LÍ THUYẾT DAO ĐỘNG CƠ (P2)

 

Câu 51: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.

B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.

C. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.

D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian lao động.

Đáp án : A

Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định thì quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng, lực kéo về tác dụng vào vật tỷ lệ với li độ x, li độ của vật phụ thuộc vào thời gian theo định luật dạng sin(hoặc cosin). Vì thế A là đúng còn các kết luận B, C, D đều sai.

Câu 52: Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.

B. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không

C. Ở vịt trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.

D. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.

Đáp án : D Phát biểu đúng : Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không .

Câu 53: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m gắn với một lò xo nhẹ có độ cứng k. Con lắc này có tần số dao động riêng là

A. f = 2π                 B. f = 2π\[\sqrt{\frac{k}{m}}\]              C. f =\[\frac{1}{2\pi }\]\[\sqrt{\frac{m}{k}}.\].       D. f =\[\frac{1}{2\pi }\]. \[\sqrt{\frac{k}{m}}\]

Đáp án : D

Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m gắn với một lò xo nhẹ có độ cứng k.

Chu kì là T = 2π\[\sqrt{\frac{m}{k}}.\]    . Suy ra tần số dao động riêng là f = \[\frac{1}{T}\]  = \[\frac{1}{2\pi }\]. \[\sqrt{\frac{k}{m}}\]  .

 

Câu 54: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa theo phương ngang. Lực kéo vào tác dụng vào vật luôn

A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.

B. hướng về vị trí cân bằng.

C. cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo.  

D. hướng về vị trí biên.

Đáp án : B Trong con lắc lò xo lực kéo về tác dụng vào vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 55: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

C. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động.

D. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.

Đáp án : D Trong dao động cơ cưỡng bức khi đã ổn định thì tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức. Vì vậy kết luận D là sai.

Câu 56: Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox với tần số góc ω. Ở  li độ x, vật có gia tốc là

A. ω2x.                    B. ωx2.                    C. –ωx2.                  D. – ω2x.

Đáp án : D Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox với tần số góc ω. Ở li độ x, vật có gia tốc là a = – ω2x.

Câu 57: Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên

A. cùng tần số và ngược pha với li độ.    B. khác tần số và ngược pha với li độ.

C. khác tần số và cùng pha với li độ.      D. cùng tần số và cùng pha với li độ.

Đáp án : A Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa a = - ω2x, gia tốc biến thiên cùng tần số và  ngược pha với li độ x.

Câu 58: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Trong các đại lượng sau của chất điểm : biên độ, vận tốc, gia tốc, động năng thì đại lượng không đổi theo thời gian là

A. vận tốc.              B. gia tốc.               C. động năng.                   D. biên độ.

Đáp án : D Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox thì đại lượng không thay đổi theo thời gian là biên độ dao động.

Câu 59: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì

A. động năng của chất điểm giảm.                    B. độ lớn vận tốc của chất điểm giảm.

C. độ lớn li độ của chất điểm tăng.                    D. độ lớn gia tốc của chất điểm giảm.

Đáp án : D Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì li độ x giảm và tốc độ v thì tăng. Mà độ lớn gia tốc của chất điểm a = ω2x vậy thì x giảm độ lớn gia tốc của chất điểm giảm.

Câu 60: Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ là A1 và A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên có giá trị lớn nhất bằng

 

A. \[\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}.\]               B.     A1 + A2 .             C. 2A1.                   D. 2A2.

Đáp án : B Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ là A1 và A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên có giá trị lớn nhất khi chúng cùng pha và khi đó giá trị lớn nhất ấy bằng A = A1 + A2.

Câu 61: Khi nói về dao động điều hoà của một chất điểm, phát biểu nào sau đây sai?

A.  Khi động năng của chất điểm giảm thì thế năng của nó tăng. 

B. Biên độ dao động của chất điểm không đổi trong quá trình dao động. 

C. Độ lớn vận tốc của chất điểm tỉ lệ thuận với độ lớn li độ của nó. 

D. Cơ năng của chất điểm được bảo toàn

Đáp án : C Chỉ có độ lớn của vận tốc cực đại tỉ lệ thuận với biên độ của vật

Câu 62: Dao động của con lắc đồng hồ là

A. dao động cưỡng bức.                         B. dao động tắt dần.

C. dao động điện từ.                                         D. dao động duy trì.

Đáp án : D Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì

Câu 63: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản của môi trường)?

A. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng dây.

B. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó.

C. Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa.

D. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần.

Đáp án : A

công thức lực căng dây

T = mg\[(3cos\alpha -2cos{{\alpha }_{0}})\]

tại VTCB ta thấy T = mg\[(3-2cos{{\alpha }_{0}})>mg=P\]

Câu 64: Điều kiện nào sau đây là điều kiện của sự cộng hưởng?   Điều kiện nào sau đây là điều kiện của sự cộng hưởng? Chu kỳ của lực cưỡng bức phải lớn hơn chu kỳ riêng của hệ. Lực cưỡng bức phải lớn hơn hoặc bằng một giá trị F0 nào đó. Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động. Tần số của lực cưỡng bức lớn hơn nhiều tần số của hệ dao động.

A. Chu kỳ của lực cưỡng bức phải lớn hơn chu kỳ riêng của hệ.

B. Lực cưỡng bức phải lớn hơn hoặc bằng một giá trị F0 nào đó.

C. Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động.

D. Tần số của lực cưỡng bức lớn hơn nhiều tần số của hệ dao động.

Đáp án : C Điều kiện là điều kiện của sự cộng hưởng :

Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động.

Câu 65: Đối với một dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là :

A. Tần số dao động.         

B. Pha của dao động.        

C. Chu kỳ của dao động.  

D. Tần số góc.

Đáp án : C Đối với một dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là : Chu kỳ của dao động.  

Câu 66: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động riêng.

B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động điều hòa.

C. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động tắt dần.

D. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức.

Đáp án : D Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức.

Câu 67: Nhận xét nào sau đây là không đúng ?

A. Dao động duy trì có chu kỳ bằng dao động riêng của con lắc.

B. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản môi trường càng lớn.

C. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.

D. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

Đáp án : C Nhận xét không đúng là : Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức, nó phải phụ thuộc mới đúng nhé

Câu 68: Phát biểu nào sau đây không đúng với con lắc lò xo ngang?

A. Chuyển động của vật là dao động điều hòa.

B. Chuyển động của vật là chuyển động tuần hoàn.

C. Chuyển động của vật là chuyển động thẳng.

D. Chuyển động của vật là chuyển động biến đổi đều.

Đáp án : D Phát biểu không đúng với con lắc lò xo nằm ngang là :

Chuyển động của vật là chuyển động biến đổi đều nhé, vì gia tốc nó thay đổi nên không thể gọi là chuyển động biến đổi đề được

Câu 69: Description: Description: \alpha Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α0. Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là m, chiều dài dây treo là ℓ, mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là

A.\[\frac{1}{2}\] mgl\[{{\alpha }^{2}}\]                     B. mg ℓ2\[\alpha \]                  C.\[\frac{1}{4}\] mg ℓ2 α0            D. 2 mgℓ\[\alpha \]

Đáp án : A

\[W=mgl(1-cos\alpha )=mgl.2co{{s}^{2}}(\alpha /2)=2mgl{{(\alpha /2)}^{2}}=mgl{{\alpha }^{2}}/2\]

Câu 70: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 8cos(πt + \[\frac{\pi }{4}\]) (x tính bằng cm, t tính bằng s) thì

A. chu kì dao động là 4 s.

B. lúc t = 0 chất điểm chuyển động theo chiều âm của trục Ox.

C. chất điểm chuyển động trên đoạn thẳng dài 8 cm.

D. vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng là 8 cm/s. 

Đáp án : B

Câu 71: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

A. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.

B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.

C. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.

D. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.

Đáp án : C

Câu 72: Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

B. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.

C. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.

D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.

Đáp án : C thoi gian dong nang = the nang la T/4

Câu 73: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số 2f1. Động năng của con lắc biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số f2 bằng

A. \[\frac{{{f}_{1}}}{2}.\]                             B. f1.                      C. 4f1.                     D. 2f1.

Câu 74: Dao động điều hòa có tính chất

A. Khi đi qua vị trí cân bằng có vận tốc và gia tốc cực đại.

B. Khi đi qua vị trí cân bằng có  tốc độ cực đại và gia tốc bằng 0.

C. Khi vật qua vị trí biên nó có vận tốc cực tiểu và gia tốc cực tiểu.

D. Khi vật ở vị trí biên nó có vận tốc và gia tốc bằng nhau.

Đáp án : B

Dao động điều hòa có tính chất khi đi qua vị trí cân bằng có vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu.

Câu 75: Khi một vật dao động điều hoà thì 

A.  lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

B. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ởvịtrí cân bằng. 

C. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

D. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệvới bình phương biên độ.

Đáp án : B

Câu 76: Chọn câu ĐÚNG:

A. Khi vật dao động điều hòa đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc triệt tiêu.

B. Gia tốc trong vật dao động điều hòa luôn luôn tỉ lệ và trái dấu với li độ.

C. Chu kỳ của hệ dao động điều hoà phụ thuộc vào biên độ dao động.

D. Véc tơ vận tốc  \[\underset{v}{\mathop{\to }}\,\]  đổi chiều khi dao động điều hòa qua vị trí cân bằng.

Đáp án : B Gia tốc trong vật dao động điều hòa luôn luôn tỉ lệ và trái dấu với li độ là câu Đúng =>Đáp án B.

Câu 77: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(ωt + φ). Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là:

A.\[\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}~+~\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}\] = A2.           B.\[\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}~+~\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}\] = A2. C. \[\frac{{{\omega }^{2}}}{{{v}^{2}}}~+~\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}~\]= A2.      D. \[\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}~+~\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}~~\]= A2.

Đáp án : B

Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng ta có \[\frac{m{{v}^{2}}}{2}+\frac{k{{x}^{2}}}{2}=\frac{k{{A}^{2}}}{2}\Rightarrow \frac{K{{V}^{2}}}{2{{\omega }^{2}}}+\frac{K{{X}^{2}}}{2}+\frac{K{{A}^{2}}}{2}\]

Thay \[a=-{{\omega }^{2}}xt\]ừ đây suy ra\[\Rightarrow \frac{{{V}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}={{A}^{2}}\]

Câu 78: Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì 

A.  khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.

B. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.

C. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại. 

D. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.

Đáp án : B

A. Sai vì khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên độ vận tốc hướng ra biên còn gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng nên chúng ngược dấu.

C. Sai vì động năng của vật cực đại khi ở vị trí cân bằng còn gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi ở vị trí biên .

D. Sai vì khi ở vị trí cân bằng thế năng cực tiểu không bằng cơ năng .

Vậy chỉ có B đúng

Câu 79: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức. 

B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.

C. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.

Đáp án : A theo định nghĩa :Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

Câu 80: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là 

A. biên độ và gia tốc.                             B.  biên độ và năng lượng. 

C. biên độ và tốc độ.                                        D. li độ và tốc độ. 

Đáp án : B Vật dao động tắt dần thì có biên độ và năng lượng giảm liên tục ,còn các đại lượng như li độ,gia tốc ,vận tốc có thể có lúc tăng lúc giảm .

Câu 81: Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn

A.  tỉ lệ với bình phương biên độ.

B.  không đổi nhưng hướng thay đổi.

C.  tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. và hướng không đổi.

Đáp án : C Lực kéo về\[F=-kx\] suy ra :Tỉ lệ với x và hướng về VTCB

Câu 82: Độ lệch pha của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và ngược pha nhau là  

A. 2( k + 1) \[\frac{\pi }{2}\] ( với k = 0, ± 1, ± 2, ...)                     B. 2( k + 1)π  ( với k = 0, ± 1, ± 2, ...)

C. kπ (với k = 0, ±1, ±2, ...).                                       D.  2kπ (với k = 0, ±1, ±2, ...). 

Đáp án : B bằng số lẻ pi

Câu 83: Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dao động của con lắc lò xo luôn là dao động điều hòa. 

B. Cơ năng của vật dao động điều hòa không phụ thuộc biên độ dao động.

C. Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. Dao động của con lắc đơn luôn là dao động điều hòa. 

Đáp án : C

Câu 84: Vật dao động tắt dần có 

A.  cơ năng luôn giảm dần theo thời gian.                  

B. thế năng luôn giảm dần theo thời gian. 

C. li độ luôn giảm dần theo thời gian.              

D. pha dao động luôn giảm dần theo thời gian. 

Đáp án : A

Câu 85: Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường kính của quỹ đạo có chuyển động là dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tần số góc của dao động điều hòa bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều. 

B. Biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều.

C. Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng độ lớn lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều.

D. Tốc độ cực đại của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển động tròn đều. 

Đáp án : C

Câu 86: Chu kì dao động là khoảng thời gian

A. giữa hai lần liên tiếp vật dao động qua cùng một vị trí.

B. vật đi hết đoạn đường bằng quỹ đạo.

C. nhất định để trạng thái dao động lặp lại như cũ.

D. ngắn nhất để trạng thái dao động lặp lại như cũ.

Đáp án : D Chu kì dao động là khoảng thời gian ngắn nhất để trạng thái dao động lặp lại như cũ.

Câu 87: Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α0. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Ở vị trí con lắc có động năng bằng thế năng thì li độ góc của nó bằng

A.  ± \[\frac{{{\alpha }_{0}}}{2}.\]                B.  ± \[\frac{{{\alpha }_{0}}}{3}.\]                C. ± \[\frac{{{\alpha }_{0}}}{\sqrt{2}}.\]            D. ±\[\frac{{{\alpha }_{0}}}{\sqrt{3}}.\]

Đáp án : C

năng lượng của con lắc: \[W=ngl(1-cos{{\alpha }_{0}})=mgl.2co{{s}^{2}}({{\alpha }_{0}}/2)=mgl\alpha _{0}^{2}/2\] tương tự thế năng tai vị trí bất kỳ\[{{W}_{t}}=mgl{{\alpha }^{2}}/2\]

để\[{{W}_{t}}={{W}_{d}}hay{{W}_{t}}=1/2W\Rightarrow \alpha =\pm {{\alpha }_{0}}/\sqrt{2}\]

Câu 88: Con lắc vật lí là một vật rắn quay được quanh một trục nằm ngang cố định. Dưới tác dụng của trọng lực, khi ma sát không đáng kể thì chu kì dao động nhỏ của con lắc 

A. không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường tại vị trí con lắc dao động. 

B.  phụ thuộc vào biên độ dao động của con lắc. 

C. không phụ thuộc vào momen quán tính của vật rắn đối với trục quay của nó. 

D. phụ thuộc vào khoảng cách từ trọng tâm của vật rắn đến trục quay của nó.

Đáp án : D

Câu 89: Khi nói về một vật dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

B. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hoà theo thời gian. 

C. Vận tốc của vật biến thiên điều hoà theo thời gian.

D. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

Đáp án : A cơ năng của vật DĐĐH không đổi nên câu A là sai.

Câu 90: Khi nói về một vật đang dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng. 

B.  Vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại. 

C. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng. 

D. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng.

Đáp án : D

Câu 91: Hai con lắc đơn đang dao động điều hòa tại cùng một vị trí trên Trái Đất. Chiều dài và chu kì dao động của các con lắc đơn lần lượt là  ℓ1, ℓ2  và T1, T2. Biết\[\frac{{{T}_{1}}}{{{T}_{2}}}\] = \[\frac{1}{2}\]. Hệ thức đúng là 

A. \[\frac{{{l}_{1}}}{{{l}_{2}}}~\]= 4.                   B.\[\frac{{{l}_{1}}}{{{l}_{2}}}~\] = 2.               C.\[\frac{{{l}_{1}}}{{{l}_{2}}}~\] = \[\frac{1}{2}\].              D.\[\frac{{{l}_{1}}}{{{l}_{2}}}~\] = \[\frac{1}{4}\].

 

Đáp án : D

Câu 92: Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình lần lượt là x1 = A cos ωt và x2 = A sin ωt. Biên độ dao động của vật là

A. √3A.                   B. √2A.                  C. A.                      D. 2A.

Đáp án : B x1=Acoswt
x2=Asinwt=Acos(wt-pi/2)
=> hai dao động vuông pha=>..ok

Câu 93: Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F = F0 cosπt ft ( với F= và f không đổi, t tính bằng s). Tần số dao động cưỡng bức của vật là

A. πf.                      B. 0,5 f.                  C. 2 πf.                   D. f.

Đáp án : B

Câu 94: Tại một vị trí trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài ℓ1 dao động điều hòa với chu kì T1; con lắc đơn có chiều dài ℓ(ℓ2 < ℓ1) dao động điều hòa với chu kì TCũng tại vị trí đó, con lắc đơn có chiều dài ℓ1 - ℓ2 dao động điều hòa với chu kì là 

A. \[\frac{{{T}_{1}}{{T}_{2}}}{{{T}_{1}}+{{T}_{2}}}\]                     B. \[\frac{{{T}_{1}}{{T}_{2}}}{{{T}_{1}}-{{T}_{2}}}\]                    C. \[\sqrt{T_{1}^{2}-T_{1}^{2}}.\]                     D. \[\sqrt{T_{1}^{2}+T_{1}^{2}}\]

Đáp án : C

Câu 95: Một vật dao động điều hòa với biên độ A và cơ năng W. Mốc thế năng của vật ở vị trí cân bằng. Khi vật đi qua vị trí có li độ \[\frac{2}{3}\] A thì động năng của vật là 

A.\[\frac{5}{9}\] W.                    B. \[\frac{2}{9}~\]W.                 C.\[\frac{7}{9}\] W.                     D.\[\frac{4}{9}~\] W.

Đáp án : A

Câu 96: Một vật dao động điều hòa với biên độA và tốc độ cực đại vmax . Tần số góc của vật dao động là

A. \[\frac{{{v}_{max}}}{2A}\]            B. \[\frac{{{v}_{max}}}{2\pi A}.\]           C. \[\frac{{{v}_{max}}}{\pi A}\]              D. \[\frac{{{v}_{max}}}{A}\]

Đáp án : D\[{{v}_{max}}=\omega A\Rightarrow \omega ={{v}_{max}}/A\]

Câu 97: Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động

A. chậm dần đều.    B. chậm dần.                     C.  nhanh dần đều.          D. nhanh dần.

Đáp án : D

Câu 98: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian? 

A.  Biên độ và tốc độ.                            B. Li độ và tốc độ. 

C. Biên độ và cơ năng.                           D. Biên độ và gia tốc.

Đáp án : C

Câu 99: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có

A. độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng, luôn cùng chiều với vectơ vận tốc.

B. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng. 

C. độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên.

D. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng. 

Đáp án : D

Câu 100: Tại nơi có gia tốc trọng trường là g, một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa. Biết tại vị trí cân bằng của vật độ dãn của lò xo là Δℓ  Chu kì dao động của con lắc này là

A. \[\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{\Delta l}{g}}\]            B. \[2\pi \sqrt{\frac{\Delta l}{g}}\]            C. \[\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{\Delta l}}\]                    D. \[2\pi \sqrt{\frac{g}{\Delta l}}\]

Đáp án : B

Bài viết gợi ý: