I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN.

1.Khối lượng riêng.

-Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.

- Đơn vị của khối lượng riêng là ki lô gam trên mét khối(kg/m3).

- Công thức tính khối lượng riêng:

                                                                    

Trong đó: D là khối lượng riêng(kg/m3)

                  m là khối lượng (kg)

                  V là thể tích (m3)

2. Trọng lượng riêng:

- Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) của chất đó.

- Đơn vị của trọng lượng riêng là Niutơn trên mét khối (N/m3).

- Công thức tính trọng lượng riêng là:

                                                                    

Trong đó: d là trọng lượng riêng (N/m3)

                  P là trọng lượng (N)

                  V là thể tích (m3)

-Công thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối  lượng riêng của cùng một vật  

                                                                       

A. Một số dạng bài và các ví dụ.

1. Dạng bài biết hai trong ba đại lượng là khối lượng, thể tích và khối lượng riêng , tính đại lượng còn lại.

*Ví dụ 1: Một chai nước mắm có thể tích 540 m\[l\] và có khối lượng 600g. Tính khối lượng riêng của nước mắm

Lời giải

Đối với bài tập này ta cần lưu ý cách đổi đơn vị: 1\[l\]= 1dm3.

Khối lượng riêng của vật đó là:

\[D=\frac{m}{V}=\frac{0,6}{0,00054}\approx 1111\](kg/m3 )

2.Dạng bài tính trọng lượng riêng của một vật(Hoặc chất  làm vật) theo trọng lượng và thể tích của vật hoặc theo khối lượng riêng và ngược lại.

*Ví dụ 2: Một chai dầu ăn có thể tích 1 lít và khối lượng 860g. Tính trọng lượng riêng của dầu ăn.

Lời giải

Trọng lượng của vật đó là:

P= 10.m = 0,86. 10 = 8,6 (kg)

Trọng lượng riêng của vật đó là:

\[d=\frac{P}{V}=\frac{8,6}{0,001}=8600\](N/m3)

B.Bài tập tự luyện

Bài 1: Có một can nước mắm nguyên chất và một can nước mắm bị pha nước lã. Hãy vận dụng những kiến thức đã học để xây dựng phương án thực nghiệm phát hiện ra can nước mắm bị pha. Biết rằng nước mắm pha nước lã có khối lượng riêng nhỏ hơn nước mắm nguyên chất.

Bài 2: Bỏ một khối kim loại hình trụ vào một bình chia độ đựng nước. Nước trong bình dâng lên thêm 10m\[l\]. Tính trọng lượng riêng của kim loại, biết khối lượng của khối lim loại đó là 80g.

Bài 3: Một bạn định đo khối lượng riêng D của ngô theo phương pháp sau:

a. Đong một ca ngô đầy ngang miệng rồi đo khối lượng m của ngô.

b. Sau đó đổ ngô ra, đổ đầy nước vào ca, rồi đo thể tích V của nước bằng bình chia độ.

c. Cuối cùng tính D theo công thức :  \[D=\frac{m}{V}\]

Hỏi phương pháp này có chính xác không? Tại sao?

Bài 4: Trong khi làm bài thực hành xác định khối lượng riêng của sỏi, một học sinh đã thu được kết quả sau đây:

Dtb =..........................

Hãy tính thể tích và khối lượng riêng của sỏi trong 3 lần đo để điền vào bảng rồi tính giá trị trung bình của khối lượng riêng của sỏi.

Bài 5: Biết 10dm3cát có khối lượng là 15kg.

a. Tính thể tích của 1 tấn cát.

b. Tính trọng lượng của một đống cát 3m3.

Bài 6: Một hộp sữa ông Thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320 cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3.

Bài 7: Một viên gạch có khối lượng 1,6 kg và thể tích 1 200cm3. Trong viên gạch có hai lỗ rỗng, mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của viên gạch.

Bài 8: Đặt một bình chia độ rỗng lên bàn cân tự động thấy kim này chỉ vạch 125g. Đổ vào bình chia độ 250cm3 dầu hoả, thấy kim của cân chỉ vào vạch 325g.

a. Xác định khối lượng riêng của dầu hoả.

b. Xác định thể tích thuỷ tinh dùng làm bình chia độ (Dựa vào bảng khối lượng riêng của các chất ở SGK vật lí 6 và số chỉ của cân).

Bài 9: Hãy tính Khối lượng riêng của sữa bột biết 800g sữa có thể tích là 2 lít.

Bài 10: Khối lượng riêng của rượu ở 00c là 800kg/m3. Tính khối lượng riêng của rượu ở 500c, biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 10c thì thể tích của rượu tăng thêm \[\frac{1}{1000}\] thể tích của nó ở 00c.

Bài 11: Hãy lập phương án xác định khối lượng riêng của một hòn đá với các dụng cụ sau:

- Cân và các quả cân.

- Bình chia độ có kích thước nhỏ hơn hòn đá.

- Bình tràn có kích thước lớn hơn hòn đá.

- Chậu đựng nước.

- Nước.

Bài 12: Hãy xác định trọng lượng của hai bồn xăng. Biết bồn thứ nhất chứa 1200\[l\]xăng, bồn thứ hai chứa bằng một nửa của bồn thứ nhất, Biết khối lượng riêng của xăng là: 700kg/m3.

Bài 13: Biết 800g rượu có thể tích là 1\[l\].

a. Hãy tính khối lượng riêng của rượu.

b. Bao nhiêu lít nước sẽ có khối lượng bằng khối lượng của rượu trên.

Bài 14: Hai chất lỏng a và b đựng trong hai bình có cùng thể tích 2 lít. Biết rằng khối lượng tổng cộng của hai chất lỏng là 4 kg, khối lượng của chất lỏng a chỉ bằng \[\frac{1}{3}\]khối lượng của chất lỏng b. Hãy cho biết khối lượng riêng của hai chất lỏng trên.

C.LỜI GIẢI CHI TIẾT

Bài 1: Hướng dẫn:

Đo khối lượng riêng của nước mắm trong hai can. Nước mắm bị pha nước lã có khối lượng riêng nhỏ hơn.

Bài 2:

Đáp số: 80 000N/m3

Bài 3:

Phương pháp này không chính xác. Đó là vì thể tích của cái ca gồm thể tích của các hạt ngô và thể tích của phần không khí nằm xen giữa các hạt ngô. Do đó thể tích đo được sẽ lớn hơn thể tích thực của ngô.

Bài 4:

V1= 28cm3; V2= 26cm3; V3= 31 cm3.

D1= 2,71g/cm3; D2 = 2,57g/cm3; D3= 2,74 g/cm3.

Dtb = 2,67g/cm3= 2670kg/m3.

Bài 5: Hướng dẫn

khối lượng riêng của cát là: D= 1 500kg/m3.

a. Thể tích của 1 tấn cát là: V= 0,667m3.

b. Khối lượng của 3m3 cát là: m= D.V = 4 500(kg)

Trọng lượng của 3m3 cát là : P= 10m = 45 000(N).

Bài 6: Đổi: 397g= 0,397kg; 320cm3 = 0,00032m3.

Khối lượng riêng của sữa trong hộp là :

\[D=\frac{m}{V}=1240,6\](kg/m3)

Bài 7: Thể tích  phần đặc của viên gạch là: V=1 200 - 192.2 =816 (cm3)= 0,000816( m3).

Khối lượng riêng của viên gạch là: \[D=\frac{m}{V}=1960,8\](kg/m3)

Trọng lượng riêng của viên gạch là: d = 10D= 19 608(N/m3)

Bài 8:

a. Thể tích của lượng dầu hoả trong bình chia độ là:V= 250cm3.

Khối lượng dầu hoả là: m = 325- 125 = 200(g).

Khối lượng riêng của dầu hoả là: \[D=\frac{m}{V}=0,8\](g/cm3).

b. Tra bảng ta thấy khối lượng riêng của thuỷ tinh là: D/ = 2,5 g/cm3

Khối lượng của bình chia độ là: m/ = 125g.

Thể tích của bình chia độ là: \[{{V}^{/}}=\frac{{{m}^{/}}}{{{D}^{/}}}=50\](cm3).

Bài 9: Đáp số: 400kg/m3.

Bài 10: Hướng dẫn:

- Lập luận để thấy rằng thể tích của rượu ở 500c tăng 0,05 thể tích của nó ở 00c           

- Từ đó ta có:

V50= V0+ 0,05V0 =1,05 V0

-Tính:\[\frac{{{D}_{0}}}{{{D}_{50}}}\] từ đó suy ra

\[{{D}_{50}}=\frac{800}{1,05}=762\](kg/m3).

Bài 11:

1. Xác định khối lượng của hòn đá: Dùng cân rôbecvan để xác định khối lượng của hòn đá (Lau khô hòn đá trước khi cân).

2. Xác định thể tích của hòn đá bằng phương pháp bình tràn:

- Đổ nước vào đầy bình tràn.

- Đặt chậu( Không có nước) vào sát bình tràn sao cho vòi của bình tràn nằm trên miệng chậu để nước từ bình tràn có thể chảy vào chậu.

- Thả hòn đá vào bình tràn . Khi đó nước trong bình sẽ tràn ra chậu.

- Đổ nước từ chậu vào bình chia độ để đo thể tích của nước đã tràn vào chậu. Thể tích của nước tràn vào chậu chính là thể tích của hòn đá.

Lặp lại các thao tác như trên ba lần để đo giá trị của khối lượng và thể tích hòn đá.

3.Ghi các kết quả đo vào bảng và dùng công thức tính khối lượng riêng để tính D.

- Ghi kết quả đo vào bảng:

- Dùng công thức \[D=\frac{m}{V}\] để tính khối lượng riêng của đá trong từng lần đo.

- Tính giá trị trung bình của khối lượng riêng của đá.

Bài 12: Đáp số:

Trọng lượng của xăng chứa trong bồn thứ nhất: P1= 8400(N)

Trọng lượng của xăng chứa trong bồn thứ hai là: P2= 4200(N)

Bài 13: a. Đáp số: 800kg/m3

b. 1 kg nước có thể tích là 1 lít, vậy thể tích của nước ứng với khối lượng 800g= 0,8 kg là 0,8 lít.

Bài 14: Hướng dẫn:Gọi ma ;mb là khối lượng của hai chất lỏng a và b . Theo đề bài ta có

ma +mb = 4kg.

Mặt khác ma = \[\frac{1}{3}\]mb nên ta có: ma= 1kg, mb= 3kg.

Khối lượng riêng của chúng là:

Da= \[\frac{{{m}_{a}}}{V}=\frac{1}{0,002}=500\](kg/m3)

Db=\[\frac{{{m}_{b}}}{V}=\frac{3}{0,002}=1500\](kg/m3)

Bài viết gợi ý: