hợp X  = nH2(1)  = 0,5 mol.

Bài 14:

Ở thí nghiệm 1: Fe   +   2HCl FeCl2    +   H2

                                      1mol     2mol       1mol        1mol

Nếu Fe hết thì số mol chất rắn là FeCl2

nFeCl2= 0,024mol = nH2

Ở thí nghiệm 2: Fe + 2HCl FeCl+ H2 (1)

                            Mg + 2HCl MgCl+ H2 (2)

Số mol H2 sinh ra từ cả hai phản ứng: nH2=0,448/22,4=0,02 mol

Ngoài a mol Fe như thí nghiệm 1 lại thêm b mol Mg mà chỉ giải phóng 0,02 mol H2 nhỏ hơn số mol H2 của thí nghiệm 1 chứng tỏ dung dịch chỉ chứa 0,04 mol axit HCl và suy ngược là thí nghiệm 1 dư Fe.

Thí nghiệm 1:    Fe   +    2HCl    ->  FeCl2   +    H2

                     0,02mol     0,04mol       0,02 mol    0,02 mol

(127. 0,02) + m Fe dư = 3,1 -> m Fe dư  = 56g = 0,01 mol

mFe = (0,02 + 0,01). 56 = 1,68g

Thí nghiệm 2: giả sử chỉ có Mg tham gia phản ứng:

Mg + 2HCl -> MgCl2   +     H2

0,02 mol       0,02 mol

mMgCl2 = 95. 0,02 = 1,9g

m chất rắn = 1,68 + 1,9 = 3,58g > 3,34 => giả thiết sai.

Mg   +    2HCl ->   MgCl2 + H2

x mol    2x mol      x mol     x mol

Fe    +    2HCl ->  FeCl2 + H2

y mol    2y mol     y mol     y mol

a = (0,02 + 0,01).56 = 1,68g

b = 0,01 .24 = 0,24g

mFeCl2 ở thí nghiệm 1: 0,02 . 127 = 2,54 g.

mMgCl2 ở thí nghiệm 2: 0,01 . 95 = 0,95 g.

mFeCl2 ở thí nghiệm 2: 0,01 . 127 = 1,27 g.

Bài 15:

2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + H2­    (1)

Mg + 2HCl -> 2MgCl2 + H2­   (2)

Cu không tác dụng nên chất rắn thu được là Cu.

Khối lượng Al và Mg là: 13 – 4 = 9 g.

nH2=10,08/22,4=0,45 mol

Gọi a và b là số mol Al và Mg.

Bài 16:

nH2= 0,225 mol

2Al + 3H2SO4 (loãng) -> Al2(SO4)3 + 3H2­

0,15 mol                                               0,225 mol

mAl = 4,05 g

Phản ứng nhiệt nhôm

2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe

54g     160g       102g      112g

4,05g     x             y            z

x = 12g          y = 7,65g       z = 8,4 g

Khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu = 20,05 – 4,05 = 16 g

Khối lượng Fe2O3 dư = 16 – 12 = 4 g.

Bài 17:

b) Inox là hợp kim của sắt với cacbon và các nguyên tố khác là  Ni, Cr 

Bài 18:

Viết 2 phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau:

a) Kim loại t/d với oxi tạo thành oxit bazo:

4Na + O 2Na2O

 2Cu + O2   2CuO

b) Kim loại t/d với phi kim tạo thành muối:

2Fe + 3Cl2  2FeCl3

 2Al + 3S   Al2S3

c) Kim loại t/d với dd axit tạo thành muối và giải phóng khí hidro:

Cu + 2H2SO4 đặc, nóng  CuSO4 + SO2 + 2H2O

Fe + 2HCl  FeCl2 + H2

d) Kim loại t/d với dd muối tạo thành muối và kim loại mới:

Fe + CuSO4  Cu  + FeSO4

Cu + 2AgN03   2Ag + Cu(NO3)2

Bài 19:

c) Cu

Bài 20:

a) Chất rắn thu được khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy nhiều kim loại khác nhau hoặc kim loại và phi kim.

Bài 21:

Cặp chất có phản ứng:  a) Al và khí Cl2 và d) Fe và dung dịch Cu(NO3)2.

2Al + 3Cl2  2AlCl3

Fe + Cu(NO3)2   Cu + Fe(NO3)2

Cặp chất không có phản ứng: b) Al và HNO3 đặc, nguội và c) Fe và H2SO4 đặc, nguội         

Bài 22:

Phương trình phản ứng:

Cu    +    2AgNO3  ->     Cu(NO3)2   +   2Ag

64g         2. 170g                                       2.108g

Khi 64g đồng phản ứng tạo ra 2.108 = 216g bạc.

Có nghĩa: khi lá đồng mất đi 64g thì sẽ được bù vào 216g bạc.

Khi đó khối lượng lá đồng tăng lên: 216 – 64 = 152g.

Khi 2.170=340g AgNO3 (hay 64g Cu) phản ứng lá đồng sẽ tăng 152g.

Giả thiết lá đồng tăng 1,52g thì khối lượng AgNO3 cần: 

Số mol AgNO3: 3,4/170=0,02 mol

Nồng độ mol của dung dịch AgNO3: 0,02/0,02=1M

Bài 23:

Phương trình phản ứng:

Fe    +    Cu(NO3)2 ->  Fe(NO3)2   +   Cu

56g         1mol                                         64g

Khi 56g đồng phản ứng tạo ra 64g.

Có nghĩa: khi lá sắt mất đi 56g thì sẽ được bù vào 64g đồng.

Khi đó khối lượng lá sắt tăng lên: 64-56 = 8g.

Khi 1mol  Cu(NO3)2  (hay 56g Fe) phản ứng lá sắt sẽ tăng 8g.

Giả thiết lá sắt tăng 1,6g thì số mol Cu(NO3)2 cần:

Nồng độ mol của dung dịch Cu(NO3)2: 0,2/0,1=2M

Bài 24:

Viết phương trình hóa học:

a) Điều chế CuSO4 từ Cu (chú ý Cu đứng sau H nên không thể tác dụng với H2SO4 loãng): Cu  +  Ag2SO­4 -> CuSO4    +   2Ag

Hoặc: 2Cu  +  O2  ->  2CuO

CuO  +  H2SO4 -> CuSO4  +   H2O

Hoặc: Cu  +  2H2SO4đđ  -> CuSO4  +  SO2  + 2H2O

b) MgCl2 từ Mg, MgSO4, MgO, MgCO3

Mg  +  Cl-> MgCl2

MgSO4  +   BaCl2 -> BaSO4 ¯  +   MgCl2

MgO   +   2HCl ->  MgCl2  +  H2O

MgCO3  +   2HCl  -> MgCl2  +  CO2 ­  +  H2O

Bài 25:

a) Viết phương  trình phản ứng.

Cu đứng sau Cu đứng sau H nên không thể tác dụng với H2SO4 loãng.

Zn  +    H2SO4 ->  ZnSO4   +   H2 ­

ymol                                            ymol

b) Chất rắn còn lại sau phản ứng là Cu.

Gọi x, y lần lượt là số mol của Cu và Zn. Ta có hệ phương trình:

Khối lượng đồng: 0,0625.64 = 4g

Bài 26:

Gọi x, y lần lượt là số mol của Al, Mg.

Số mol khí H2:01,568/22,4=0,07mol

Thí nghiệm 1:

Phản ứng:

2Al  +   3H2SO4  -> Al2(SO4)3   +   3H2­

xmol                                                   3/2xmol

Mg    +   H2SO4  ->  MgSO4   +   H2­

ymol                                               ymol

Thí nghiệm 2:

Phản ứng:

2Al  +  2NaOH + 2H2O  ->   2NaAlO2 +  3H2

Chất rắn trong thí nghiệm 2 là: magiê, khối lượng magiê là: 0,6g.

Ta có hệ phương trình:

Khối lượng Al :  0,03.27=0,81g

Khối lượng hỗn hợp A : 0,81 + 0,6 = 1,41g

\[%Al=\frac{0,81.100}{1,41}=57,4%\], %Mg = 100 – 57,4 = 42,6%

Bài 27:

Khối lượng Fe trong 1 tấn gang chứa 95%: \[\frac{1000.95}{100}=950kg\]

Phản ứng sản xuất gang:

3CO  +   Fe2O3 ->  3CO2  +  2Fe

             160kg                          2.56kg

                  ?                              950kg

Khối lượng Fe2O3 cần theo phản ứng: \[\frac{950.160}{2.56}=1357,1kg\]

Vì hiệu suất 80% nên khối lượng Fe2O3 cần: \[\frac{1357,1.100}{80}=1696,4kg\]

Khối lượng quặng hematite chứa 60% Fe2O3 cần: \[\frac{1696,4.100}{60}=2827,4kg\]

Bài 28:

a) Viết phương trình phản ứng

Fe    +    CuSO4   ->   FeSO4   +   Cu

56g         160g                                   64g

b) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.

Khi 56g đồng phản ứng tạo ra 64g.

Có nghĩa: khi lá sắt mất đi 56g thì sẽ được bù vào 64g đồng.

Khi đó khối lượng lá sắt tăng lên: 64-56 = 8g.

 Vậy khi 160g CuSO4 (hay 56g Fe) phản ứng lá sắt sẽ tăng 8g.

Giả thiết lá sắt tăng 2,56-2,5 = 0,06g thì khối lượng CuSO4 cần phản ứng: 0,06.160/8=1,2kg

Theo giả thiết khối lượng CuSO4 là: 25.1,1215/100=4,2kg

Sau phản ứng trong dung dịch có: CuSO4 dư, FeSO4 sinh ra.

Khối lượng CuSO4 dư: 4,2 – 1,2 = 3g

Fe    +    CuSO4  ->  FeSO4   +    Cu

56g         160g                   152g          64g

                 1,2g                      ?

Khối lượng FeSO4 sinh ra: \[\frac{1,2.152}{16}=1,14g\]

Khối lượng dung dịch sau phản ứng:

mdd sau  = mdd đầu  +  mFe pu  - mCu sinh ra

                = mdd đầu  –  khối lượng lá sắt tăng = 25.1.12 – 0.06 = 27,94g

% CuSO4  = \[\frac{3}{27,94}.100=10,74%\]

Bài 29:

Phương trình hóa học: 2A + Cl2  2ACl

Theo phương trình hóa học ta có tỉ lệ: \[\frac{A}{9,2}=\frac{A+35,5}{23,4}\]

Vậy A là kim loại: Natri (M=23)

\[\frac{1,2.152}{16}=1,14g\]

 Bài 30:

c) B, A, D, C                   

В tác dụng với muối của A, suy ra B hoạt động hóa học mạnh hơn A.

D tác dụng với muối của C, suy ra D hoạt động hóa học mạnh hơn C.

Vì A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hiđro nên В,A đứng trước H, C và D không có phản ứng với dung dịch HCl nên D,С đứng sau H.

Dãy các kim loại trên xếp từ trái, sang phải theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là: В,A,D,С

CHÚC CÁC BẠN HỌC THẬT TỐT NHÉ <3

Bài viết gợi ý: