LÍ THUYẾT SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM (P3)

 

Câu 101: Để thiết lập một thang bậc về cường độ âm, người ta đưa ra khái niệm

A. Độ to của âm.     B. Mức cường độ âm.        C. Âm sắc.             D. Đặc trưng sinh lí.

Đáp án : B

Để thiết lập một thang bậc về cường độ âm, người ta đưa ra khái niệm mức cường độ âm.

Câu 102: Hai nguồn phát sóng đồng bộ A,B nằm sâu trong bể nước. M và N là hai điểm trong bể nước có hiệu khoảng cách từ mỗi điểm tới A,B bằng một số lẻ bán nguyên lần bước sóng. M nằm trên đoạn thẳng AB; N nằm ngoài đường thẳng AB. Chọn câu đúng:

A. Các phần tử nước ở M và N đều đứng yên.

B. Các phần tử nước ở M và N đều dao động.

C. Phần tử nước ở M đứng yên, ở N dao động.

D. Phần tử nước ở N đứng yên, ở M dao động.

Đáp án : A

nằm ngoài hay trên AB không quan trọng. quan trọng là hiệu khoản cách tới hai nguồn bằng số lẻ bức sóng, nên tại hai điểm đều không dao động

Câu 103: Hai nhạc cụ cùng phát ra hai âm ở cùng độ cao, ta phân biệt được âm của từng nhạc cụ phát ra, là do

A. Độ to của âm do hai nhạc cụ phát ra khác nhau

B. Độ lệch pha của hai âm do hai nhạc cụ phát rat hay đổi theo thời gian

C. Dạng đồ thị dao động của âm do hai nhạc cụ phát ra khác nhau

D. Tần số của từng nhạc cụ phát ra khác nhau

Đáp án : C

 Hai nhạc cụ cùng phát ra hai âm ở cùng độ cao, ta phân biệt được âm của từng nhạc cụ phát ra, là do dạng đồ thị dao động của âm do hai nhạc cụ phát ra khác nhau

Câu 104: Cường độ âm thanh được xác định bởi

A. Áp suất tại điểm của môi trường mà sóng âm truyền qua

B. Bình phương biên độ dao động của các phần tử môi trường tại điểm mà sóng âm truyền qua

C. Năng lượng của sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền sóng

D. Cơ năng toàn phần của các phần tử trong một đơn vị thể tích tại điểm mà sóng âm truyền qua

Đáp án : C

Cường độ âm I tại một điểm là đại lượng đo bằng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian

Câu 105: Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì:

A.  tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi.

B. tần số và bước sóng đều không thay đổi.

C. tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi.

D. tần số và bước sóng đều thay đổi.

Đáp án : A

Khi truyền từ không khí vào nước thì tần số luôn không đổi (với mọi loại sóng), bước sóng thay đổi λ’ = λ/n , n là chiết suất của nước

Câu 106: Sóng âm không thể truyền được trong môi trường

A. Khí                               B. Lỏng                  C. Rắn                    D. Chân không

Đáp án : D

Sóng âm không thể truyền được trong môi trường chân không

Câu 107: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Âm có cường độ lớn thì tai có cảm giác âm đó “to”.

B. Âm có tần số lớn thì tai có cảm giác âm đó “to”.

C. Âm “to” hay “nhỏ” phụ thuộc vào cường độ âm và tần số âm.

D. Âm có cường độ nhỏ thì tai có cảm giác âm đó “bé”.

Đáp án : C

Độ to của âm phụ thuộc phụ thuộc vào cường độ âm và tần số âm

Câu 108: Chọn phát biểu sai về quá trình truyền sóng cơ

A. Biên độ sóng là biên độ dao động của một phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua

B. Bước sóng là  quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì

C. Tốc độ truyền sóng là tốc độ dao động của một phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua

D. Chu kì sóng là chu kì dao động của một phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua

Đáp án : C

A. Đúng: Biên độ sóng là biên độ dao động của một phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua

B. Đúng: Bước sóng là  quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì

C. Sai vì tốc độ truyền sóng và tốc độ dao động của một phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua là hoàn toàn khác nhau

D. Đúng:  Chu kì sóng là chu kì dao động của một phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua

Câu 109: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.

B. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.

C. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.

D. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.

Đáp án : C

 Sóng âm có bản chất là sóng cơ mà trong không khí thì sóng cơ là sóng dọc 

Câu 110: Công thức tính bước sóng theo vận tốc truyền sóng v và chu kì T hay tần số f là:

A. \[\lambda =\frac{v}{f}.\]                   B. \[\lambda =\frac{v}{T}.\]                 C. \[\lambda =\frac{T}{v}\]                   D.\[\lambda \] = v.f.

Đáp án : A

\[\lambda =\frac{v}{f}=vT\]

Câu 111: Một nguồn âm phát ra một âm đơn sắc có tần số f, cho nguồn âm chuyển động với tốc độ v trên một đường tròn bán kính R trong mặt phẳng nằm ngang. Máy thu 1 đặt tại tâm đường tròn, máy thu 2 đặt cách máy thu 1 một khoảng 2R cùng trong mặt phẳng quĩ đạo của nguồn âm. Kết luộn nào sau đây là đúng

A. Máy thu 1 thu được âm có tần số f'>f do nguồn âm chuyển động.

B. Máy thu 2 thu được âm có tần số biến thiên tuần hoàn quanh giá trị f

C. Máy thu 2 thu được âm có tần số f'<>

D. Máy thu 2 thu được âm có tần số f'>f

Đáp án : B

Câu 112: Hai nguồn nhỏ S1 và S2  được nối với cùng một nguồn phát âm ra âm thanh với cùng một pha và cùng cường độ mạnh được đặt như hình 12.1. Một người đứng ở điểm N với S1N=3m và S2N=3,375m. Tốc độ sóng âm trong không khí là v=330m/s. Đường PQ là trung trực của S1S2. Bước sóng dài nhất để ở N người đó không nghe được âm từ hai loa là

A. \[\lambda =0,75m.\]                B. \[\lambda =1m\]            C. \[\lambda =0,4m\]              D. \[\lambda =0,5m\]

Đáp án : A

Câu 113: Hai nguồn dao động được gọi là nguồn kết hợp, khi chúng dao động

A. cùng biên độ và cùng tần số.              B. cùng tần số và ngược pha.

C. cùng biên độ nhưng khác tần số.                  D. cùng tần số và cùng pha.

Đáp án : D

Hai nguồn dao động được gọi là kết hợp khi cùng tần số và cùng pha.

Câu 114: Trên mặt thoáng chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B có phương trình dao động là uA = cosωt (cm); uB = 3cos(ωt + π) (cm). Coi biên độ dao động của sóng không đổi khi truyền đi. Tại điểm M trên mặt chất lỏng có hiệu đường đi của hai sóng từ A và B đến M bằng số bán nguyên lần bước sóng, sẽ có biên độ dao động bằng

A. 0                        B. 2 cm                   C. 1 cm                   D. 4 cm

Đáp án : B

 Khi thực hiện giao thoa với hai nguồn ngược pha thì những điểm có hiệu đường đi đến hai nguồn bằng số bán nguyên lần bước sóng sẽ có biên độ dao động cực tiểu => A = |A1 – A2| = 2 cm

Câu 115: Sóng dừng được hình thành bởi

A. Sự giao thoa của hai sóng kết hợp

B. Sự tổng hợp trong không gian của hai hay nhiều sóng kết hợp

C. Sự giao thoa của một sóng tới và sóng phản xạ của nó cùng truyền theo một phương

D. Sự giao thoa của một sóng tới và sóng phản xạ của nó cùng truyền khác phương.

Đáp án : C

Câu 116: Câu phát biểu nào sau đây SAI?

A. Quá trình truyền sóng âm là quá trình truyền dao động.

B. Bước sóng \[\lambda \] chỉ phụ thuộc nguồn dao động mà không phụ thuộc môi trường truyền sóng.

C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động

D. Sự truyền sóng âm cũng là quá trình truyền sóng cơ học

Đáp án : B

Câu 117: Khi đi vào một ngõ hẹp, ta nghe tiếng bước chân vọng lại đó là:

A. Khúc xạ sóng.     B. Phản xạ sóng.     C. Nhiễu xạ sóng.   D. Giao thoa sóng.

Đáp án : B

Tiếng vọng lại là do sóng âm phản xạ lại.

Câu 118: Một sóng âm truyền từ không khí vào nước, sóng âm đó ở hai môi trường:

A. Cùng vận tốc truyền.                         B. Cùng tần số.

C. Cùng biên độ.                                    D. Cùng bước sóng.

Đáp án : B

Câu 119: Một vật chuyển động trên đoạn đường thẳng, nó lần lượt rời xa và sau đó tiến lại gần điểm A. Tại thời điểm \[{{t}_{1}}\]vật xuất hiện gần điểm A nhất và tại thời điểm \[{{t}_{2}}\]xa điểm A nhất. Vận tốc của vật

A. Tại thời điểm \[{{t}_{1}}\]vó vận tốc lớn nhất

B. Tại thời điểm \[{{t}_{2}}\]có vận tốc lớn nhất

C. Có vận tốc lớn nhất tại cả \[{{t}_{1}}\]và \[{{t}_{2}}\]

D. Tại cả hai thời điểm \[{{t}_{1}}\]và \[{{t}_{2}}\]đều có vận tốc bằng không

Đáp án : D

Câu 120: Sóng (cơ học) ngang được truyền trong môi trường

A. Khí                               B. Chân không        C. Lỏng                  D. Rắn

Đáp án : D

Sóng (cơ học) ngang được truyền trong môi trường rắn

Câu 121: Cảm giác về độ to của âm

A. Tỉ lệ với tần số của âm

B. Biến đổi như logarit thập phân của cường độ âm

C. Tỉ lệ với năng lượng âm

D. Tỉ lệ với cường độ âm

Đáp án : B

Cảm giác về độ to của âm biến đổi như logarit thập phân của cường độ âm

Câu 122: Để hai sóng có thể giao thoa với nhau thì:

A. Hai sóng đó có cùng biên độ, cùng tần số.

B. Hai sóng có cùng tần số, cùng pha hoặc hiệu số pha không đổi.

C. Hai sóng có cùng chu kì và bước sóng.

D. Hai sóng có cùng bước sóng, cùng biên độ.

Đáp án : B

Câu 123: Các đặc tính sinh lí của âm là:

A. Âm sắc, độ cao. B. Độ to.                 C. Âm bổng, âm trầm.          D. Tất cả đều đúng.

Đáp án : D

Câu 124: Sóng âm có đặc tính:

A. Truyền được trong tất cả các môi trường kể cả trong chân không.

B. Truyền trong không khí nhanh hơn trong chất rắn.

C. Truyền trong chân không nhanh nhất.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án : D

Câu 125: Trên sợi dây đàn hồi khi có sóng dừng thì:

A. Tất cả các điểm của dây đều dừng dao động.

B. Nguồn phát sóng dừng dao động.

C. Trên dây có những điểm dao động với biên độ cực đại xen kẽ với những điểm đứng yên.

D. Trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị dừng lại.

Đáp án : C

Khi có sóng dừng thì trên dây có những điểm dao động với biên độ cực đại xen kẽ với những điểm đứng yên.

Câu 126: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sóng âm?

A. Độ to của âm gắn liền với cường độ âm.

B. Tần số âm cơ bản do dây đàn phát ra tỉ lệ nghịch với chiều dài của dây.

C. Sóng âm truyền trong không khí có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.

D. Vì mật độ không khí nhỏ nên âm truyền trong không khí dễ dàng nhất.

Đáp án : B

Ta có: l = k\[\frac{\lambda }{2}\]  = k\[\frac{v}{2f}\] => f = k\[\frac{v}{2l}\]

Tần số âm cơ bản => k = l => f = \[\frac{v}{2l}\]

=> Tần số âm cơ bản do dây đàn phát ra tỉ lệ nghịch với chiều dài của dây.

Câu 127: Khi âm thanh truyền từ không khí vào nước thì

A. tần số thay đổi nhưng bước sóng thì không

B. cả hai đại lượng đều không đổi

C. cả hai đại lượng đều thay đổi

D. bước sóng thay đổi nhưng tần số thì không

Đáp án : D

Câu 128: Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa với nhau là hai sóng phỉa xuất phát từ hai nguồn dao động

A. cung tần số, cung phương

B. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian

C. cung tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian

D. có cùng ba pha ban đầu và cùng biên độ

Đáp án : C Hai nguồn dao động để tạo sóng giao thoa cần cùng phương, cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 129: Khi sóng truyền đi trong một môi trường, năng lượng của sóng sẽ bị giảm đi nhanh nhất đối với:

A. Sóng âm và sóng trên mặt nước.                   B. Sóng âm.

C. Sóng trên dây thẳng.                          D. Sóng trên mặt nước.

Đáp án : B

Câu 130: Một sợi dây AB dài 100cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Kể cả A và B trên dây có

A. 5 nút và 4 bụng   B. 3 nút và 2 bụng   C. 7 nút và 6 bụng   D. 9 nút và 8 bụng

Đáp án : A

Câu 131: Hiệu ứng Doppler nói về hiện tượng.

A. Giao thoa sóng âm.

B. Thay đổi độ lan truyền của sóng khi chuyển từ một môi trường này sang một môt trường khác.

C. Thay đổi tần số của nguồn âm thanh.

D. Nhiễu xạ của sóng âm lên các vật thể nhỏ.

Đáp án : C

 Hiệu ứng Doppler nói về hiện tượng thay đổi tần số của nguồn âm thanh.

Câu 132: Biết vận tốc truyền sóng trên một sợi dây là v =\[\sqrt{\frac{{{F}_{e}}}{\mu }}\] với Flà sức căng dây và µ là khối lượng của mỗi đơn vị dài dây. Hãy tìm kết luận SAI trong việc áp dụng sóng dừng để lên dây đàn:

A. Dây đàn dài l hai đầu được gắn cố định là hai nút sóng dừng. Khi gảy đàn chỉ phát ra âm cơ bản có tần số f thỏa mãn hệ thức: \[f=\frac{v}{\lambda }=\frac{v}{\frac{1}{2}}=\frac{2v}{l}=\frac{2}{l}\sqrt{\frac{{{F}_{e}}}{\mu }}.\]

B. Vặn cho dây căng thêm, tần số f sẽ tăng và âm phát ra càng cao.

C. Tăng mật độ khối lượng µ bằng cách cuốn thêm xung quanh dây thép bằng các dây đồng nhở ta có các dây đàn phát âm trầm hơn.

D. Khi ta bấm phím đàn trên một dây, độ dài hiệu dụng của dây (giữa chỗ bấm và ngựa đàn trên mặt thùng đàn) giảm làm cho tần số cơ bản f tăng nên phát ra âm cao hơn.

Đáp án : A

Câu 133: Dây dài L = 1,05 m được kích thích bằng tần số f = 100 Hz, thì thấy 7 bụng sóng dừng. Biết rằng hai đầu dây được gắn cố định, vận tốc truyền sóng trên một sợi dây là: 

A. v = 30 m/s.                   B. v = 25 cm/s.        C. v = 36 m/s.          D. v = 15 m/s.

Đáp án : A

 Bước sóng: \[\lambda =\frac{2L}{7}=\] 0,3 m = \[\frac{v}{f}\]

Vận tốc truyền sóng: v = f\[\lambda \] = 0,3 x 100 = 30 m/s.

Câu 134: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nêú tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ 3 (tính từ vấn sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến M có độ lớn bằng

A. 3 λ                                B. 2 λ                      C. 1,5 λ                  D. 2,5 λ

Đáp án : D

Câu 135: Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì

A. Tần số không thay đổi, bước sóng thay đổi

B. Tần số và bước sóng đều không thay đổi

C. Tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi

D. Tần số và bước sóng đều thay đổi

Đáp án : A

A. Đúng vì khi truyền từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 thì tần số (chu kì) không thay đổi, còn bước sóng (vận tốc) thay đổi

B, C, D. Sai vì tần số sóng không đổi, bước sóng thay đổi

Câu 136: Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp cùng pha S1 và S2, những điểm nằm trên đường trung trực sẽ:

A. Dao động với biên độ bé nhất.                      B. Dao động với biên độ có giá trị trung bình.

C. Dao động với biện độ lớn nhất.                    D. Đứng yên, không dao động.

Đáp án : C

Câu 137: Khi có sóng dừng trên một sợi dây thì

A.  Các điểm bụng luôn cùng pha nhau.

B. Tần số dao động của điểm gần điểm bụng nhỏ hơn tần số của điểm gần một nút.

C. Tốc độ cực đại của điểm gần điểm bụng lớn hơn tốc độ cực đại của điểm gần một nút.

D. Các điểm cách nhau khoảng cách bằng 0,75 lần bước sóng luôn cùng pha nhau.

Đáp án : C

Khi có sóng dừng trên một sợi dây thì tốc độ cực đại của điểm gần điểm bụng lớn hơn tốc độ cực đại của điểm gần một nút.

Câu 138: Một sợi dây chiều dài l căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với n bụng sóng, tốc độ truyền sóng trên dây là v. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là    

A. \[\frac{v}{nl}\]                       B. \[\frac{nv}{l}\]                       C.\[\frac{l}{2nv}\]                       D. \[\frac{l}{nv}\]

Đáp án : D

+Ta có: l=\[n\frac{\lambda }{2}=n\frac{v}{2f}=>f=\frac{nv}{2l}\]

chu kì dao động của sợi dây: T=\[\frac{1}{f}=\frac{2l}{nv}\]

+Thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng:

\[\Delta t=\frac{T}{2}=\frac{l}{nv}\]

Câu 139: Một ống được bịt một đầu cho ta một âm cơ bản có tần số bằng f. Sau khi bỏ đầu bịt đi, tần số của âm cơ bản phát ra sẽ như thế nào?

A. Vẫn như trước đó.                                        B. Tăng lên gấp hai lần.

C. Tăng lên gấp bốn lần.                        D. Giảm xuống hai lần.

Đáp án : B

Câu 140: Trên hệ sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng:

A. một bước sóng.                                  B. một nửa bước sóng.

C. một phần tư bước sóng.                     D. hai lần bước sóng.

Đáp án : B

Khoảng cách giữa 2 nút liên tiếp, 2 bụng liên tiếp đều là \[\frac{\lambda }{2}\]

Câu 141: Phương trình truyền sóng trong môi trường từ nguồn O đến điểm M cách nguồn d(m) là u= 5sin(6\[\pi \]t -\[\pi \]d). Vận tốc truyền sóng v trong môi trường này có thể là:

A. v = 4 m/s           B. v = 6 m/s            C. v = 5 m/s            D. v = 8 m/s

Đáp án : B

Câu 142: Một sóng cơ truyền qua một môi trường vật chất. Kết luận nào sau đây là sai?

A. Vận tốc dao động của các phần tử môi trường bằng tốc độ truyền sóng 

B. Trong không khí, các phần tử khí dao động theo phương truyền sóng 

C. Trên mặt nước, các phần tử nước dao động theo phương vuông góc với mặt nước

D. Các phần tử môi trường dao động khi có sóng truyền qua

Đáp án : A

Vận tốc dao động của các phần tử môi trường không bằng tốc độ truyền sóng 

Bài viết gợi ý: