NHÀ VĂN VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC 

I. TƯ CHẤT NGHỆ SĨ CỦA NGƯỜI SÁNG TÁC

  1. Sự mẫn cảm đặc biệt.

Tư chất đầu tiên và cơ bản đòi hỏi phải có ở người sáng tác là một tâm hồn giàu xúc động, tính xúc động Mácnh liệt. Tình cảm là biểu hiện tâm lí của con người nói chung. Ðã là người ai cũng có những yêu, ghét, hờn giận, vui buồn... nhưng ở người nghệ sĩ điều này trở nên đặc biệt, dễ xúc động, dễ nhạy cảm.

Khi định nghĩa về thơ, Bạch Cư Dị viết: căn tình, miêu ngôn, hoa thanh, thực nghĩa. Xem thơ là một cây sống mà gốc là tình cảm, Bạch Cư Dị đã coi vấn đề cơ bản, gốc của văn chương là tình cảm. Ðồng chí Lê Duẩn xem tình cảm trong nghệ thuật là quy luật là bản chất: Thường thường triết học giải quyết vấn đề lí trí, nghệ thuật xây dựng tình cảm. Nói đến nghệ thuật là nói đến qui luật riêng của tình cảm.

Tình cảm là qui luật là bản chất của văn chương phải được hiểu theo 2 nghĩa. Trước hết là, tình cảm nồng cháy của nhà văn trước hiện thực đời sống; thứ đến là, tác phẩm rực cháy tình cảm đó của nhà văn đốt cháy lên tình cảm trong bạn đọc. Vấn đề này L. Tolstoi viết:

Khi người xem, người nghe cũng được lây truyền một thứ tình cảm mà người viết đã cảm thấy, thì nó chính là nghệ thuật.

Như thế muốn có nghệ thuật trước hế người sáng tác phải có tình cảm nồng nàn, cảm xúc Mácnh liệt. Sóng Hồng viết: người làm thơ phải có tình cảm Mácnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng.

Nhiều nhà văn, nhà thơ đã khẳng định sự thiết yếu của tình cảm Mácnh liệt và nồng cháy của mình trước cuộc sống và trong sáng tác. Lỗ Tấn ví sự Mácnh liệt của tình cảm của nhà văn với cuộc sống như sự Mácnh liệt của tình cảm yêu đương. gặp cái gì đáng yêu thơ họ ôm choàng lấy, nếu gặp điều trái giận thì họ bác bỏ ... Phải kịch liệt công kích cái sai như đã từng nhiệt liệt ủng hộ cái đúng. ôm chặt người yêu như thế nào thì nghiến chặt kẻ thù như thế.[1] Ngô Thời Nhận cũng có suy nghĩ tương tự: Tình cảm dồi dào thì nảy sinh thơ. hoặc là tình nam nữ thương nhau hoặc là tình vợ chồng nhớ nhau ... Ngô Giang Tiệp (Ðời Thành Trung Quốc) viết: Thơ là từ trái tim đi rồi trở về với trái tim.

Tố Hữu viết: Mỗi khi có cái gì nghĩ ngơi chứa chất trong lòng không nói ra không chịu được thì tôi cảm thấy cần làm thơ.

Nekrasov, nhà dân chủ cách mạng Nga thế kỷ XIX viết: Nếu những nỗi khổ đã từ lâu bị kìm chế, nay sôi sục và dâng lên trong lòng thì tôi viết.

Lermontov, nhà thơ Nga viết: Có những đêm rất khổ, không ngủ được, mắt rực cháy và thổn thức lòng tràn ngập nhớ nhung khi đó tôi viết.

Garcia Lorka nhà thơ lớn Tây Ban Nha (1898 - 1930) viết: Thơ không chấp nhận trạng thái bàng quan.

P.Valéri, nhà thơ Pháp nổi tiếng Châu Âu vào những năm 20 - 30 của thế kỷ viết:  Sự truyền đạt lại một trạng thái thơ đòi hỏi phải dựa vào dây toàn bộ cảm xúc là điều khác với sự truyền đạt lại một tư tưởng.

Tô Hoài đã tâm sự về nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thành công của truyện Tây Bắc là Ðất nước và con người miền tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá.

2. Óc quan sát tinh tế

Tình cảm là nguyên nhân quan trọng tạo nên tác phẩm văn chương của người nghệ sĩ. Muốn có được tình cảm đó nhà văn không thể không là nhân chứng của cuộc sống. nhà văn không thể không có bộ máy cảm quan tinh tế. Ðặc điểm của sự nảy sinh tình cảm ở con người là do tiếp xúc trực tiếp với những hiện tượng cụ thể của đời sống và đặc trưng của hình tượng nghệ thuật là tính cá biệt cụ thể cảm tính (chứ không phải là tính trừu tượng). Bởi vậy, nhà văn phải có tài năng quan sát tường tận mọi ngóc ngách, mọi hiện tượng cuộc sống, nhiều lúc là những chi tiết tưởng như là vụn vặt có khi lọt khỏi tầm mắt của con người bàng quan, thậm chí là, con người bình thường.

Quan sát chính là quá trình thu thập tài liệu để xây dựng hình tượng. Hình tượng nghệ thuật, máu thịt của nó là chất liệu cuộc sống. Vậy nên, nếu không có quá trình thu thập tài liệu thì nhà văn sẽ không có chất sống để xây dựng hình tượng. Do đó, quan sát cuộc sống, tiếp xúc với cuộc sống, thu lượm những ấn tượng về đời sống là điều khao khát của nhà văn và cũng là nguyên nhân thành công của nhà văn.

Gogol đã từng nói: Tôi cần sờ mó một cách thật sự và đều nói đến chốn chứ không phải nhìn nó trong khi khiêu vũ hay đi dạo.

L.Tolstoi có một cách quan sát tường tận và tế nhị đối với thiên nhiên và đặc biệt là con người. Ði tàu hỏa, ông thường đi vé hạng 3 để cùng ngồi với nông dân do đó mà có điều kiện quan sát và lắng nghe câu chuyện của họ.

Dostoevsky, trong nhiều năm bị kết án khổ sai ở Xibia, ông đã được tiếp xúc với nhiều con người thú vị, nghe vô số chuyện về những người lưu manh, trộm cướp và nói chung là tầng lớp người sống tối tăm, bất hạnh nhất. ông đã thực sự xem thời gian là vàng ngọc: Nói chung, đối với tôi thời gian không trôi qua một cách vô ích.

Quan sát và thu thập tài liệu, nhưng không phải thụ động trước tài liệu. Ngược lại, nhà văn chủ động tìm kiếm tài liệu cần thiết đối với mình về cuộc sống; chọn lọc từ hàng hà sa số các sự việc những cái vững chắc, tiêu biểu, điển hình. Như vậy, óc quan sát của nhà văn khác con người bình thường là ở chỗ tìm ra được sự kiện, những sự việc, những con người, những chi tiết có ý nghĩa lí thú, khái quát. Dovgienko đã phát biểu về điều này một cách lí thú: Hai người cùng nhìn xuống, một người chỉ nhìn thấy vũng nước, người kia lại thấy được những vì sao.

Ðối tượng quan sát của nhà văn không chỉ là hiện thực khách quan bên ngoài nhà văn, mà có một phương diện không kém phần quan trọng là chính bản thân nhà văn. Ðể có cơ sở cho sự quan sát hiện thực bên ngoài, trước hết, nhà văn phải tự quan sát bản thân mình, là sự thể hiện mình. Thơ trữ tình, văn tự truyện là nơi bộc lộ tự quan sát của người sáng tác rõ nhất. nhưng yếu tố tự truyện còn bộc lộ khá rõ trong phương pháp sáng tác của nhà văn. Ví dụ, Dickens với Ðêvit copơphin, Rousseau khẳng định nhân vật của ông là bản sao của chính đời ông và Ibsen khẳng định: Sáng tác, có nghĩa là tiến hành một cuộc xét xử không giả dối về chính mình.

Tự quan sát là tự phân tích, mổ xẻ mình đồng thời đây là con đường tự mình đến với người, từ tự quan sát đến quan sát, từ cây mà thấy rừng. Muốn hiểu người khác, trước hết phải hiểu mình, từ chỗ hiểu mình mà nhà văn đi đến hiểu người.

3. Trí tưởng tượng sáng tạo

Trí tưởng tượng sáng tạo là dấu hiệu quan trọng nhất của tài ba nghệ thuật, là một trong những sức mạnh chủ yếu của quá trình sáng tạo.

Mặc dầu vậy, năng lực tưởng tượng không phải là vương quốc riêng của người nghệ sĩ. Năng lực tưởng tượng tồn tại trong mọi con người. Theo Lénine thì tưởng tượng là phẩm chất có giá trị vĩ đại nhất. Trong Bút ký triết học, Lénine viết: Trong sự khái quát dù dơn giản nhất, trong một ý niệm dù sơ đẳng nhất cũng đều có một mẫu nhất định của trí tưởng tượng. Như thế, trí tưởng tượng sáng tạo tồn tại trong mỗi con người từ người bình thường cho đến nhà khoa học. Tại đại hội lần thứ IX của Ðảng cộng sản Liên Xô, Lénine khẳng định:

Thật là sai lầm khi nghĩ rằng tưởng tượng chỉ cần cho nhà thơ. đấy là một định kiến ngu xuẩn. Ngay trong toán học, tưởng tượng cũng cần thiết, nếu không có tưởng tượng thì ngay sự phát minh ra các phép tính vi phân và tích phân cũng không thể có được.

Tưởng tượng là ước đoán, là mơ ước, là đoán định, là vượt lên phía trước, không có tưởng tượng con người ta không sáng tạo ra được gì hết, và do đó, con người ta sẽ không tồn tại và phát triển được.

Tuy vậy, đối với sáng tạo nghệ thuật, tưởng tượng (hay sức hình dung) là đặc biệt quan trọng. Gorky coi sức tưởng tượng như là một trong những biện pháp quan trọng nhất của kỹ thuật xây dựng hình tượng.

Viatsexlap siskov viết: Nếu không có tưởng tượng thì không có nghệ thuật.

Metvedev viết: Ðặc diểm cơ bản nhất, dấu hiệu chủ yếu của hoạt động sáng tạo là óc tưởng tượng xây dựng, sáng tạo với tư cách là năng lực tích cực liên hợp và khái quát hóa các khái niệm và các hình ảnh của những hồi ức vốn là hồi quang của thực tại khách quan và thực tiễn xã hội của người nghệ sĩ.

Không có tưởng tượng thì không thể xây dựng được hình tượng. Từ dòng thác của những cảm xúc những điều quan sát về hiện thực, trí tưởng tượng vẽ nên những hình tượng có tượng có tính sáng tạo của hư cấu. Nhờ trí tưởng tượng sáng tạo mà hình tượng nghệ thuật hư cấu trở nên đúng hơn và trung thực hơn cả sự thật cuộc sống.

Nếu không có trí tưởng tượng, nghệ thuật sẽ trở thành sao chép tự nhiên, sao chép cuộc sống một cách máy móc vụn vặt, hời hợt là tẻ nhạt, chụp ảnh những biểu hiện bề ngoài của hiện thực. Flaubert thực hiện nhữngcuộc du lịch vòng quanh trái đất mà vẫn không bước ra khỏi căn phòng của mình và để xây dựng các kế hoạch - nghĩ ra các cảnh tưởng bằng cách làm cho Tâm hồn chìm đắm vào tưởng tượng.

Chính Flaubert phải hóa thân vào nhân vật để sáng tạo: Thật là một điều kỳ diệu, viết, không phải là sống thu hẹp lại trong bản thân mình mà phải quay trở về với toàn bộ cuộc sống mà mình nói đến. Chẳng hạn hôm nay tôi vừa là đàn ông lại vừa là đàn bà, kiêm cả đôi trai gái yêu nhau cưởi ngựa dạo quanh trong rừng, giữa buổi trưa mùa thu, dưới lá vàng giữa heo may, vang rộn tiếng cười và ánh mặt trời đỏ tía, làm những đôi mắt say sưa vì yêu đương phải nhắm lại, và Cứ từng phút từng giây tôi đặt mình vào địa vị của những người mà tôi ác cảm, tôi phải hết sức cố gắng mới hình dung nổi các nhân vật của mình và nói thay cho họ, khốn nổi họ lại làm cho tôi ghê tởm một cách sâu sắc.[1] Balzac tưởng tượng về những người dưới đáy xã hội đến mức: cảm thấy trên lưng mình có những quần áo rách nát, còn dưới chân thì có những đôi giày há mõm, thủng lỗ của những con người nghèo đói mà tác giả đang viết về họ.

4. Cảm hứng sáng tạo

Bằng những tình cảm mãnh liệt trước những điều quan sát được từ cuộc sống và trí tưởng tượng, nhà văn, trong quá trình sáng tác thường có sự căng thẳng tối đa của ý chí, sự trào dâng của mọi năng lực sáng tạo. Trạng thái sẵn sàng tạo lớn nhất này của nhà văn được gọi là cảm hứng.

Trong những giờ phút có cảm hứng, quá trình sáng tạo của nhà văn diễn ra với cường độ mạnh nhất và hiệu quả cao nhất.

Chaikovski nói về trạng thái của mình khi cảm hứng đến: Người ta quên hết mọi thứ, người ta như hóa điên, người ta như hóa điên, tất cả ở bên trong đều rung chuyển, chưa kịp bắt đầu ghi phác thì ý này sẽ chuyển sang ý khác.

Balzac cũng tự nhận rằng : Chưa bao giờ dòng thác lại cuốn tôi đi một cách nhanh chóng như vậy. Puskin viết: Các dòng thơ cứ vang lên, tuôn ra. Lermontov nói: Các vần thơ cứ nhịp nhàng đến, chẳng khác nào các làn sống cứ kế tiếp nhau”.

Nguyễn Công Hoan, viết Bước đường cùng trong một tuần lễ, nhưng Xuân Diệu, có lúc viết một câu thơ đến 20 năm.

Như vậy, cảm hứng không phải là một trạng thái thường trực trong con người nghệ sĩ. Những nhà mĩ học duy tâm (Platon chẳng hạn) xem cảm hứng là cuồng hứng xâm nhập - một thứ cuồng loạn trong nghệ thuật. Nhiều nhà sáng tác cũng có lời giải thích tương tự. Gogol cho rằng: Có một sưc mạnh vô hình nào đấy viết trước mặt tôi bằng chiếc gậy thần quyền lực. Chateaubriand cho rằng cảm hứng là sức mạnh huyền bí của thế giới.

Nekrasov kêu gọi: Hỡi nàng thơ, hãy đem đến cho ta thần hứng. Cảm hứng thường đến đột ngột, khiến cho người ta tưởng thần hứng xâm nhập, nhưng thực chất, nó là một hành động của tư duy. Nó đến đột ngột, nhưng không phải là một lực lượng siêu hình từ bên ngoài nhập vào nhà thơ. Thực chất, cảm hứng chỉ là sự kết tinh của quá trình tích lũy, quá trình chuẩn bị, là quá trình làm việc căng thẳng của tư duy và óc tưởng tượng.

Vì vậy, sáng tác không có nghĩa là ngồi chờ giây phút cảm hứng, mà là một quá trình lao động kiên trì bền bỉ. Chính Turgenev đã khẳng định: Ở đây không có gì để mà chờ đợi cái gọi là những giây phút cảm hứng cả, nó đến càng tốt còn dù sao anh vẫn cứ làm việc đi đã.

Tài năng sáng tạo không chỉ là sáng tạo có cảm hứng mà là năng lực lao động hằng ngày căng thẳng, có hệ thống, vất vả, nặng nhọc. Goethe đã thừa nhận: Người ta luôn coi tôi là đứa con nuông chiều đặc biệt của số phận ... Nhưng thực ra trong đời tôi không có gì ngoài lao động nặng nhọc... Y như lúc nào tôi cũng vần một tảng đá nó cứ lăn xuống hết lần này đến lần khác, và lại phải đẩy nó lên.

Cảm hứng chính là kết quả của quá trình làm việc vất vả, là kết quả của năng lực lao động hàng ngày. Chaikovsky khẳng định: Cảm hứng cũng là người khách không ưa đến thăm kẻ lười.

5. Trí tuệ sắc sảo

Cảm hứng là sức mạnh nâng hiệu suất sáng tác lên một mức độ cực kỳ cao. Gogol viết: ... Ngọn gió thuận chiều thổi đến cảm hứng chúng ta, và cái tưởng đâu làm trong nhiều năm thì nay được thực hiện đôi khi chỉ trong phút chốc. Tuy vậy, cảm hứng dù có Mácnh liệt đến đâu, nếu không có sự kiểm soát của lí trí, nếu chỉ có cảm hứng không thôi thì nhiều khi cảm hứng sẽ đẩy nhà văn xuống vực thẳm. Trong sáng tác, ý thức - lí trí giữ vai trò chủ đạo - kiểm tra nghiêm ngặt cảm hứng. G.Sand khẳng định: Sôi sục là tốt, nhưng ý thức của người nghệ sĩ nhất thiết phải xét duyệt một cách thanh thản những hình ảnh quyến rũ, sự mơ mộng tự do và đơn chiếc trước khi truyền báo những hình ảnh ấy cho mọi người.

Mĩ học duy tâm phủ nhận vai trò của lí trí trong sáng tác nghệ thuật. Họ coi sáng tạo là kết quả của một lực lượng phi lí tính. Mĩ học duy vật chẳng những xem trọng vai trò của lí tính trong sáng tạo với tư cách là kẻ chỉ đạo mà còn chỉ ra rằng đối với nhà sáng tác có lí trí đã đành mà còn cần có lí trí tốt - tức là có một trí tuệ sắc sảo. Nhà văn nào có trí tuệ tinh nhạy, sáng suốt năng động nhà văn đó sẽ phát hiện nhanh chóng và đúng đắn bản chất cuộc sống.

6. Trí nhớ tốt

Trí nhớ tốt là cần thiết cho tất cả mọi người và là phẩm chất quan trọng cho những người hoạt động trên lĩnh vực tinh thần nói chung: các nhà khoa học và nghệ thuật. Nhưng nếu như đối với các nhà khoa học có trí nhớ tốt là người có khả năng ghi giữ lâu bền những số liệu, những kết luận, những công thức định lí, định luật v.v… nói chung là những tri thức khái quát trừu tượng thì, đối với nhà văn, trí nhớ tốt là khả năng ghi giữ lâu bền những ấn tượng, những hình ảnh, những chi tiết … những hiện thực đời sống do mình đã kinh qua. Trí nhớ của nhà văn là một cái kho chứa giữ những ấn tượng về thế giới của anh ta, đó là kho vật liệu để từ đó nhà văn cơ cấu nên tác phẩm nghệ thuật. Những nhà văn lớn thường là những nhà văn có trí nhớ tốt. Balzac nhớ rõ họ tên 2000 nhân vật do ông sáng tác và hình dung được một cách rõ ràng đậm nét những sự vật và con người như đang chứng kiến. Xtandal đã tự nhận: … Chỉ nhớ lại mà thôi, tôi viết dễ dàng và thoải mái. Nekrascov có một trí nhớ rất kỳ lạ. Ông ghi lại cả một câu chuyện chỉ bằng một từ thôi và dựa vào từ ấy ông nhớ lại câu chuyện suốt đời. Pautovski khẳng định: Một trong những điều kiện của việc làm văn là trí nhớ tốt.

Tác phẩm nghệ thuật là kho tàng kinh nghiệm sống của nhà văn, nó chẳng qua là những hồi tưởng của cái quá khứ đã diễn ra. Một nhà văn có trí nhớ tốt, trước hết, là nhớ lâu và nhớ dai những điều tai nghe mắt thấy. Ðồng thời, trí nhớ đó có chọn lọc, tức là nhớ những cái gì đáng nhớ và để cho những cái được chọn lọc trở nên thuần khiết. Gorki đã nói: Sáng tác chính là hoạt động của trí nhớ căng thẳng tới mức sự nhanh chóng của hoạt động này rút từ cái vốn trí thức ấn tượng ra những sự việc, những cảnh, những tình tiết nổi bật và tiêu biểu nhất.

7. Cá tính độc đáo

Trong khoa học, cá tính của nhà khoa học không có mặt trong các công thức, định lí định luật. Ngược lại, trong nghệ thuật, qua tác phẩm mà người ta nhận ra bộ mặt tác giả. Nghệ thuật yêu cầu người nghệ sĩ phải có cá tính sáng tạo, phải có khuôn mặt sáng tạo, có tiếng nói, giọng nói riêng. Ðó là bản lĩnh sáng tạo hay bản sắc sáng tác của nghệ sĩ.

Turgenjev đã khẳng định đặc điểm tiêu biểu của nghệ sĩ chân chính cái quan trọng trong tài năng văn chương (…) là cái tôi muốn gọi là tiếng nói của mình. Ðúng thế, cái quan trọng là giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác…. L.Tolstoi xác nhận giá trị của bản sắc sáng tạo của người nghệ sĩ: Thực ra khi chúng ta đọc hoặc xem một tác phẩmnghệ thuật của một tác giả mới thì câu đầu tiên chủ yếu nảy ra trong lòng chúng ta bao giờ cũng là như sau: nào anh là con người như thế nào đây? Anh có gì khác với những con người mà tôi biết … còn đối với một nhà văn đã quen thuộc thì câu hỏi không phải là anh là người như thế nào? Mà sẽ là Nào, anh có thể nói cho tôi thêm một điều gì mới? Bây giờ anh sẽ lí giải cho tôi cuộc sống từ khía cạnh nào?.

Bản sắc, cá tính sáng tạo là một tư chất vô cùng quan trọng, quan trọng tới mức nó là tiêu chuẩn về sự sống còn của nghệ sĩ. Vì vậy, các nghệ sĩ phải khẳng định và tìm cho được bản sắc của mình.

Trên đây là một số tư chất quan trọng của người nghệ sĩ. Song chưa phải là tất cả. Mặt khác các tư chất của một người nghệ sĩ không bao giờ tồn tại độc lập, tách rời mà tồn tại một cách hữu cơ, xuyên thấm bổ sung và chi phối lẫn nhau. Hơn nữa, mức độ phát triển các tư chất đó ở từng nhà văn là không đồng đều, thậm chí có những nhà văn lớn có tư chất kém phát triển chẳng hạn như trí nhớ.

8. Sự hiểu biết cuộc sống

Nhà văn cần thiết phải am hiểu cuộc sống, phải có một vốn sống đa dạng, phong phú sâu sắc và đúng đắn. Sự hiểu biết rộng là cần thiết cho mọi người và cho cả những nhà chuyên môn. Tuy vậy, nhà chuyên môn văn chương đối tượng của anh ta là thế giới hiện thực quay quanh tiêu điểm là con người nên đối với anh ta hiểu biết rộng là yêu cầu bắt buộc.

Muốn có sáng tác tốt, thì sự hiểu biết đó phải đúng đắn. Nhưng sự hiểu biết đúng đắn chỉ có thể gắn với một thế giới quan đúng đắn. Ơû đây vốn chính trị và vốn sống gắn chặt với nhau. Ngoài hiểu biết đúng đắn, người ta phải có một tri thức đa dạng, phong phú và sâu sắc về cuộc sống.

Balzac khẳng định: Trước khi viết một quyển sách, nhà văn phải phân tích hết mọi tính cách, thâm nhập được vào mọi tính tình, chạy vòng khắp trái đất, cảm hiểu hết được mọi say mê. Gorky: Nhà văn bắt buộc phải hiểu biết: phải biết tất cả các dòng cuộc sống và tất cả những nhánh nhỏ của dòng, tất cả các mâu thuẫn của hiện thực.

Lê Quý Ðôn viết : Trong bụng không có 3 vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kỳ lạ thì không thể làm văn được.

Vì tầm quan trọng của vốn sống mà nhà văn phải là người lịch lãm - từng trải, người tham gia tích cực vào cuộc sống. Gorky: … Thật ra, bất kỳ lúc nào cũng cần thiết phải tham gia trực tiếp vào những quá trình của cuộc sống mà mình muốn hiểu. Ðiều này đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với nhà văn. Chính Engels đã cắt nghĩa về sự vĩ đại của các nhà hoạt động Phục hưng có nguyên nhân quan trọng là họ đã tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh cải tạo xã hội: Ðiều làm cho họ đặc biệt nổi làở chỗ hầu hết họ đều hoà mình vào phong trào của thời đại họ, vào cuộc đấu tranh thực tế; họ tham gia chính đáng, tham gia chiến đấu, người thì dùng lời nói về cây bút, người thì chỉ dùng kiếm, thường là dùng cả hai”.

Tham gia tích cực vào cuộc sống, nhà văn có thể là nhà hoạt động xã hội, nhà chính trị và chiến sĩ ngoài mặt trận. Chính các nhà văn lớn thường là những người đã từng nếm trải. Họ đấu tranh chống cường quyền bạo lực, chống áp bức, bất công. Các nhà văn Nga thế kỷ XIX như Puskin, Lermontov, Nekrasov, Saltukov - Shedrin, Lev Tolstoi đã tham gia vào cuộc sống đấu tranh chống chế độ nông nô đến mức phải chịu tù đày khổ sai…

 Có thể nói các thế hệ nhà văn, nhà thơ cách mạng đều trực tiếp lăn lộn với cuộc sống, sản xuất và chiến đấu mới có những tác phẩm ưu tú. Một loạt bài thơ của Phạm Tiến Duật được hâm mộ ra đời dọc trường sơn, các tác phẩm của Nguyễn Thi hầu hết ra đời ở chiến trường Nam bộ v.v…

Ngoài trực tiếp tham gia cuộc sống nhà văn phải đi nhiều, qua các cuộc du lịch để hiểu, nhận thức thế giới một cách đầy đủ và toàn diện. Tchekhov đã khuyên Telechov: Anh hãy đi đâu thật xa, đi một nghìn dặm … biết bao nhiêu điều anh sẽ thấy, biết bao nhiêu truyện ngắn anh sẽ có thể đưa về.

Anh sẽ trông thấy cuộc sống nhân dân, anh sẽ ngủ đêm trong những túp lều, trong những trạm bưu vụ hẻo lánh … Có điều khi đi tàu hỏa, anh nhất thiết phải lấy vé hạng ba, ngồi cùng với nhân dân bình thường, nếu không anh sẽ chẳng nghe thấy một điều gì thú vị đâu. Nếu muốn thành nhà văn, ngày mai anh hãy lấy vé đi Nijni, rồi từ đấy đi dọc theo sông Volga, sông Kama. Chính Tchekhov đã thực hiện chuyến đi gian khổ nhất thời bấy giờ: xuyên qua Xiberi rồi tới đảo Xakhaline (năm 1890). Kết quả của chuyến đi là thế giới quan của ông đã thay đổi. Yù nghĩa của các chuyến đi là đưa nhà văn đến tắm mình trong thế giới hiện thực, làm phong phú thêm kinh nghiệm sống.

Ði trong nước đã đành, đồng thời phải đi ra nước ngoài. Ði nước ngoài để hiểu biết, học tập đất nước người, nhưng đồng thời để hiểu hơn đất nước mình. Ibsen: Về phương diện tinh thần, con người là một sinh vật viễn thị. Chúng ta thấy rõ hơn khi đứng cách xa sự vật, các chi tiết thường làm người ta mờ mắt đi, phải biết tách mình ra khỏi mọi mối quan hệ với điều mình muốn xét đoán; miêu tả mùa hè dễ đạt hơn khi quanh ta là mùa đông. Hugo đã từng đến Tây Ban Nha. Các nhà văn Nga thế kỷ XIX đã từng sang Tây Âu: Turgenjer, Gogol, Gersene.

Ðể đi vào cuộc sống, thông thường nhà văn không đơn thuần sống bằng nghề viết văn. Họ có nghề thứ 2 - nghề phụ. Các nhà văn lớn, ngoài viết văn thường là thầy thuốc, kĩ sư, nhà giáo. Nghề phụ đối với nhà văn là một bộ phận cấu thành vốn sống của nhà văn. Lev Tolstoi: Không cần biến viết văn thành kiếm sống cho mình. có thể cày ruộng hay thêu giày, hoặc làm một việc gì đấy để nuôi thân, còn viết thì chỉ khi nào thấy không thể không viết được, hãy viết. Nghề có nghĩa to lớn đối với thành đạt của nhà văn.

Nghề viên chức tồi ở cơ quan hành chánh ở Peterburg đã để lại cho Gogol những nhận xét về thời kỳ này mà ông đưa vào Quan thanh tra, Những linh hồn chết.

Một thời tòng ngũ ở miền nam nước Nga đã để lại cho Lev Tolstoi những ấn tượng, mà những ấn tượng đó là cơ sở cho việc xây dựng những cảnh chiến trận trong Chiến tranh và Hoà bình.

Ðặc biệt, Gorky là nhà văn phải trải qua nhiều loại nghề mạt hạng khác nhau: anh ký quèn ở ga xe lửa, nướng bánh mỳ, phụ bếp trên tàu … những nghề này đã đưa lại cho Gorky tấm giấy thông hành vào đời độc đáo - những hiểu biết phong phú và toàn diện về cuộc sống của nhân dân. Ðương nhiên, không thể trong mọi trường hợp nghề phụ phải có đối với nhà văn. Ðến một lúc nào đó, nghề phụ lại cản trở nghề chính.

9.Trí thức văn hóa dồi dào

Tác phẩm văn chương là cuốn sách giáo khoa về đời sống. Vì vậy, nhà văn cần phải có vốn văn hóa toàn diện và sâu sắc. Mọi tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là điều cần thiết cho nhà văn.

Các nhà văn thiên tài luôn luôn cố gắng chiếm lĩnh những đỉnh cao của văn hóa. Ðó là con đường làm phong phú tài năng của mình. Tri thức về khoa học tự nhiên đã giúp Goethe thành công trong Faust (Những đoạn bàn về triết học và khoa học); trí thức hóa học, cổ sinh vật học là những ham thích Balzac và đã có ảnh hưởng mạnh đến việc hình thành chủ đề sáng tác Tấn trò đời; Zola viế tiểu thuyết thực nghiệm Gia đình Rugong - Macca đã dựa vào di truyền học.

Trí thức về y học giúp cho nhà văn phân tích tâm lí nhân vật. Nghề thầy thuốc - nghề thứ 2 của Tchekhov đã giúp tác giả rất nhiều trong xây dựng nhân vật.

Trí thức về địa lí học giúp nhà văn hiểu biết về tự nhiên và đất nước. Ðiều đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhà văn miêu tả phong cảnh thiên nhiên. Việc ham mê nghiên cứu về nông nghiệp của Lev Tolstoi làm tăng tính nghệ thuật của các tác phẩm của ông như Anakarenina, Phục sinh.

Trí thức về xã hội học là đặc biệt quan trọng, đối với nhà văn. Trí thức về kinh tế chính trị học đã là một thành công của Balzac trong Tấn trò đời ; Engels đã học tập được ở các tác phẩm của Balzac những chi tiết kinh tế hơn cả các sách chuyên môn lịch sử, kinh tế thống kê thời đó cộng lại.

Trí thức về lịch sử là cực kỳ quan trọng. Chỉ có trên cơ sở nghiên cứu về quá khứ và nắm bắt khuynh hướng phát triển của lịch sử xã hội, con người thì nhà văn mới nắm bắt được và phản ánh đúng đắn con người xã hội và đất nước. Gorky: Càng hiểu quá khứ bao nhiêu, càng hiểu hiện tại bấy nhiêu.

Trí thức về triết học là chỗ dựa cho nhà văn trong sáng tác. Cơ sở triết học sẽ là phương pháp và tri thức của nhà văn. Các nhà văn XHCN lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm cơ sở triết học. Vì nó là toàn năng, vì nó đúng, nó đầy đủ và có hệ thống, nó đưa lại cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh.

Trí thức và tài năng nghệ thuật nói chung sẽ chắp cánh cho nhà văn. Pautovski đã khẳng định: Những hiểu biết tất thảy các lĩnh vực nghệ thuật lân cận - thơ ca, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc … nhất định sẽ làm phong phú thế giới bên trong của người viết văn xuôn và đưa lại cho lời văn một khả năng diễn đạt đặc biệt. Trong lời văn sẽ tràn đầy ánh sáng và màu sắc của hội họa, sự tươi tắn của từ ngữ thơ ca, tính cân xứng của kiến trúc, tính rõ nét và hình khối của điêu khắc, tính nhịp nhàng và uyển chuyển của âm nhạc. Tất cả những tài phụ này chẳng khác nào những màu sắc bổ sung cho văn xuôi. Vân, vân …

Trí thức văn hóa nói chung cần cho nhà văn là vô cùng phong phú, khó có thể nói hết. Một nhà văn mà hạn chế về trí thức văn hóa thì khó có thể là văn ưu tú được.

II. CON ÐƯỜNG DẪN ÐẾN TÀI NĂNG

Những tư chất trên đây là cơ sở quan trọng để nhà văn sáng tác tốt. Có thể coi đó như là năng khiếu. Nhưng năng khiếu và tài năng không phải là một. Từ năng khiếu đến tài năng là cả một con đường đầy gian lao và thử thách của nhà văn. Nghĩa là có một năng khiếu bẩm sinh, nhà văn đồng thời phải có một nổ lực rèn luyện, trau dồi, khổ công mới có thành tựu vẽ vang trong nghệ thuật.

Tài năng nghệ thuật, vì vậy, không phải là một lực lượng siêu nhiên. G.and đã khẳng định: Nghệ thuật không phải là một năng khiếu có thể phát triển mà không cần mở rộng kiến thức về mọi mặt. Cần phải sống, phải tìm tòi, phải xào nấu lại rất nhiều, phải yêu rất nhiều mà chịu nhiều đau khổ, và đồng thời không ngừng kiên trì làm việc. Trước khi dùng kiếm, cần phải học kiếm thuật. Nghệ sĩ mà chỉ thuần túy là nghệ sĩ thôi thì sẽ là một người bất lực, tức là một kẻ tầm thường, hoặc sẽ đi tới chỗ thái quá, tức là một kẻ điên rồ.[1]

Việc trau dồi, rèn luyện để thành tài năng, nhất thiết phải trên 4 mặt cơ bản sau đây: Lập trường vốn sống - vốn văn hóa - kỹ thuật viết văn.

III. QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC

Quá trình sáng tác của nhà văn qua nhiều khâu, nhiều đoạn và mỗi người có một cách riêng. Tố Hữu nói: Mỗi người có một cách làm của mình, không ai giống ai. Ông cũng đã nhận xét: Trong sáng tạo, mỗi người có một phương pháp, có một lối (…) cùng một tư tưởng, một lí tưởng nhưng mỗi người một tính, một lối viết, một lối cảm nghĩ…

Tuy vậy, vẫn có thể phân ra những giai đoạn tiêu biểu của quá trình sáng tạo.

1. Gai đoạn hình thành ý đồ sáng tác

Như mọi hoạt động sáng tạo khác của con người, trước khi hành động, con người đã chuẩn bị ý định trong óc mình rồi. Công việc viết một tác phẩm nào đó của nhà văn chỉ thực sự bắt đầu khi có ý định nảy sinh.Ý định sáng tác đến với nhà văn theo nhiều con đường khác nhau. Nhưng nó thường xuất hiện do những ấn tượng trực tiếp, Mácnh liệt về một vấn đề nào đó của cuộc sống. Tô Hoài có ý định viết Truyện Tây Bắc do xúc động trước cảnh vợ chồng Lí Nủ Chu tiễn mình ra về trong chuyến đi thực tế ở Tây Bắc và tha thiết mong nhà văn trở lại. Minh Huệ xúc động về câu chuyện Bác Hồ đi chiến dịch biên giới (1950) do một người bạn kể lại đã cho ra đời bài thơ Ðêm nay Bác không ngủ. L. Tolstoi viết Phục sinh từ câu chuyện do người bạn kể lại.

Ý đồ sáng tác cũng có thể nảy sinh do một nhiệm vụ chính trị - tư tưỏng được tác giả đặt ra chủ động, có ý thức như là một kế hoạch vạch sẵn. Chẳng hạn, Là thi sĩ của Sóng Hồng, hoặc loại tiểu thuyết luận đề kiểu Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu.

Ý đồ sáng tác cũng có thể nảy sinh từ một nguyên cớ không đâu. Hoàng Nhuận cầm viết bài thơ Anh bộ đội và tiếng nhạc la lại do xung đột giữa tác giả với anh bộ đội vận tải bằng la.

Ý đồ sáng tác đến một cách đột ngột nhưng lại không tự nhiên vô cớ. Mà, nó là kết quả của một quá trình tích lũy nung nấu. Trước khi có ý đồ, người nghệ sĩ đã có một thời kỳ tích lũy ban đầu. Ðây là thời kỳ người nghệ sĩ có trong đầu chất liệu thực tại tươi nguyên, di động hỗn loạn trong ý thức tác giả và chỉ khi chất liệu đó bắt gặp được một ấn tượng mạnh mẽ nào đấy thì mới tạo ra ý đồ sáng tác. Ý đồ đóng vai trò tổ chức, phác họa đường viền, giúp sàng lọc chất liệu. Tố Hữu đã tâm sự về việc viết: Người con gái Việt Nam: Có anh em hỏi tôi làm bài Người con gái Việt Nam trong trường hợp nào, tôi xin báo cáo với các đồng chí vắn tắt như sau. Chuyện chị Lí chỉ là một cơ hội để nói thôi. Cũng như các đồng chí, tôi luôn luôn nghĩ đến những nỗi đau đớn và những gương anh dũng của đồng bào ta ở miền Nam. Và tôi muốn nói to cái ý nghĩa dù kẻ địch hung ác đến mấy, dân tộc ta không chết, đồng bào miền Nam ta vẫn sống, vẫn là người chiến thắng. Những ý đồ đó ai cũng có, không có gì mới mẻ cả, nhưng đến lúc gặp chuyện chị Lí thì đó là một hình tượng cụ thể để cho những ý nghĩ, cảm xúc kia trở thành có da có thịt.

Ý đồ sáng tác từ khi bật lóe cho đến khi kết thúc sáng tác tác phẩm là cả một sự phức tạp. Ý đồ có thể bật sáng rồi lụi tàn. Ý đồ có thể được bật sáng và chiếu dọi, nung đốt, thúc đẩy tác giả ráo riết làm việc. Và, do đó mà tác phẩm có thể hoàn thành nhanh chóng. Nguyễn Công Hoan tâm sự về viết Kép Tư Bền: Hôm ấy tôi đau mắt nặng, nhưng cốt truyện hay quá tôi không chờ đến ngày tôi bình phục. Tôi phải viết ngay. Ðợi lúc vợ con đã ngủ yên vào khoảng 10 giờ, tôi lẳng lặng dậy, thắp đèn, vặn nhỏ ngọn, che giấy bốn bên cho kín ánh sáng, rồi viết. Tôi viết xong, đọc để sửa lại. Lúc thật được vừa lòng thì tôi nghe chuông đồng hồ điểm 5 tiếng. Tôi nhìn ra ngoài đã thấy mờ mờ sáng. Hôm sau, hai mắt tôi sưng húp, đau nặng dần, tưỏng đến mù.

Ý đồ có thể mở đầu cho một quá trình nghiền ngẫm nung nấu để đến chín dần. Minh Huệ từ khi nghe người bạn kể về Bác Hồ đi chiến dịch đến khi cho ra mắt Ðêm nay Bác không ngủ là 3 tháng trời. Nhecrasov viết Ai sống sung sướng ở nước Nga hơn 14 năm. Shakespear viết Rômeo và Juliet hơn 5 năm.

Nhiều khi sự nghiền ngẫm và thai nghén tác phẩm, sự nảy sinh ý đồ rất chậm chạp, thậm chí tác giả đã không kịp hoàn thành tác phẩm, thực hiện ý đồ trong cuộc đời mình. Balzac không viết được tiểu thuyết về chiến tranh của Napoleon, Lermontov không viết được bộ tam thiên tiểu thuyết về 3 thời kỳ của xã hội Nga, trước khi chết.

Từ ý đồ đến sáng tác là cả một khoảng cách mà nhiều khi kết quả sáng tác lại phủ định ý đồ ban đầu. L.Tolstoi đã viết Phục sinh mà kết quả kết thúc tác phẩm trái ngược với dự đồà ban đầu.

  1. Giai đoạn chuẩn bị sáng tác

Sau khi xuất hiện ý đồ sáng tác nhà văn bắt tay vào chuẩn bị sáng tác. Chuẩn bị sáng tác là giai đoạn cần thiết và tất yếu. Chuẩn bị càng kĩ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Thu nhập tài liệu là công việc đầu tiên của chuẩn bị sáng tác. Tài liệu đối với người sáng tác cũng giống như vật liệu đối với thợ xây nhà. Không có tài liệu, không thể có vật liệu để xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật. Tài liệu càng đầy đủ, phong phú là tiền đề quan trọng cho hư cấu nghệ thuật. Bởi vì, thực ra, nếu so sánh vật liệu của thợ xây nhà với vật liệu của của nhà văn là sự so sánh rất khập khiễng. Chẳng hạn, phần vật liệu dư thừa của thợ xây nhà thường là phần không dùng hết và phần này rất ít. Còn phần dư thừa của nhà văn là phần không thể dùng được và thường rất nhiều. Gorki đã từng nói để miêu tả một ông cố đạo thì tác giả đã phải gặp hàng nghìn ông cố đạo. Thu tập tài liệu là một quá trình lao động đầy gian lao, công phu và tỉ mỉ vì tài liệu đối với nhà văn không phải chỉ có một nguồn, một phương diện mà rất nhiều nguồn, nhiều phương diện. tác phẩm càng lớn thì tài liệu càng nhiều, càng phong phú và phức tạp. L.Tolstoi chuẩn bị tài liệu cho Chiến tranh và Hòa bình bằng nguồn trực tiếp (thăm chiến trường Bôrôđinô…) bằng trực tiếp với những người tham gia chiến trận (chiến tranh vệ quốc 1812) bằng gián tiếp qua các tài liệu nhât ký, hồi ký, thư từ, vào các viện lưu trữ, đọc các tác phẩm có liên quan v.v… Lev Tolstoi đã viết: Trong tiểu thuyết của tôi, bất kỳ chỗ nào có lối nói và hành động của các nhân vật lịch sử thì những cái đó không phải do tôi bịa ra, mà đều do tôi rút ra trong những tài liệu mà trong khi tôi làm việc này đã chất thành một thư viện …

Tài liệu ngoài nguồn quan trọng là tác giả đã chứng kiến, đã kinh qua thì còn phải có những nguồn khác: hỏi và nghe kể, đọc sách báo, thư từ và kể cả tiểu thuyết khác.

Nguồn tài liệu đã phong phú, các phương diện tài liệu để khai thác càng phong phú hơn: những vấn đề lớn: kinh tế chính trị, xã hội văn hóa… và cả những cái thật tỉ mỉ như chiếc khuy áo hay màu lông ngựa. L.Tolstoi viết Hasrji Murat ông phải tìm hiểu xem con ngựa mà Hasrji Murat cưỡi là màu gì.

3. Giai đoạn lập sơ đồ - kết cấu tác phẩm

Ðây là giai đoạn xử lí tài liệu hệ thống hóa những điều đã quan sát được, thu thập được và tổ chức chúng lại theo một chỉnh thể.

Trong giai đoạn này, toàn bộ cấu trúc của hình tượng được tạo lập, tính chất quan trọng việc triển khai cốt truyện được xác định, tính cách nhân vật được suy tính kĩ càng.

So với ý đồ, giai đoạn lập hồ sơ là giai đoạn làm cho tư tưởng chủ yếu xuất hiện ở ý đồ có máu thịt. Sơ đồ chính là giai đoạn chuyển ý đồ sang sự thật nghệ thuật.

Lập sơ đồ chính là con đường tìm những phương án tối ưu về mặt thẩm mĩ. Puskin có 7 sơ đồ về truyện Dubrovski. Dostojevski xây dựng sơ đồ Thằng ngốc: Tôi suy nghĩ từ ngày mùng 4 đến 18 tháng chạp. Có lẽ trung bình mỗi ngày tôi nghĩ ra đến 6 bản bố cục (không ít hơn thế). Ðầu óc tôi biến thành cái cối xay. Xây dựng bố cục là cả một nỗi thống khổ. Nhưng khi đã có bố cục rồi thì công việc sẽ vô cùng thuận lợi. Dostojevski nói với vợ: Nếu tìm được bản bố cục đạt, thì công việc nhanh như trượt trên mỡ.

Nhưng bố cục không phải là nhất thành bất biến. Nó biến đổi và phát triển. Bố cục chỉ tốt trong trường hợp nó mềm dẻo. Bố cục là kế hoạch sáng tác. Nó quan trọng nhưng không có ý nghĩa quyết định mà chỉ có tính chất hỗ trợ.

Bố cục không thể là sợi dây trói buộc người nghệ sĩ. Nhiều khi bố cục làm ra để rồi bỏ đi. Balzac đã khẳng định: Thật đáng buồn cho một viên tướng tiến ra trận với một hệ thống bố trận định sẵn. Như vậy, nếu so sánh sơ đồ tác phẩm với bản thiết kế một toà nhà là sai lầm nghiêm trọng. Ðối với xây dựng, người thi công không thể thay đổi thiết kế, thiết kế có trước thi công, còn đối với xây dựng một tác phẩm thì vừa thiết kế vừa thi công, trong quá trình thi công thiết kế bị thay đổi. Gorky nhận xét: Bố cục tự nó được xây dựng trong quá trình làm việc, bản thân các nhân vật xây dựng nó.

  1. Giai đoạn viết tác phẩm

Viết tác phẩm là giai đoạn định hình chất liệu, suy nghĩ, cảm xúc của nhà văn. Ðây là giai đoạn căng thẳng của lao động nhà văn. Nhà văn phải vật lộn với từng câu, từng chữ, từng chi tiết, từng nhân vật. Ðây là giai đoạn nhà văn sống hết mình với thế giới hình tượng, thực sự nhập thân vào nhân vật. Nguyễn Công Hoan viết: Khi tôi viết thì những nhân vật của truyện hiện ra trong óc tôi. Tôi bắt họ biểu diễn thật thong thả những ý nghĩ, từng cử chỉ, từng lời nói, từng cách đi đứng v.v… như trong cuốn phim quay chậm, để tôi nhìn rõ và ghi cho hết.

Viết là giai đoạn kết tinh cao độ của lòng dũng cảm Mácnh liệt với óc tưởng tượng phong phú.

Flaubert kể về việc viết Bà Bôvary: Từ 2 giờ chiều tôi ngồi viết Bà Bôvary. Tôi miêu tả cuộc đi chơi bằng ngựa, bấy giờ tôi đang ở chỗ sôi sục nhất, tôi đã viết đến đoạn giữa, mồ hôi tuôn ra ướt đầm, cổ nghẹn lại. Tôi vừa sống qua một trong những nguy hiểm có nhất trong đời tôi, đây là những ngày suốt từ đầu đến cuối được sống bằng ảo ảnh … Hôm nay cùng một lúc, tôi vừa là đàn ông vừa là đàn bà, vừa là tình quân vừa là tình nương và đã cưỡi ngựa vào rừng đầy những lá vàng giữa một ngày thu, tôi vừa là những con ngựa, những chiếc lá, là làn gió, vừa là những lời thổ lộ giữa những người yêu nhau, vừa là mặt trời đỏ rực làm nhíu lại những cặp mắt chan chứa tình yêu.

Ðây là giai đoạn khó khăn nhất. Khó khăn từ câu thơ đầu. Tố Hữu tâm sự: Về quá trình làm một bài thơ như thế nào, riêng tôi thì thấy rất khó viết những câu thơ đầu. Gorky cũng cho rằng khó hơn cả là lúc bắt đầu, là câu đầu tiên, vì nó có tác dụng qui định giọng điệu cơ bản cho toàn bộ tác phẩm.

Khó là mở đầu nhưng mở đầu được rồi không phải văn chương cứ thế mà tuôn chảy. Nguyễn Huy Tưởng thuộc loại nhà văn sinh nở khó khăn nhất, có ngày chỉ nhích được mấy dòng, nhưng cuối cùng phải dập xóa hết. Nguyễn Ðình Thi, dòng nào, trang nào cũng làm lại, xóa, kéo móc, thêm bớt chi chít như mắc cửi trên giấy. Tô Hoài cũng vào loại viết phải dập xóa, thêm nhiều. Ôâng tâm sự: Viết được cả đoạn dài, hoặc xong cả truyện, tôi mới chữa tỉ mỉ và thường chữa cũng lâu công, có khi lâu hơn lúc viết.

Tất nhiên cũng có những nhà văn, trong những trường hợp cụ thể lại thực hiện giai đoạn viết đặc biệt thuận lợi và nhanh chóng. Chẳng hạn Nguyễn Công Hoan, E. Zola, Guy de Maupassant viết rất nhanh. Stendhal đọc cho người khác viết Tu viện thành Parme trong 24 ngày, viết Rudin 50 ngày, Mối tình đầu 70 ngày.

Cũng có người viết đều đặn, thường xuyên. Bà George Sand làm việc như thể đan các cuốn tiểu thuyết của mình bằng que đan vậy… hàng ngày viết một số trang nhất định và không hề bao giờ dừng lại một chỗ nào đó trong khi viết.

5. Giai đoạn sửa chữa

Thật khó tưởng tượng được trong quá trình xây nhà lại có giai đoạn cuối cùng để hoàn tât công trình là sửa chữa. Thực tế, có lúc vừa xây nhà xong đã phải sửa chữa nhưng đó là trường hợp xảy ra do dốt, kém. Nhưng trong xây dựng tác phẩm việc sửa chữa coi như là đương nhiên, là quy luật. Cũng có nhà văn ghét sửa chữa, viết một lần là xong (Walter Scott, George Sand, Daudet v.v…) song, nói chung sửa chữa là cần thiết. Nó cần thiết tới mức mà Dostojevski coi đó là kĩ năng vĩ đại nhất của nhà văn Ai biết cách và đủ sức xóa cái của mình, người đó sẽ thành công. Tolstoi từng tuyên bố: Không một đoạn thực tài tình nào đó có thể làm cho tác phẩm tốt lên nhiều như những đoạn xóa được. Rất hiếm tác phẩm được viết một lần, nghĩa là ra đời dưới dạng hoàn thành tuyệt đối, mà thuờng khi, trước khi có một phương án tối ưu - nhà văn có nhiều thảo cảo. Tolstoi viết đi viết lại nhiều lần Chiến tranh và Hòa bình đây là nhà văn kiên nhẫn nhất trong sửa chữa. Flaubert có câu châm ngôn: Apôlông, đó là vị thầnsửa chữa. Chính ông đã kiệt sức vì sửa chữa Bà Bôvary. Gorky đã chỉnh lí hơn 4000 chỗ trong Người mẹ. Balzac sửa cả bản in thứ 11, 12 biến bản in thử thành bản nháp mới. Ðể hoàn thành tác phẩm, ngoài sửa chữa ra, có thể có trường hợp làm lại. Làm lại không coi là sửa chữa vì ở đây đã thay đổi ý đồ, thay đổi cơ bản về tổ chức tác phẩm.

Bài viết gợi ý: