I, Tóm tắt lí thuyết

1, Cấu tạo và công dụng

Kính lúp là thấu kính hội tụ tiêu cự ngắn.

• Kính lúp làm  tăng góc trông  ảnh qua kính,  bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ.

2, Cách Ngắm Chừng

• Điều chỉnh vật hoặc kính  lúp (thay đổi \[{{d}_{1}}\]) đ ể  tạo  ảnh ảo qua kính hiện trong khoảng nhìn rõ của mắt:

▪ Vật đặt trong khoảng tiêu cự  của kính lúp.

▪ Ảnh nằm trong khoảng nhìn  rõ \[{{C}_{C}}{{C}_{V}}\] của mắt.

Các cách ngắm chừng:

Ngắm chừng  ở  cực cận: Ảnh ảo của vật qua kính hiện  ở điểm cực cận \[{{C}_{C}}\] của mắt (m ắt phải  điều tiết tối đa).

                               \[AB\xrightarrow{{{O}_{k}}}{{A}_{1}}{{B}_{1}}\] ở điểm cực cận \[{{C}_{C}}\]

Vật cách kính \[{{d}_{1}}\] thì cho ảnh tại \[{{C}_{C}}\] cách kính \[d_{1}^{'}=\frac{{{d}_{1}}{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}=O{{C}_{C}}-L\] , L là khoảng cách giữa mắt và kính

Ngắm chừng  ở  cực viễn:  Ảnh ảo của vật qua kính hi ện  ở đi ểm cực viễn \[{{C}_{V}}\] của mắt (mắt không điều tiết).

                           \[AB\xrightarrow{{{O}_{k}}}{{A}_{1}}{{B}_{1}}\] ở điểm cực viễn \[{{C}_{V}}\]

Vật cách kính \[{{d}_{1}}\] thì cho ảnh tại \[{{C}_{V}}\] cách kính \[d_{1}^{'}=\frac{{{d}_{1}}{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}=O{{C}_{V}}-L\], L là khoảng cách giữa mắt và kính

  Ngắm chừng ở  vô cực:   đối với mắt  không  tật, đi ểm cực viễn ở vô cực,  ảnh ảo qua kính  lúp  phải  ở  vô cực

→ Vật ph ải đặt  ở  tiêu điểm vật chính của thấu kính  cách kính \[{{d}_{1}}=f\],cách mắt f + L.

3, Số Bội Giác

Định nghĩa: là tỉ số giữa góc trông  ảnh qua kính và góc trông vật trực tiếp  ở  điểm cực cận.  

                    \[G=\frac{\alpha }{{{\alpha }_{o}}}=\approx \frac{\tan \alpha }{\tan {{\alpha }_{o}}}\]

Với :   \[\alpha \] là góc trông  ảnh qua kính và \[{{\alpha }_{o}}\]là góc trông vật trực tiếp ở điểm cực cận

•  Góc trông vật trực tiếp ở  cực cận: \[\tan {{\alpha }_{o}}=\frac{AB}{O{{C}_{C}}}\]

→  Nếu mắt không tật, \[{{C}_{V}}\] ở  vô cực, thì số bội giác khi  ng ắm chừng ở  vô cực là: \[{{G}_{\infty }}=\frac{O{{C}_{C}}}{f}\]

  Ngắm chừng ở  vô cực, mắt không điều tiết → đỡ  mỏi mắt và  \[{{G}_{\infty }}\]không phụ  thuộc vị   trí đặt mắt.

  Số bội  giác \[{{G}_{\infty }}\] được ghi trên vành kính  lúp bằng kí  hiệu x3, x5, x8, …,\[{{G}_{\infty }}=\frac{25cm}{f}\] ( quy ước \[O{{C}_{C}}=25cm\])

\[\Rightarrow \] biết số bội giác ở  vô cực ta sẽ  tính được tiêu cự  của kính  lúp.

  Tiêu cự  của kính  lúp càng ngắn thì số  bội  giác sẽ  càng lớn,  khả năng làm tăng góc trông sẽ  lớn.

•  Số  bội giác khi mắt đặt tại tiêu điểm ảnh F’ của kính lúp:

Vì tia sáng  từ  B  song song với trục chính luôn cho tia ló  luôn đi qua F’(mắt) → góc trông ảnh của mắt không phụthuộc vị  trí đặt vật AB.  Ta có, số  bội giác  ở  khi mắt đặt tại   tiêu điểm F’của kính giống với số  bội giác khi ngắm chừng  ở  vô  cực: \[{{G}_{F'}}=\frac{O{{C}_{C}}}{f}\] . Tuy  nhiên  có  sự  khác  biệt  ở  chỗ  là \[{{G}_{\infty }}\] không phụ  thuộc vị trí đặt mắt, còn \[{{G}_{F'}}\] không phụ thuộc cách ngắm chừng.

II, Các ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Một mắt thường có điểm cực cận cách mắt 24 cm đặt ở tiêu điểm của một kính lúp có tiêu cự 6 cm để quan sát vật AB = 2 mm đặt vuông góc với trục chính. Góc trông α của vật nhìn qua kính là :

A.0,033 rad              B. 0,025 rad             C. 0,05 rad              D.0,03 rad

Hướng dẫn

Góc trông ảnh qua kính lúp: \[\tan \alpha =\frac{OI}{\text{OF}}=\frac{AB}{f}=\frac{2}{60}\Rightarrow \alpha =0,033rad\]

Chọn đáp án A

Ví dụ 2: Một mắt  thường có điểm cực cận cách mắt 24 cm  đặt  ở tiêu  điểm của một kính lúp có tiêu cự 6cm để quan sát một vật nhỏ. Độ bội giác của kính là :

A. 4                                       B.3                                             C. 2                                         D.2,5

Hướng dẫn

Độ bội giác của kính lúp là: \[G=\frac{\alpha }{{{\alpha }_{o}}}=\frac{O{{C}_{C}}}{f}=\frac{24}{6}=4\]

Chọn đáp án A

Ví dụ 3: Trên vành kính lúp có ghi X5. Tiêu cự của kính này bằng :

A.10 cm                         B.  20 cm                      C.8 cm                             D. 5 cm

Hướng dẫn

Trên vành kính lúp có ghi X5 : \[\Rightarrow {{G}_{V}}=5cm\Rightarrow f=\frac{D}{{{G}_{V}}}=5cm\]

Chọn đáp án D

Ví dụ 4: Kính lúp là một thấu kính hội tụ có  độ tụ D = 10 đp.  Độ bội giác của kính khi ngắm chừng  ở vô cực bằng: (Lấy Đ= 25 cm )

A. 5                          B.2,5                          C. 3,5                          D.1,5

Hướng dẫn

 

Khi ngắm vật ở vị trí xa nhất cách mắt một khoảng  d thì ảnh của vật ở cực viễn  \[{{d}^{'}}=-O{{C}_{V}}=-\infty \]

Ta có: \[D=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}=\Leftrightarrow 10=\frac{1}{d}-\frac{1}{\infty }\Leftrightarrow d=10cm\]

Khi ngắm chừng ở vô cực: \[OA'=O{{C}_{V}}=\infty \]

Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là:

                   \[{{G}_{V}}=\frac{\tan \alpha }{\tan {{\alpha }_{o}}}=\frac{A'B'.O{{C}_{C}}}{AB.O{{C}_{V}}}=\frac{\left| d' \right|}{d}.\frac{O{{C}_{C}}}{O{{C}_{V}}}=\frac{\infty }{10}.\frac{25}{\infty }=2,5\]

Chọn đáp án B

Ví dụ 5:  Dùng một thấu kính có tiêu cự f = 10 cm  để quan sát vật. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt là 25  cm. Mắt đặt sát sau kính. Độ bội giác của kính khi ngắn chừng ở vô cực bằng:

A.2                                 B.1,5                                  C.2,5                                  D.3,5

 

Hướng dẫn

Khi ngắm vật ở vị trí xa nhất cách mắt một khoảng  d thì ảnh của vật ở cực viễn \[{{d}^{'}}=-O{{C}_{V}}=-\infty \]

Ta có : \[\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}=\Leftrightarrow 10=\frac{1}{d}-\frac{1}{\infty }\Leftrightarrow d=10cm\]

Khi ngắm chừng ở vô cực: \[OA'=O{{C}_{V}}=\infty \]

Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là:

                   \[{{G}_{V}}=\frac{\tan \alpha }{\tan {{\alpha }_{o}}}=\frac{A'B'.O{{C}_{C}}}{AB.O{{C}_{V}}}=\frac{\left| d' \right|}{d}.\frac{O{{C}_{C}}}{O{{C}_{V}}}=\frac{\infty }{10}.\frac{25}{\infty }=2,5\]

Chọn đáp án C

 

Ví dụ 6: Một người có  điểm cực cận cách mắt 25 cm quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có  độtụ10dp. Kính sát mắt. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở cực cận là:

A. 10                         B.5                             C.2,5                            D.3,5

Hướng dẫn

Khi ngắm vật ở vị trí gần nhất cách mắt một khoảng  d thì ảnh của vật ở cực cận: \[d'=-O{{C}_{C}}=-25cm\]

Ta có: \[D=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}=\Leftrightarrow 10=\frac{1}{d}-\frac{1}{0,25}\Leftrightarrow d=7,14cm\]

Khi ngắm chừng ở cực cận: \[OA'=O{{C}_{C}}\]

Độ bội giác của kính khi ngắm chừng  ở cực cận :\[{{G}_{C}}=\frac{\tan \alpha }{\tan {{\alpha }_{o}}}=\frac{A'B'.O{{C}_{C}}}{AB.O{{C}_{C}}}=\frac{\left| d' \right|}{d}=\frac{25}{7,14}=3,5\]

Chọn đáp án D
 

Ví dụ 7: Một người có tật cận thị, quan sát vật qua kính lúp có  độ tụ D = 20 dp. Mắt  đặt sau kính 2 cm và quan sát ảnh không điều tiết. Vật đặt cách kính 4,5 cm. Điểm cực viễn cách mắt một khoảng bằng:

A.45 cm                      B. 43 cm                       C. 47 cm                                D.49 cm

Hướng dẫn

Mắt đặt sau kính 2 cm và quan sát ảnh không điều tiết

Ảnh của vật nằm ở điểm cực viễn \[d'=-(O{{C}_{V}}-l)=-(O{{C}_{V}}-0,02)m\]

Ta có: \[D=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}=\Leftrightarrow 20=\frac{1}{0,045}-\frac{1}{\left( O{{C}_{V}}-0,02 \right)}\Leftrightarrow O{{C}_{V}}=0,47m=47cm\]

Chọn đáp án C

Ví dụ 8: Một kính lúp có tiêu cự f = 4 cm. Mắt đặt sát sau kính 2cm. Tìm vị trí đặt vật tại đó độ phóng đại bằng độ bội giác. Biết điểm cực cận cách mắt 22 cm:

A. 5 cm                     B. 3 cm                     C. 2,5 cm                         D.3,3 cm

Hướng dẫn

Độ phóng đại: \[k=\frac{\left| d' \right|}{d}\] Độ phóng đại bằng độ bội giác thì phải ngắm chừng ở cực cận

Mắt qua kính nhìn rõ vật cách kính một khoảng ngắn nhất \[{{d}_{1}}\]

Ảnh của vật qua kính phải nằm ở điểm cực cận của mắt \[d_{1}^{'}=-(O{{C}_{C}}-l)=-20cm\]

Ta có : \[\frac{1}{f}=\frac{1}{{{d}_{1}}}+\frac{1}{d_{1}^{'}}\Leftrightarrow \frac{1}{4}=\frac{1}{{{d}_{1}}}-\frac{1}{20}\Leftrightarrow {{d}_{1}}=3,3cm\]

Chọn đáp án D

Ví dụ 9: Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 12 cm quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự 4 cm. Khoảng cách từ kính  đến mắt là bao nhiêu  để  độ bội giác của kính không phụ thuộc vào cách ngắm chừng?

A. 12 cm                      B.2,5 cm                         C.5 cm                             D.4 cm

Hướng dẫn

Để độ bội giác của kính không phụ thuộc vào cách ngắm chừng thì mắt phải đặt tại tiêu điểm

\[\Rightarrow l=f=4cm\]

Chọn đáp án D

Ví dụ 10: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 15 cm và giới hạn thấy rõ là 35 cm. Người ấy quan sát một vật nhỏqua một kính lúp có tiêu cự5 cm. Mắt  đặt cách kính 20 cm trong trạng thái không điều tiết. Độphóng đại ảnh có giá trị:

A.k = 5                          B.k = 7                          C.k = 7,5                            D.k = 3,5

Hướng dẫn

d’ = -(35 + 15 – 20) = -30 cm. Ta có: \[\frac{1}{d}=\frac{1}{f}-\frac{1}{{{d}^{'}}}=\frac{1}{5}-\frac{1}{-30}=\frac{7}{30}\]

Độ phóng đại ảnh: \[k=\frac{\left| d' \right|}{d}=30.\frac{7}{30}=7\]

Chọn đáp án B

III, Bài tập tự luyện

Câu 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về độ bội giác của kính lúp ?

A. Độ bội giác của kính lúp phụ thuộc vào mắt người quan sát

B. Độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở cực cận bằng độphóng đại ảnh

C. Độ bội giác của kính lúp không phụthuộc vào vịtrí đặt mắt

D.  Độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô  cực không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt

Câu 2: Một người có điểm cực cận cách mắt 20 cm dùng kính lúp có tiêu cự f = 5 cm để quan sát vật. Mắt đặt sau kính 5 cm. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở cực cận bằng:

A.5                           B.3,5                         C.2,5                             D.4

Câu 3: Một người có  điểm cực cận cách mắt 24 cm dùng một kính lúp có tiêu cự f = 5 cm  để quan sát vật. Mắt đặt sau kính 4 cm. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở cực cận bằng:

A.5                            B.2,5                         C. 3,5                        D.10

Câu 4: Một người có điểm cực cân cách mắt 15 cm, quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp trên vành kính có ghi X5 trong trạng thái không điều tiết (Mắt  đặt sát kính),  độ bội giác thu  được là G = 3,3. Vị trí của điểm cực viễn của mắt người đó cách mắt người đó là:

A.50 cm                        B. 100 cm                         C.62,5 cm                             D. 65 cm

Câu 5: Một người có điểm cực viễn cách mắt 105 cm dùng một kính lúp để quan sát một vật nhỏ. Vật đặt cách kính 9 cm. Mắt  đặt cách kính 15 cm.  Để người này quan sát vật không mỏi mắt. Tiêu cự của kính bằng:

A. 10 cm                       B.12 cm                             C.95 cm                                D. 4 cm

Câu 6: Một người có khoảng nhìn rõ từ 25 cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 20 (đp) trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực. Độ bội giác của kính là:

A. 5,5 (lần).                   B.5 (lần).                        C. 6 (lần).                         D.4 (lần).

Câu 7: Câu 19:  Một kính lúp trên vành ghi X2,5. Một người cận thị có  điểm cực cận cách mắt 40/3 cm quan sát ảnh của một vật nhỏ qua kính trong trạng thái điều tiết tối đa, mắt đặt sát kính. Độ bội giác của kính là:

A.2,33                             B.3,36                            C. 4,5                              D.5,7

Câu 8: Một người có điểm cực cận cách mắt 15 cm, quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp trên vành kính có ghi X5 trong trạng thái không điều tiết (mắt đặt sát kính), độ bội giác thu được là 3,3. Vị trí của điểm cực viễn cách mắt người đó là:

A. 50 cm                        B.100cm                         C. 62,5 cm                     D.65 cm

Câu 9: Một kính lúp có độ tụ D = +20 dp. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 25 cm đến vô cực. Tìm độ bội giác của kính khi người này ngắm chừng ở điểm cực cận.

A. 6,5                              B.4                                   C.5                                   D.6

Câu 10:Cách sử dụng kính lúp sai là:

A. Kính lúp đặt trước vật sao cho ảnh của vật qua kính là ảnh ảo nằm trong giới hạn thấy rõ của mắt.

B.Kính lúp đặt trước vật sao cho ảnh của vật qua kính là ảnh thật nằm trong giới hạn thấy rõ của mắt.

C.Khi sử dụng nhất thiết phải đặt mắt sau kính lúp.

D.Thông thường, để tránh mỏi mắt người ta sử dụng kính lúp trong trạng thái ngắm chừng ởcực viễn.

enlightenedĐáp án

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

A

A

A

B

A

A

D

B.

Bài viết gợi ý: