CHƯƠNG 2: KIM LOẠI
Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại
- Kiến thức cần nhớ:
- Kim loại có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
- Giải thích được một số ứng dụng quan trọng của kim loại trong cuộc sống.
- Lý thuyết:
- Tính chất vật lý của kim loại
a/ Tính dẻo
- Nhờ có tính dẻo, kim loại có thể dát mỏng, kéo thành sợi… tạo nên các đồ vật khác nhau.
- Các kim loại khác nhau có độ dẻo khác nhau. Những kim loại có tính dẻo cao là Au, Ag, Al, Cu, Sn…
b/ Tính dẫn điện
- Nhờ có tính dẫn điện mà một sô kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Những kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, Cu, Al, Fe…
c/ Tính dẫn nhiệt.
- Nhờ có tính dẫn nhiệt mà một số kim loại được dùng để làm dụng cụ nấu ăn.
- Kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.
d/ Ánh kim
- Nhờ có ánh kim mà một số kim loại được dùng làm đồ trang sức, như vàng, bạc..
- Những tính chất khác của kim loại
a/ Tỉ khối
- Những kim loại khác nhau có tỉ khối khác nhau rõ rệt.
Ví dụ: kim loại có tỉ khối nhỏ nhất là Li 0,5
kim loại có tỉ khối cao nhất là Os 22,6
- Quy ước những kim loại có tỉ khối nhỏ hơn 5 là kim loại nhẹ, như Na, K, Mg, Al…..Những kim loại có tỉ khối lớn hơn 5 là kim loại nặng, như Fe, Zn, Cu, Ag, Au…
b/ Nhiệt độ nóng chảy
- Nhiệt độ của kim loại loại cũng khác nhau.
- Có kim loại nóng chảy ở nhiệt độ -390C như Hg, có kim loại nóng chảy ở 34220C như W
c/ Tính cứng
- Những kim loại khác nhau có tính cứng khác nhau.
- Có kim loại mềm như sáp, dùng dao cắt được dễ dàng như Na,K….Ngược lại có kim loại rất cứng không thể dũa được như W, Cr
=> Những tính chất: tỉ khối, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng của kim loại phụ thuộc chủ yếu vào bán kính và điện tích ion, khối lượng nguyên tử, mật độ electron tự do trong kim loại.
- Ví dụ minh họa:
Bài 1:
Hãy nêu những tính chất vật lí và ứng dụng tương ứng của kim loại
Giải:
- Kim loại có tính dẻo. Nhờ tính chất này người ta có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng để làm nên đồ vật khác nhau bằng kim loại.
- Kim loại có tính dẫn điện cho nên một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Ví dụ như đồng, nhôm ...
- Kim loại có tính dẫn nhiệt. Nhờ tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác, nhôm, thép không gỉ (inox) được dùng làm dụng cụ nấu ăn.
- Kim loại có ánh kim. Nhờ tính chất này kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.
Bài 2:
Hãy chọn những từ, cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:
a/ Kim loại vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có ... cao.
b/ Bạc, vàng được dùng làm ... vì có ánh kim rất đẹp.
c/ Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do ... và ...
d/ Đồng và nhôm được dùng làm ... là do dẫn điện tốt.
e/ ... được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.
1. nhôm;
2. bền;
3. nhẹ;
4. nhiệt độ nóng chảy
5. dây điện;
6. Đồ trang sức.
Giải:
a/ Kim loại vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có nhiệt độ nóng chảy cao.
b/ Bạc, vàng được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp.
c/ Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do nhẹ và bền.
d/ Đồng và nhôm được dùng làm dây điện là do dẫn điện tốt.
e/ Nhôm được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.
Bài 3:
Có các kim loại sau: đồng, kẽm, magie, natri, bạc. Hãy chỉ ra hai kim loại dẫn điện tốt nhất.
Giải:
Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc sau đó đến đồng.
Bài 4:
Hãy tính thể tích 1 mol của mỗi kim loại (nhiệt độ, áp suất trong phòng thí nghiệm), biết khối lượng riêng (g/cm3) tương ứng là DAl = 2,7 ; DK = 0,86; DCu = 8,94.
Giải:
- Ta có: DAl = 2,7g/cm3 nghĩa là cứ 2,7g nhôm thì chiếm thể tích 1cm3.
Vậy 1 mol nhôm (27g nhôm) → x cm3
Thể tích của nhôm: x=27,1/2,7=10 (cm3)
- Ta có: DK = 0,86g/cm3 nghĩa là cứ 0,86g kali thì chiếm thể tích 1cm3.
Vậy 1mol kali (39g kali ) → y cm3
Thể tích của kali: y=39,1/0,86=45,35 (cm3)
- Ta có: DCu = 8,94g/cm3 nghĩa là cứ 8,94g đồng thì chiếm thể tích 1cm3.
Vậy 1 mol đồng (64g đồng) → z cm3
Thể tích của đồng: z=64,1/8,94=7,16 (cm3)
(Lưu ý: Có thể áp dụng nhanh công thức: V= m/D
=> 1mol Nhôm có m = 27g ⇒ V của 1 mol Nhôm = \[\frac{m}{D}=\frac{27}{2,7}=10c{{m}^{3}}\]
Tính tương tự với K và Cu.)
Bài 5:
Hãy kể tên ba kim loại được sử dụng để:
a/ làm vật dụng gia đình.
b/ Sản xuất dụng cụ, máy móc.
Giải:
a/ Ba kim loại được sử dụng để làm vật dụng trong gia đình: sắt, nhôm, đồng.
b/ Ba kim loại được sử dụng để làm dụng cụ, máy móc: sắt, nhôm, niken.
- Bài tập:
Bài 1:
Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. Vàng (A)
B. Bạc (A)
C. Đồng (C)
D. Nhôm (A)
Bài 2:
Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Vonfam (W)
B. Đồng (Cu)
C. Sắt (Fe)
D. Kẽm (Zn)
Bài 3:
Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào dẻo nhất?
A. Đồng (Cu)
B. Nhôm (Al)
C. Bạc (Ag)
D. Vàng (Au)
Bài 4:
Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) ?
A. Liti (Li)
B. Na (Natri)
C. Kali (K)
D. Rubiđi (Rb)
Bài 5:
Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ, đó là kim loại:
A. Na
B. Zn
C. Al
D. K
Bài 6:
Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại:
A. Ag, Cu
B. Au, Ag
C. Au, Al
D. Ag, Al
Bài 7:
Kim loại đã được tìm ra cách đây hơn 6000 năm, đó là kim loại:
A. Nhôm
B. Kẽm
C. Sắt
D. Đồng
Bài 8:
1 mol nhôm (nhiệt độ, áp suất trong phòng thí nghiệm), khối lượng riêng 2,7 g/ cm3 , có thể tích tương ứng là:
A. 10 cm3
B. 11 cm3
C. 12cm3
D. 13cm3
Bài 9:
1 mol kali (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), khối lượng riêng 0,86 g/cm3, có thể tích tương ứng là:
A. 50 cm3
B. 45,35 cm3
C. 55, 4cm3
D. 45cm3
Bài 10:
1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:
A. 7,86 g/cm3
B. 8,3 g/cm3
C. 8,94 g/cm3
D. 9,3 g/cm3
Bài 11:
Trong các kim loại sau, kim loại nào có khối lượng riêng lớn nhất ?
A. Cu
B. AI
C. Ag
D. Os
Bài 12:
Thí nghiệm :
a/ Để một đoạn dây đồng vào đe sắt và dùng búa đập.
b/ Cho một mẩu than vào hõm của đế sứ và dùng búa đập nhẹ.
c/ Dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.
Bài 13:
Cầm một đoạn dây thép hơ lên ngọn lửa đèn cồn. Sau một thời gian tay ta có cảm giác gì ? Giải thích.
Bài 14:
Tính thể tích của 54 gam kim loại nhôm. Biết rằng nhôm có khối lượng riêng 2,7 g/cm3.
- Đáp án:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
A |
D |
A |
C |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
D |
A |
B |
C |
Bài 11: D
Bài 12:
Do đồng có tính dẻo nên chỉ bị dát mỏng. Than không có tính dẻo nên bị vỡ vụn.
Bài 13:
Tay ta có cảm giác nóng vì kim loại có khả năng dẫn nhiệt.
Bài 14:
\[{{V}_{Al}}=\frac{m}{d}=\frac{54}{2,7}=20(c{{m}^{3}})\]
CHÚC CÁC BẠN HỌC THẬT TỐT NHÉ <3