LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

 

Câu 1 (THPT Phúc Thành Hải Dương) Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35mm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng

          A. 0,1 mm                      B. 0,2 mm                     C. 0,3 mm                       D. 0,4 mm

Đáp án D

Câu 2 (THPT Phúc Thành Hải Dương) Công thoát của natri là 3,97.10-19J , giới hạn quang điện của natri là :

     A. 0,5 mm                 B. 1,996mm                C. 2mm          D. 3,87.10-19 m

Đáp án A

Câu 3 (THPT Hùng Vương Bình Phước lần 1)  Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?

    A. độ đơn sắc cao.    B. độ định hướng cao.   C. cường độ lớn.  D. công suất lớn.

Đáp án D

+ Tia laze không có công suất lớn.

 

Câu 4 (THPT Hùng Vương Bình Phước lần 1)  Công thoát của electron ra khỏi đồng là 4,14 eV và của kẽm là 5,1 eV. Chiếu lần lượt hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,20 μm và λ2 = 0,19 μm vào bề mặt tấm đồng. Hiện tượng quang điện

    A. không xảy ra với cả hai bức xạ đó.        B. xảy ra với cả hai bức xạ đó.

    C. chỉ xảy ra với bức xạ λ1.                       D. chỉ xảy ra với bức xạ λ2.

Đáp án B

+ Giới hạn quang điện của hai kim loại

vậy hiện tượng quang điện xảy ra với cả hai bức xạ.

 

Câu 5 (THPT Hùng Vương Bình Phước lần 1)  Cho 1 eV = 1,6.10-19J, h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Khi êlectron (êlectron) trong nguyên từ hidrô chuyển từ quỹ đạo dừng có năng lượng –0,85 eV sang quỹ đạo dừng có năng lượng –13,60 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ điện từ có bước sóng

    A. 0,4340 μm.           B. 0,4860 μm.           C. 0,0974 μm.           D. 0,6563 μm.

Đáp án C

+ Áp dụng tiên đề của Bo về mẫu hidro ta có:

$\frac{hc}{\lambda }={{E}_{M}}-{{E}_{N}}\to \lambda =\frac{hc}{{{E}_{M}}-{{E}_{N}}}=\frac{{{6,625.10}^{-34}}{{.3.10}^{8}}}{\left( -0,85+13,6 \right){{.1,6.10}^{-19}}}=0,0974\,\,\mu m.$

 

Câu 6 (THPT Hùng Vương Bình Phước lần 1)  Nguyên tử khi hấp thụ một phôtôn có năng lượng \[\varepsilon ={{E}_{N}}-{{E}_{K}}\] sẽ

    A. chuyển dần từ K lên L, từ L lên M, từ M lên N.

    B. không chuyển lên trạng thái nào cả.

    C. chuyển thẳng từ K lên N.

    D. chuyển dần từ K lên L rồi lên N.

Đáp án C

+ Khi nhận được năng lượng $\varepsilon ={{E}_{N}}-{{E}_{K}}$ electron sẽ chuyển thẳng từ K lên N.


Câu 7(THPT Nguyễn Khuyễn Bình Dương)  Phôtôn của một bức xạ có năng lượng 6,625.10-19 J. Bức xạ này thuộc miền

    A. sóng vô tuyến.      B. hồng ngoại.          C. tử ngoại.              D. ánh sáng nhìn thấy.

Đáp án C

+ Bước sóng của bức xạ \[\lambda =\frac{hc}{\varepsilon }=\frac{{{6,625.10}^{-34}}{{.3.10}^{8}}}{{{6,625.10}^{-19}}}=0,3\mu m\to \] bức xạ này thuộc miền tử ngoại.\[(Dethithpt.com)\]


Câu 8(THPT Nguyễn Khuyễn Bình Dương)  Thuyết lượng tử ánh sáng không được dùng để giải thích

    A. hiện tượng quang điện.                         B. hiện tượng quang – phát quang.

    C. hiện tượng giao thoa ánh sáng.              D. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện.

Đáp án C

+ Thuyết lượng tử ánh sáng không thể giải thích được hiện tượng giao thoa ánh sáng.


Câu 9 (THPT Nguyễn Khuyễn Bình Dương)  Hiện tượng chiếu ánh sáng vào kim loại làm electron từ kim loại bật ra là hiện tượng

    A. tán xạ.                  B. quang điện.          C. giao thoa.             D. phát quang.

Đáp án B

+ Hiện tượng chiếu ánh sáng vào kim loại làm electron bật ra khỏi kim loại là hiện tượng quang điện ngoài.


Câu 10 (THPT Nguyễn Khuyễn Bình Dương)  Phôtôn

    A. là hạt mang điện tích dương.                 B. còn gọi là prôtôn.

    C. luôn có vận tốc bằng 3.108 m/s.             D. luôn chuyển động.

Đáp án D

+ Photon chỉ tồn tại ở trạng thái chuyển động

..

Bài viết gợi ý: