LỰC ĐIỆN TỪ

A)Tóm tắt lý thuyết:

1,Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện:

-Từ trường tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Lực đó được gọi là lực điện từ.

-Đóng công tắc, thấy đoạn dây AB bằng đồng chuyển động trên hai ray nằm ngang bằng đồng.

                                                  

2,Chiều của lực điện từ - Quy tắc bàn tay trái:

-Biết chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn thẳng, chiều đường sức từ, quy tắc bàn tay trái giúp ta xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.

-Quy tác bàn tay trái:

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90$^{0}$ chỉ chiều của lực điện từ.

                                  

                                           

Khi biết được 2 trong 3 chiều (chiều dòng điện, chiều lực điện từ, chiều đường sức từ) thì ta có thể xác định được chiều còn lại.

Chú ý:

+Nếu dây dẫn đặt song song với đường sức từ thì không có lực từ tác dụng lên nó.

+Thông thường, lực từ thường có tác dụng làm quay khung dây hoặc làm khung dây bị nén hay bị kéo dãn.

B)Bài tập minh họa:

Câu 1: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:

A.Chịu tác dụng của lực điện.

B.Chịu tác dụng của lực từ.

C.Chịu tác dụng của lực điện từ.

D.Chịu tác dụng của lực đàn hồi.

                                                           Hướng dẫn

Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ.

Chọn đáp án C.

Câu 2: Dùng quy tắc nào dưới đây để xác định chiều của lực điện từ?

A.Quy tắc nắm tay phải.

B.Quy tắc nắm tay trái.

C.Quy tắc bàn tay phải.

D.Quy tắc bàn tay trái.

                                                   Hướng dẫn

Khi biết chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn thẳng, chiều đường sức từ, quy tắc bàn tay trái giúp ta xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.

Quy tắc bàn tay trái dùng xác định chiều của lực điện từ.

Chọn đáp án D.

Câu 3: Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?

A.Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều dài của dây.

B.Chiều của đường sức từ và cường độ lực điện từ tại điểm đó.

C.Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó.

D.Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực từ tại điểm đó.

                                                         Hướng dẫn

Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó.

Chọn đáp án C.

Câu 4: Quy tắc bàn tay trái được xác định?

A.Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào mu bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90$^{0}$ chỉ chiều của lực điện từ.

B.Đặt bàn tay trái sao cho chiều dòng điện đi vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến giữa hướng theo chiều các đường sức từ hướng thì ngón tay cái choãi ra 90$^{0}$ chỉ chiều của lực điện từ.

C.Đặt bàn tay trái sao cho chiều dòng điện đi vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều đường sức từ hướng thì ngón tay cái choãi ra 90$^{0}$ chỉ chiều của lực điện từ.

D.Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90$^{0}$ chỉ chiều của lực điện từ.

                                                        Hướng dẫn

Quy tắc bàn tay trái:

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90$^{0}$ chỉ chiều của lực điện từ.

Chọn đáp án D.

Câu 5: Theo quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:

A.Chiều của lực điện từ.

B.Chiều của đường sức từ.

C.Chiều của dòng điện.

D.Chiều của đường đi vào các cực của nam châm.

                                                  Hướng dẫn

Ta có: Quy tắc bàn tay trái:

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90$^{0}$ chỉ chiều của lực điện từ.

$\Rightarrow $ Chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện.

Chọn đáp án C.

Câu 6: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:

A.Chiều của dòng điện qua dây dẫn.

B.Chiều đường sức từ qua dây dẫn.

C.Chiều chuyển động của dây dẫn.

D.Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

                                                  Hướng dẫn

Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điệm trong từ trường thì cần phải biết chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó.

$\Rightarrow $ Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Chọn đáp án D.

Câu 7: Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện?

A.Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

B.Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

C.Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

D.Một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

                                                         Hướng dẫn

Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ.

Chọn đáp án B.

Câu 8: Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào?

A.Cùng hướng với dòng điện.

B.Cùng hướng với đường sức từ.

C.Vuông góc với cả dây dẫn và đường sức từ.

D.Không có lực điện từ.

                                                     Hướng dẫn

Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì không có lực điện từ.

Chọn đáp án D.

Câu 9: Chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình sau có chiều:

                                                    

A.Từ B sang A.

B.Từ A sang B.

C.Không đủ dữ kiện để xác định chiều dòng điện qua dây dẫn AB.

D.Không xác định được chiều dòng điện qua dây dẫn AB.

                                                  Hướng dẫn

Ta có: Quy tắc bàn tay trái:

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90$^{0}$ chỉ chiều của lực điện từ.

Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra chiều dòng điện qua dây dẫn AB có chiều từ B sang A.

Chọn đáp án A.

Câu 10: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua theo chiều như hình vẽ:

                                                     

Tên các cực của nam châm là?

  1. Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm.
  2. Không xác định được.

                                                 Hướng dẫn

Ta có: Quy tắc bàn tay trái:

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90$^{0}$ chỉ chiều của lực điện từ.

Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra các đường sức từ có chiều từ dưới lên.

Chọn đáp án A.

 

A.A

 

 

 

Bài viết gợi ý: