CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ NGUYỄN TUÂN
TÁC GIẢ

  • Nguyễn Tuân (1910 -1987) sinh ra trong một gia đinh nhà nho khi Hán học di tàn. Quê ông ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiên của dân tộc. Từ 1948 đến 1958 ông là Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
  • Tác phẩm tiêu biểu: Một chuyên đi (1938), Vang bóng một thời (1940),thiếu quê hương (1940) sông Đà ( 1960)
  • Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suổt đời đi tìm cái đẹp. Ông có sở trường ở thế loại tùy bút, với phong cách tài hoa và độc đáo.
  • Mục Lục

  • 1 Chữ người tử tù
  • 1.1 Xuất xứ
  • 1.2 Tóm tắt tác phẩm chữ người tử tù
  • 1.3 Những nội dung chính
  • 1.4 Đặc sắc nghệ thuật
  • 1.5 Chủ để tư tưởng
  • 2 HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP DẠNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC
  • 3 ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
  • Chữ người tử tùXuất xứ

    Chữ người tử từ lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời và đối tên thành Chữ người tử tù.

    Tóm tắt tác phẩm chữ người tử tù

    Huấn Cao là một người có khí phách hiên ngang, nổi tiếng với tài viết chữ đẹp, cầm đầu cuộc nổi loạn chống lại triều đình phong kiến nhưng thất bại, bị bắt giải đến đề lao. Trong những ngày bị giam ở đây, Huấn Cao được viên quản ngục và thầy thơ lại đốì đãi rất tốt.
    Khi nhận được công văn khẩn của quan Hình bộ Thượng thư về việc chuyển các tử tù vào pháp trường trong kinh, viên quản ngục liền nhờ thầy thơ lại vào nhà ngục để hoàn thành tâm nguyện là xin Huấn Cao cho chữ.
    Vì cảm mến thái độ “biệt nhỡn liên tài” và tấm lòng yêu cái đẹp, biết quý người tài của viên quản ngục nên Huấn Cao đã đổng ý cho chữ.
    Vào buổi tối trưóc ngày Huấn Cao bị xử tử, ở trong nhà lao đã diễn ra cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có” Đó là cảnh diễn ra trong “một buồng tôi chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Khi ấy, ba cái đẩu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Huấn Cao, một tử tù trên mình đầy xiềng xích đang thỏa chí phóng từng nét bút trên tấm lụa trắng tinh, bên cạnh là thầy thơ lại đang “run run’’ bưng chậu mực, viên quản ngục thì “khúm núm” cât những đổng tiền kẽm đánh dâu ô chữ đặt ỉrến phiên lụa óng. Sau khi đã cho chữ xong, Huân Cao đã khuyên viên quàn ngục nên thay đổi chốn ở và đổi nghể khác để giữ thiên lương cho lành vững. Những lơi khuyên đó cua Huân Cao đã làm viên quản ngục nghẹn ngào lạy tạ vói môi cấu: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

    Những nội dung chính

    Tình huống truyện là cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người cũng khác thường :Một người là Huấn Cao,là người tử tù có tài văn lẫn võ, nhất là tài viết thư pháp. Người kia lại là viên quan coi ngục, kè đại diện cho bạo lực tăm tối nhưng lại rất biết quý người tài và yêu quý nghệ thuật thư pháp. Xét trên bình diện xã hội thi đấy là cuộc gặp gỡ giữa hai người có vị thế đối lập nhau, nghưng xét trên binh diện nghệ thuật thì đây lại là cuộc gặp gỡ giữa hai con người cùng có tình yêu nghệ thuật, có thể gọi là “tri kỉ” Nhưng tình huống oái oăm ở đây là hai con người ấy lại gặp nhau ngay chốn nhà lao, vào thòi điểm mà chỉ vài ngày nữa Huấn Cao phải chịu án chém. Kịch tính của truyện dâng lên đến đỉnh điểm khi ngục quan nhận được công văn khẩn về việc chuyển các từ tù, trong đó có Huấn Cao vào pháp trường trong kinh. Chính tình huống đó buộc ngục quan bất chấp hiểm nguy, tìm cách để có thể kịp thời xin được chữ của ông Huấn. Và cảnh cho chữ diễn ra cũng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt…
    Thông qua tình huống độc đáo ấy, nhà văn đã ca ngợi nhũng con người có vẻ đẹp tài hoa cùng với khí phách hiên ngang và thiên lương trong sáng mà ông hằng tìm kiếm, ngưỡng vọng. Một trong những con người ấy là Huấn Cao.

    Trước hết, Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa. Phẩm chất tài hoa nghệ sĩ của Huấn Cao thế hiện ở nghệ thuật thư pháp. Chữ của Huấn Cao vô cùng quý bởi nó được “viết rất nhanh và rất đẹp”, bởi nó “đẹp lắm, vuông lắm” và nó “nói lên hoài bào tung hoành của một đời người”. Người nào có được chữ của Huấn Cao mà treo là có một “vật báu trên đời”. Chính vì thế mà viên quản ngục luôn ao ước có được chữ của ông Huấn.
    Huấn Cao còn là người có khí phách hiên ngang, dũng liệt và bất khuất.Ông dám đứng lên chống lại triều đinh đang suy tàn mà ông căm ghét, khi bị bắt ông vẫn bình thản, coi thường cái chết và “thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”. Hơn thế nữa, ngày mai là chịu án tử hình mà trong đêm ấy, ông vẫn rất ung dung viết những chữ rất đẹp để tặng cho viên quản ngục.
    Ngoài ra, vẻ đẹp của Huấn Cao còn tỏa sáng hơn nữa ở thiên lương, tâm hồn trong sáng, cao đẹp. Ông “không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối “. Đối vói quản ngục, ông tỏ ra cảm kích trước “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và ân hận vì thiếu chút nữa “đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Khi đường hoàng viết những dòng chữ cuối cùng của đời mình, ông Huấn đã chân thành khuyên bảo quản ngục thay đổi chốn ở và nghề nghiệp đế giữ “thiên lương cho lành vững”.
    Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật Huân Cao bằng cả bút pháp lí tưởng hóa và cảm hứng lãng mạn. Qua nhân vật nhà văn đã bộc lộ rõ quan điểm thẩm mĩ của mình: cái đẹp và cái thiện không thể tách rời, một nhân cách đẹp bao giờ cũng là sự thông nhất giữa cái tài và cái tâm.
    Ngoài nhân vật Huấn Cao hình tượng nhân vật được xây dựng thành công của nhà văn còn có viên quản ngục. Viên quản ngục được tác giả ví như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ , và Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”. Bởi lẽ, ở quản ngục mặc dù không sáng tạo cái đẹp nhưng lại có tâm hồn nghệ sĩ, say mê và biết quý trọng cái đẹp: ao ước có chữ của ông Huấn để treo. Đây chính là” ước nguyện cao quý” của ngục quan. Hơn nữa, ngục quan còn là người có khả năng “biệt nhỡn liên tài” và có tấm lòng “biết giá người, biết trọng người ngay”.
    Thông qua nhân vật viên quản ngục, Nguyễn Tuân muốn phát biểu cho quan điếm thấm mĩ của mình: trong mỗi con người đều có bản chất thiên lương và có một con người nghệ sĩ, và cái đẹp có khả năng cảm hóa con người, giúp con ngươi có tâm chí thiện.
    Cảnh cho chữ là một thành công độc đáo của Chữ người tử tù. Nghệ thuật thư pháp vá việc cho chữ thường diễn ra ở những nơi thư phòng, cảnh trí nên thơ, tao nhã. Nhưng cảnh cho chữ ở đây lại là một nơi rất đặc biệt, thời gian cũng đặc biệt, con người cũng rất đặc biệt. Nhà văn gọi cảnh ấy là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Nơi diễn ra cảnh cho chữ ở đây là nhà tù nơi ngự trị của bóng tối, cái ác, những thứ thù địch với cái đẹp. Thời gian cho chữ lại là đêm tối. Vị thế của các nhân vật cũng bị đảo lộn một cách “xưa nay chưa từng có”. Kẻ vốn có quyền hành thì trở nên không có quyền uy. Uy quyển thuộc về ké vốn bị tước mọi thứ quyền – Huấn Cao. Kẻ có quyền sinh quyền sát thì khúm núm, sợ sệt trong khi đó, kẻ tử tù thì lại ung dung, đường bệ thảo những dòng chữ “vuông tươi tắn” trên một bức lụa trắng. Ranh giới tội phạm đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại những con người tri kỉ với nhau và cái đẹp của nghệ thuật. Cành cho chữ đã khẳng định được sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng , của cái đẹp đối với sự phàm tục và tàn bạo.

    Đặc sắc nghệ thuật

    Chữ người tử tù đã thành công trên nhiều phương diện nghệ thuật. Tác phẩm đã thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống t ruyện độc đáo, trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng, trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giàu tính truyền cảm.

    Chủ để tư tưởng

    Thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Huân Cao, một con người mang vẻ đẹp độc đáo được lí tưởng hóa, một con người tài hoa, khí phách hiên ngang và thiên lương trong sáng, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp: chữ tài phải gắn với chữ tâm, cái đẹp phải đi liền với cái thiện. Đó còn là sự khẳng định và niềm tin mãnh liệt của nhà văn vào sự bất tử của cái đẹp, cái thiện.

    HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP DẠNG CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC

    Câu 1. Trình bày ngắn gọn những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Tuân.
    Gợi ý trả lời: Tham khảo mục 1
    Câu 2. Nhận xét về tình huống truyện của truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
    Gợi ý trả lời
    Tình huống của Chữ người tử tù là cuộc “kì ngộ” của Huấn Cao và viên quản ngục diễn ra chính ngay nơi tù ngục và vào lúc mà chỉ còn ít ngày nữa là Huấn Cao phải thọ án chém. Trong đó, thân phận của hai con người này thật éo le. Trên bình diện xã hội, họ là đối địch nhau (Huân Cao là tử tù, quản ngục là người coi ngục). Nhưng trên bình diện nghệ thuật (nghệ thuật Thư pháp), họ lại là tri kỉ, cùng có tâm hồn nghệ sĩ (Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, viên quản ngục thì say mê nghệ thuật và chữ của Huấn Cao…)
    Tình huống đặc biệt này có nhiều ý nghĩa:
    + Đặt nhân vật trong tình huống có tính xung đột như vậy, nhân vật bộc lộ tính cách rất tự nhiên càng rõ nét.
    + Tình huống truyện đã góp phần tạo nên kịch tính cho câu chuyện, giúp cho câu chuyện trờ nên lôi cuốn và hấp dẫn hơn.
    + Đồng thời, tình huống còn giúp nhà văn dễ dàng thể hiện chủ đề tác phẩm và bộc lộ quan điểm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.

    ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

    Đề 1: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
    Gợi ý bài làm
    Mở bài
    Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, có phong cách tài hoa, độc đáo. Ông thành công cả trong hai giai đoạn trước và sau Cách mạng. Tác phẩm tiêu biểu của ông: Một chuyêh đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Sông Đà,…
    Truyện ngắn Chữ người tử tù là tác phẩm xuâ’t sắc của Nguyễn Tuân ỉn trong tập Vang bóng một thời. Nhân vật trong Vang bóng một thời phẩn lớn là những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa, bất đắc chí. Trong số những con người tài hoa ấy, nổi bật lên hình tượng ông Huấn Cao trong Chữ người tử tù, một con người tài hoa, không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang, bất khuất.
    Thân bài
    Huấn Cao mang vẻ đẹp của con người tài hoa nghệ sĩ: tài viết chữ nhanh và đẹp, nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Có được chữ của Huấn Cao là có một báu vật trên đời.
    Huấn Cao mang vẻ đẹp của con người có khí phách hiên ngang, dũng liệt, bất khuất dám đứng lên chống lại triều đình mà ông căm ghét, bị bắt giam mà vi ung dung, thản nhiên như không hề bị giam cầm.
    Huấn Cao còn là người có tâm hồn cao đẹp, thiên lương trong sáng: không bao giờ vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối , biết mến phục tâm hồn trong sáng, quý trọng giá người của viên quản ngục.
    Qua cảnh cho chữ, những vẻ đẹp ấy của Huấn Cao càng tỏa sáng: Huấn Cao thành biểu tượng của cái đẹp, cái cao cả chiên thắng cái phàm tục, cái dơ bẩn.
    Nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật trong tình huông độc đáo, bút pháp lăng mạn kết hợp vói bút pháp hiện thực, nghệ thuật tương phản, đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, gây ấn tượng…
    Kết bài
    Nhân vật Huấn Cao là thành công xuất sắc của Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù. Qua nhân vật, nhà văn thể hiện rất rõ quan điếm thấm mĩ của mình.
    Bài văn mẫu :Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong “ Chữ người tử tù”của Nguyễn Tuân

    Đề 2: Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.
    Gợi ý bài làm

    1. 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm– Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, có phong cách tài hoa, độc đáo; có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại Việt Nam.
      – Chữ người tử tù (in trong tập Vang bóng một thời) là truyện ngắn xuất sắc, kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước năm 1945.
      2. Phân tích tình huống truyện
      – Nội dung tình huống: Đó là cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu, éo le giữa người tù Huấn Cao với viên quản ngục chốn lao tù. Xét về phương diện xã hội, họ ở thế đối lập nhau (một bên là tử tù chờ ngày ra pháp trường; một bên là quản ngục nắm trong tay sinh mệnh của tù nhân). Nhưng xét về phương diện nghệ thuật, họ là những người có tâm hồn đồng điệu.
      – Diễn biến tình huống:
      + Thái độ lúc đầu của Huấn Cao: Tỏ ra coi thường, khinh bạc ngay cả khi nhận được sự chăm sóc lặng lẽ, chu tất của viên quản ngục (Huấn Cao: “Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.”).
      + Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao: Khi hiểu ra tấm lòng chân thành và sở thích cao quý của viên quản ngục, Huấn Cao hết mực trân trọng và đồng ý “cho chữ” (Huấn Cao: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”).
      + Cảnh cho chữ trong nhà ngục: Diễn ra như “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Không gian và thời gian rất đặc biệt (nơi ngục tù, lúc đêm khuya); vị thế các nhân vật bị đảo ngược (tử tù thành thần tượng, ân nhân của cai ngục; cai ngục thành người ngưỡng mộ, chịu ơn tử tù).
      – Ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của tình huống:
      + Làm bộc lộ, thay đổi quan hệ, thái độ, hành vi khác thường của các nhân vật; làm toả sáng vẻ đẹp của cái Tài, cái Dũng, cái Thiên lương.
      + Góp phần khắc họa tính cách của các nhân vật; tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.
      3. Đánh giá chung
      – Chữ người tử tù thành công trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
      – Tình huống truyện trên đây góp phần thể hiện rõ những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
      Tài liệu sưu tầm và tổng hợp


    Xem thêm : Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
    Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Chữ người tử tù : chữ người tử tù

    Bài viết gợi ý: