LÍ THUYẾT ĐIỆN XOAY CHIỀU (P2)

 

Câu 36: Đặt hiệu thế u = U√2 cos ωt (với U và ω không đổi) vào hai đầu một đoạn mạch R,L,C mắc nối tiếp, dòng điện chạy trong mạch có

A. Giá trị tức thời phụ thuộc vào thời gian quy luật của hàm số sin hoặc cosin.

B. Cường độ hiệu dụng thay đổi theo thời gian.

C. Giá trị tức thời thay đổi còn chiều không đổi theo thời gian,

D. Chiều thay đổi nhưng giá trị tức thời không đổi theo thời gian.

Đáp án : A Dòng điện chạy trong mạch có giá trị tức thời phụ thuộc vào thời gian quy luật của hàm số sin hoặc cosin.

Câu 37: Một máy biến thế có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp và mạch từ khép kín, mất mát năng lượng không đáng kể. Biến thế này có tác dụng:

A. Tăng cường độ dòng điện, giảm hiệu điện thế.

B. Giảm cường độ dòng điện, tăng hiệu thế.

C. Tăng cường độ dòng điện, tăng hiệu điện thế.

D. Giảm cường độ dòng điện, giảm hiệu điện thế.

Đáp án : A Biến thế này có tác dụng tăng cường độ dòng điện, giảm hiệu điện thế.

Câu 38: Trong một đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch

A. Sớm pha  \[\frac{\pi }{2}\]  so với cường độ dòng điện.

B. Trễ pha  \[\frac{\pi }{4}\]  so với cường độ dòng điện.

C. Trễ pha  \[\frac{\pi }{2}\] so với cường độ dòng điện.     

D. Sớm pha  \[\frac{\pi }{4}\]  so với cường độ dòng điện.

Đáp án : C Trong một đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch trễ pha  \[\frac{\pi }{2}\] so với cường độ dòng điện.

Câu 39: Cho đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây thuần cảm L, tụ điện C và biến trở R mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định có tần số f thì thấy LC =\[\frac{1}{4{{\pi }^{2}}{{f}^{2}}}\]. Khi thay đổi R thì:

A. Công suất tiêu thụ trên mạch không đổi.        

B. Độ lệch pha giữa u và i thay đổi.

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở không đổi.           

D. Hệ số công suất trên mạch thay đổi.

Đáp án : C Theo bài ra:  LC = \[\frac{1}{4{{\pi }^{2}}{{f}^{2}}}\] => có cộng hưởng=> u,i cùng pha, cosφ = 1

=> B, D sai

P = U2/R nên công suất vẫn thay đổi thi R thay đổi => A sai

U = UR   nên C đúng 

Câu 40: Đặt một điện áp xoay chiều có trị hiệu dụng U không đổi và tần số f thay đổi được vào hai đầu một mạch RLC nối tiếp thì thấy cường độ dòng điện nhanh pha hơn điện áp hai đầu mạch. Nếu giảm dần tần số của dòng điện xoay chiều thì

A. hệ số công suất của mạch giảm.

B. tổng trở mạch giảm đến cực tiểu rồi tăng lại.

C. công suất tiêu thụ của mạch tăng.

D. dung kháng của mạch giảm.

Đáp án : A Do cường độ dòng điện nhanh pha hơn điện áp hai đầu mạch nên ta có:

ZC > ZL ω < \[\frac{1}{\sqrt{LC}}\]

Nếu giảm tần số dòng điện thì hệ số công suất của mạch sẽ giảm.

Câu 41: Khi máy phát điện xoay chiều 3 pha và động cơ không đồng bộ 3 pha hoạt động thì hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra ở (các) bộ phận nào?

A. Ở các cuộn dây của stato máy phát điện 3 pha và ở rôto của động cơ không đồng bộ 3 pha.

B. Ở các cuộn dây của stato máy phát điện 3 pha và ở các cuộn dây của stato động cơ không đồng bộ 3 pha.

C. Ở các cuộn dây của stato động cơ không đồng bộ 3 pha.

D. Ở các cuộn dây của stato máy phát điện 3 pha.

Đáp án : A

 Khi cho từ thông gửi qua một mạch kín thay đổi thì trong mạch xuất hiện một dòng điện. Dòng điện đó được gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng đó được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.Đối chiếu định nghĩa trên, ta có:Ở máy phát 3 pha thì cuộn dây là phần ứng, tức là phần sinh ra điện nên ở đó phải có hiện tượng cảm ứng điện từ.Ở động cơ thì có thể ngầm hiểu rôto(lồng sóc)cũng là phần ứng ( thực tế động cơ KHÔNG có phần cảm phần ứng)

Câu 42: Đặt điện áp u = U0cos (ωt) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và tụ điện C mắc nối tiếp. Biết điện áp giữa hai đầu điện trở thuần và điện áp giữa hai bản tụ điện có giá trị hiệu dụng bằng nhau. Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Cường độ dòng điện qua mạch sớm pha\[\frac{\pi }{4}\] so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. Điện áp giữa hai đầu cực tụ điện trễ pha\[\frac{\pi }{4}\] so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

C. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần sớm pha\[\frac{\pi }{4}\] so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

D. Cường độ dòng điện qua mạch trễ pha\[\frac{\pi }{4}\] so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Đáp án : D

Câu 43: Máy hàn điện nấu chảy kim loại hoạt động theo nguyên tắc biến áp, trong đó số vòng dây và tiết diện dây của cuộn sơ cấp máy biến áp là N1, S1, của cuộn thứ cấp là N2, S2. So sánh nào sau đây đúng?

A. N1 > N2, S1 < S2

B. N1 > N2, S1 > S2

C. N1 < N2, S1 < S2

D. N1 < N2, S1 > S2

Đáp án : A Máy hàn điện dao động theo nguyên tắc máy biến áp, trong đó cuộn sơ cấp gồm nhiều vòng dây tiết diện nhỏ, cuộn thứ cấp gồm nhiều vòng dây tiết diện lớn.

Câu 44:   Một mạch điện xoay chiều gồm phần tử X nối tiếp phần tử Y. Biết rằng X và Y là một trong 3 phần tử R, C, cuộn dây. Đặt một hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch u = U\[\sqrt{2}\]cosωt (V) thì hiệu điện thế hiệu dụng UX = U\[\sqrt{3}\], UY = 2U và u không chậm pha hơn cường độ dòng điện i. Hai phần tử X và Y tương ứng phải là

A. Điện trở và tụ điện

B. Tụ điện và cuộn dây không thuần cảm

C. Điện trở và cuộn dây không thuần cảm

D. Cuộn dây thuần cảm và tụ điện

Đáp án : B Do UX > U, UY > U => x,y không thể là R

Uy > UX mà u sớm pha hơn I => x là C và y là L

Câu 45: Trong mạch điện chỉ có tụ điện C. Đặt hiệu điện thế xoay chiều giữa hai bản tụ điện C thì có dòng điện xoay chiều trong mạch. Điều này được giải thích là có electron đi qua điện môi giữa hai bản tụ. Hãy chọn câu đúng

A. Hiện tượng đúng, giải thích sai                     B. Hiện tượng đúng, giải thích đúng

C. Hiện tượng sai, giải thích đúng          D. Hiện tượng sai, giải thích sai

Đáp án : A Trong mạch điện chỉ có tụ điện C. Đặt hiệu điện thế xoay chiều giữa hai bản tụ điện C thì có dòng điện xoay chiều trong mạch.

Điều này được giải thích là có electron đi qua điện môi giữa hai bản tụ => Sai

Câu 46: Chọn phát biểu sai: Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, công suất hao phí

A. Tỉ lệ với thời gian truyền điện

B. Tỉ lệ với chiều dài đường dây điện

C. Tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp giữa hai đầu dây ở trạm điện

D. Tỉ lệ với bình phương công suất truyền đi

Đáp án : A Công suất hao phí: ΔP = P2.R/ U2

Câu 47: Gọi B0 là cảm ứng từ cực đại của 1 tỏng 3 cuộn dây ở động cơ không đồng bộ 3 pha, cảm ứng từ tổng hợp của từ trường quay tại tâm stato có trị số bằng:

A. B=3B0.               . B=1,5B0.               C. B=B0.                 D. B=30,5B0.

Đáp án : B Cường độ dòng điện trong 3 cuộn dây lệch pha nhau 2π/3 nên cảm ứng từ do chúng tạo ra cũng lệch pha nhau 2π/3. Chọn thời điểm gốc ta có:

B1 = B0 sin ωt ;  B2 = I0 sin (ωt + 2π/3) ; I3 = I0 sin (ωt - 2π/3)

Khi ωt = π/2 thì B1 = B0 ; \[{{B}_{2}}=\frac{-{{B}_{0}}}{2}\]  và \[{{B}_{3}}=\frac{-{{B}_{0}}}{2}\]

Khi B1 hướng ra xa cuộn dây 1 thì Bvà   Bhướng về phía cuộn dây 2 và 3 , vì vậy vecto tổng hợp B có độ lớn là: B=1,5B0.

Câu 48: Trong đoạn mạch xoay chiều R, L, C dòng điện và hiệu điện thế cùng pha khi

A. đoạn mạch chỉ có điện trở thuần.

B. trong đoạn mạch chỉ sảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.

C. đoạn mạch chỉ có điện trở thuần hoặc có xảy ra cộng hưởng.

D. trong đoạn mạch dung kháng lớn hơn cảm kháng.

Đáp án : C

Câu 49: So với hiệu điện thế, dòng điện xoay chiều chạy qua mạch chỉ gồm cuộn cảm sẽ dao động điều hòa và

A. sớm pha hơn một góc π/2.                  B. trễ pha hơn một góc π/2.

C. sớm pha hơn một góc -π/2.                D. trễ pha hơn một góc -π/2.

Đáp án : B

Nếu \[u={{U}_{{{L}_{0}}}}sin(\omega t+\frac{\pi }{2})\]thì \[i={{I}_{0}}sin\omega t.\]

Nếu\[u={{U}_{{{L}_{0}}}}sin\omega t\]  thì \[\Rightarrow i={{I}_{0}}sin(\omega t-\frac{\pi }{2})\]

Câu 50: Một đoạn mạch gồm bong đèn mắc nối tiếp với cuộn dây thuần cảm. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch ta thấy đèn sáng bình thường. Khi mắc nối tiếp mạch với hộp X, ta thấy đèn sáng quá mức bình thường, hộp X có thể chứa

A. Cuộn dây thuần cảm                          B. Tụ điện

C. Điện trở thuần                                   D. Cuộn dây

Đáp án : B Cường độ dòng điện qua đèn : I = \[\frac{U}{Z}\]

Khi mắc them hộp X đèn sáng quá mức bình thường thì cường độ dòng điện qua đèn tăng   => Tổng trở của mạch giảm   => Hộp X chỉ có thể chứa tụ điện

 

Câu 51: Máy dao điện là máy

A. Tạo ra dòng điện có chiều và cường độ dòng điện biến thiên tuần hoàn.

B. Có p cặp cực từ quay đều với tần số góc \[\omega \]= 314 rad/s thì dòng điện tạo bởi máy có tần số f = 50p (Hz).

C. Phải có phần cảm là stato với các cuộn day giống nhau và có phần ứng là rôto gồm một hay nhiều cặp cực từ quay đều trong lòng stato.

D. Trong nhà máy nhiệt điện tạo ra dao động điện từ điều hòa cưỡng bức bằng cách chuyển hóa trực tiếp nội năng của chất đốt thành điện năng.

Đáp án : B Với\[\omega =2\pi .f=314\Rightarrow f=50Hz\]. Máy có một cặp cực từ quay đều với tần số f thì dòng điện có tần số: f = 50Hz. Máy có p cặp cực từ quay đều với tần số f thì dòng điện có tần số: f = 50.p Hz.

Câu 52: Cuộn dây sơ cấp (I) của máy biến thế chuông được nối với một nguồn điện 4,5V và cuộn thứ cấp (II) với một vôn kế đo hiệu điện thế dòng một chiều. Khi đóng mạch điện (I) thì kim của vôn kế

A. Sẽ chỉ hiệu điện thế không đổi, tương ứng với tỉ số truyền qua của máy biến thế.

B. Chỉ lệch vị trí O tại thời điểm đóng và mở mạch (I).

C. Chỉ lệch khỏi vị trí O tại thời điểm đóng mạch (I).

D. hoàn toàn không dịch chuyển, vì máy biến thế chỉ hoạt động khi dòng điện trong mạch (I) là dòng điện xoay chiều.

Đáp án : B

Câu 53: Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức: i= I0sinωt và biểu thức hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có dạng u= U0sin(ωt-π/2). Ta có thể suy ra đoạn mạch này

A. Chỉ có tụ điện

B. Chỉ có cuộn dây thuần cảm

C. Có cả tụ điện và cuộn dây thuần cảm kháng

D. A,C đều đúng 

Đáp án : D Đoạn mạch này chỉ có tụ điện hoặc có cả tụ điện và cuộn dây thuần cảm kháng

Câu 54: Máy phát điện xoay chiều một pha

A. có nguyên tắc cấu tạo dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay.

B. Có rôto là phần ứng, stato là phần cảm.

C. có phần cảm là cuộn dây, phần ứng là nam châm.

D. biến đổi điện năng thành cơ năng.

Đáp án : B

Câu 55: Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha dựa trên

A. Hiện tượng tự cảm

B. Hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay

C. Hiện tượng tự cảm và sử dụng từ trường quay

D. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Đáp án : B Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay

Câu 56: Với máy biến áp, nếu bỏ qua điện trở của các dây quấn thì ta luôn có:               

A. \[\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}~=~\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}\]                     B. \[\frac{{{I}_{1}}}{{{I}_{2}}}~=~\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}\]                     C. \[\frac{{{U}_{2}}}{{{U}_{1}}}~=\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}\]                     D. \[\frac{{{I}_{2}}}{{{I}_{1}}}~=~\frac{{{N}_{2}}}{{{N}_{1}}}\]

Đáp án : A Với máy biến áp, nếu bỏ qua điện trở của các dây quấn thì ta luôn có:  =               

Câu 57: Công suất tỏa nhiệt của một mạch điện xoay chiều phụ thuộc vào

A. Điện trở thuần của mạch                              B. Cảm kháng của mạch

C. Dung khang của mạch                       D. Tổng trở của mạch

Đáp án : A Công suất tỏa nhiệt của một mạch điện xoay chiều phụ thuộc vào điện trở thuần của mạch

Câu 58: Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm R,L,C mắc nối tiếp. Biết cảm kháng lớn hơn dung kháng. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng và tần số luôn không đổi, Nếu cho điện dung C tăng thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch sẽ

A. Tăng đến một giá trị cực đại rồi sẽ giảm

B. Không thay đổi

C. Luôn tăng

D. Luôn giảm

Đáp án : D Hệ số công suất của mạch : cos φ = \[\frac{R}{\sqrt{{{R}^{2}}+\left( \omega L-\frac{1}{\omega C} \right)}}\]

Do ωL >  \[\frac{1}{\omega C}\]  nên khi tăng tần số dòng điện thì ωL -  \[\frac{1}{\omega C}\]  sẽ luôn tăng

=> Hệ số công suất của mạch luôn giảm

Công suất tiêu thụ của mạch P =  \[\frac{{{U}^{2}}}{R}\]  cos2 φ sẽ luôn giảm

Câu 59: Dòng điện xoay chiều hình sin có chu kì T, cường độ cực đại I0= 4A. Vào một thời điểm t, cường độ tức thời có giá trị i=0 và đang tăng . Cường độ tức thời i = 2A sau thời gian ngắn nhất bằng

A.\[\frac{T}{3}\]                          B. \[\frac{T}{4}\]                        C. \[\frac{T}{12}\]                      D. \[\frac{T}{6}\]

Đáp án : C Tại t=0 ; i=0 và đang tăng

 Sau đó khoảng thời gian ngắn nhất \[\frac{T}{12}\] thì i = \[\frac{{{I}_{0}}}{2}\] = 2A

Câu 60: Cho mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm: điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C không đổi, mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có điện áp có biểu thức u = U0sin (ωt+φ) thì trong mạch có hiện tượng cộng hưởng . Khi tăng dần tần số thì

A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm

B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện tăng

C. Điện áp hiệu dụng trên tỵ không đổi

D. Điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng

Đáp án : A Do khi cộng hưởng, hệ số công suất của mạch cực đại nên nếu tăng tần số dòng điện ( mạch không còn cộng hưởng nữa) thì hệ số công suất của mạch giảm

Câu 61: Trong máy phát điện:

A. Phần cảm là bộ phận đứng yên và phần ứng là bộ phận chuyển động.

B. Phần cảm là bộ phận chuyển động và phần ứng là bộ phận đứng yên.

C. Cả hai phần cảm và phần ứng đều đứng yên, chỉ bộ góp chuyển động.

D. Tùy thuộc vào cấu tạo của máy, phần cảm cũng như phần ứng có thể là bộ phận đứng yên hoặc là bộ phận chuyển động.

Đáp án : D

Câu 62: Mạch R, L, C mắc nối tiếp có hệ số công suất bằng 1 khi:

A. R = 0; \[\frac{L\omega -1}{C\omega }\ne 0.\]                       B. Lω = 0; \[\frac{1}{C\omega }\ne 0.\]

C. R ≠ 0; Lω = \[\frac{1}{C\omega }\]                         D. Lω ≠ 0; \[\frac{1}{C\omega }=0.\]

Đáp án : C

Câu 63: Một đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Biết rằng Ulo = \[\frac{1}{2}\]UCo. So với dòng điện, hiệu điện thế tại hai đầu đoạn mạch sẽ:

A. Cùng pha.                     B. Sớm pha.            C. Trễ pha.             D. Vuông pha.

Đáp án : D

ULo = UCo \[\Rightarrow \] ULo < UCo  \[\Rightarrow \] ZL < ZC \[\Rightarrow \] ωL = \[\frac{1}{\omega C}\]\[\Rightarrow \] Hiệu điện thế trễ pha hơn so với dòng điện.

Câu 64: Trong đoạn mạch có R,L và C mắc nối tiếp, giữa 2 điểm có hiệu điện thế hiệu dụng U, nếu ωL = \[\frac{1}{\omega C}\] thì:

A. Cường độ hiệu dụng I < \[\frac{U}{R}.\]                B. Cường độ dòng điện i cùng pha với u.

C. Công suất tiêu thụ trung bình là P > \[\frac{{{U}^{2}}}{R}.\]          D. Tổng trở của đoạn mạch Z > R.

Đáp án : B Vì cosφ = \[\frac{R}{Z}\] mà Z = R nên cosφ = 1 \[\Rightarrow \] φ = 0.

Độ lệch pha bằng 0 nên i cùng pha với u.

Câu 65: Trong cách mắc dòng điện xoay chiều 3 pha đối xứng theo hình tam giác, phát biểu nào sau đây là không đúng

A. Công suất của 3 pha bằng 3 lần công suất mỗi pha

B. Công suất tiêu thụ  trên mỗi pha đều bằng nhau

C. Điện áp giữa hai đầu một pha bằng điện áp giữa hai dây pha

D. Dòng điện trong mỗi pha bằng dòng điện trong mỗi dây pha

Đáp án : D

A. Sai vì công suất của 3 pha bằng 3 lần công suất mỗi pha, là kết luận đúng

B. Sai vì công suất tiêu thụ  trên mỗi pha đều bằng nhau, là kết luận đúng

C. Sai vì điện áp giữa hai đầu một pha bằng điện áp giữa hai dây pha, là kết luận đúng

D. Đúng vì \[{{U}_{d}}=\sqrt{3}{{U}_{p}}\]

Câu 66: Một cuộn dây thuần cảm, có độ tự cảm L=2/πH, mắc nối tiếp với một tụ điện có dạng u=100sin(100πt+π/6) (V). Biểu thức hiệu điện thế đầu tụ điện là

A. u=50sin(100πt - 5π/6).                       B. u=50sin(100πt + 5π/6).

C. u=50sin(100πt - π/3).                         D. u=50sin(100πt + π/3).

Đáp án : A Ta có:\[{{U}_{{{C}_{0}}}}={{I}_{0}}{{Z}_{C}}=50V.\]  Vì uc trễ pha một góc \[\frac{\pi }{2}\]so với dòng điện

nên: \[{{u}_{c}}=50sin\left[ (100\pi t-\frac{\pi }{3})-\frac{r}{2} \right]=50sin(100\pi t-\frac{5\pi }{6})V.\]

Câu 67: Đối với các máy phát điện xoay chiều công suất lớn, người ta cấu tạo chúng sao cho:

A. Bộ phận đứng yên (stato) là phần ứng và bộ phận chuyển động (rôto) là phần cảm.

B. Stato là phần cảm và rôto là phần ứng.

C. Stato là một nam châm vĩnh cửu lớn.

D. Rôto là một nam châm điện.

Đáp án : A

Câu 68: Đặt điện áp hai u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch có dạng i=Isinωt. Đoạn mạch này chỉ có

A. Tụ điện                                             B. Cuộn cảm thuần.

C. Điện trở thuần.                                  D. Cuộn dây không thuần cảm.

Đáp án : B+ i=Isinωt =I0cos(ωt- \[\frac{\pi }{2}\]  ) => u nhanh pha hơn I một góc  \[\frac{\pi }{2}\]  =>Đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần.

Câu 69: Động cơ không đồng bộ ba pha và máy phát điện xoay chiều ba pha đều có

A. Stato là phần cảm.                                       B. Rôto là nam châm điện.

C. Stato giống nhau.                                         D. Rôto là phần ứng.

Đáp án : C + Động cơ không đồng bộ ba pha và máy phát điện xoay chiều ba pha đều có stato là ba cuộn dây giống nhau, đặt lệch nhau một góc 1200 trên vành tròn.

Câu 70: Đoạn mạch xoay chiều gồm một điện trở thuần và một cuộn cảm thuần mắc nối tiếp. Khi tần số của dòng điện tăng thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở thuần

A. Luôn giảm.         B. Không đổi.                    C. Luôn tăng.          D. Tăng rồi giảm.

Đáp án : A+Điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở:UR=IR=   \[\frac{U}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{(\omega L)}^{2}}}}R\]  

=>Khi tần số dòng điện tăng thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở luôn giảm.

Bài viết gợi ý: