1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)
- Quê quán: Làng Tân Thới, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.
- Cuộc đời:
- Ông xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ, học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.
- Cuộc đời riêng đầy bi kịch: bị mù, công danh dở dang.
- Tình chung đau xót: đất nước ta bị giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Bộ mất dần vào tay giặc.
- Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những nửa sau thế kỉ XIX.
b. Tác phẩm
- Các tác phẩm chính của ông:
- Các truyện thơ: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
- Nhiều bài thơ, bài văn tế tuyệt tác: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, v.v...
- Tất cả văn thơ Nguyễn Đình Chiểu đều viết bằng chữ Nôm thấm đẫm tư tưởng nhân nghĩa, giàu lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sôi sục.
- Đoạn trích
- Đoạn này nằm ở phần thứ hai của truyện.
- Vân Tiên và Tiểu đồng bị Trịnh Hâm hãm hại do đố kị, ghen ghét tài năng của Vân Tiên.
c. Bố cục: 2 phần
- Văn bản được bố cục thành hai phần.
- Phần 1: 8 câu đầu: Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên.
- Phần 2: Còn lại: Vân Tiên được cứu giúp
2. Đọc hiểu văn bản
Câu 1: Tìm chủ đề của đoạn trích.
- Qua sự đối lập giữa thiện và ác, tác giả thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời.
Câu 2. Hãy phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này?
- Hành động bất nhân bất nghĩa
- Bất nhân: Đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang trong cơn hoạn nạn, cậy nhờ sự giúp đỡ của Trịnh Hâm mà bị hắn lừa gạt.
- Bất nghĩa: Phản bội lại bạn bè, phản bội lại lời hứa của chính mình là sẽ đưa Vân Tiên trở lại quê nhà.
- Hành động có chủ mưu và được sắp đặt cẩn thận.
- Lừa trói Tiểu đồng trong rừng, giả bộ đưa Vân Tiên xuống thuyền để về quê nhà, đợi đêm khuya và thuyền đã ra giữa sông, hắn mới ra tay.
- Động cơ hành động tội ác: Vì lòng ganh ghét, đố kị tài năng. Qua đây cho ta thấy bản chất tàn nhẫn, nham hiểu của Trịnh Hâm.
- Đây là đoạn thơ tự sự đặc sắc. Chỉ tám dòng thơ, tác giả đã sắp xếp các tình tiết một cách hợp lí, thể hiện diễn biến hành động rất mau lẹ, có tính toán và rất độc ác của Trịnh Hâm.
Câu 3. Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích?
- Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên?
- Lời nói của ông Ngư với chàng?
- Cuộc sống lao động của ông Ngư?
- Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?
Gợi ý
- Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên
- Rất khẩn trương, sốt sắng, cả ông, cả vợ cả con đều xúm vào mỗi người một việc ra sức cứu người bị nạn, mặc dù chưa biết người bị nạn là ai?
- Con thì vầy lửa để sửa ấm, ông thì hơ bụng, vợ hơ mặt mày cho Vân Tiên tỉnh tảo.
- Lời nói của Ngư ông với Vân Tiên
- Mời Vân Tiên ở lại và chia sẻ cuộc sống đạm bạc với gia đình ông.
- Hoàn cảnh gia đình Ngư ông khó khăn nhưng ông vẫn mở rộng lòng với Vân Tiên.
- Cuộc sống lao động của Ngư ông
- Đó là cuộc sống đạm bạc, thanh cao, xa lánh chốn danh lợi tầm thường của người đời.
- Phong thái Ngư ông giống như các vị ẩn sĩ xưa.
- Tình cảm thái độ của ông với nhân dân lao đông: HÌnh ảnh Ngư ông tốt bụng và cao thượng. Nhằm gợi ca những người lao động tuy khổ chực nhưng giàu tình nghĩa, giàu lòng yêu thương.
Câu 4. Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày những cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy?
Kinh luân đã săn trong tay,
Thung dung dưới thế vui say trong trời.
Thuyền nan một chiếc ở đời,
Tắm mưa trải gió trong vời Hàn Giang.
Chiếc thuyền nan nhỏ bé mỏng manh trôi nỗi giữa dòng sông mà không sợ đắm chìm. cuộc đời Ngư ông gắn liền với chiếc thuyền năm ấy, chẳng những ông không sợ trái lại lúc nào cũng ứng dụng lấy nước mưa để tắm rửa thân mình, mượ gió mắt để trải vuốt râu. Hình ảnh chiếc thuyền nằm như hình tượng nhân vật Ngư ông đến đây thắm đượm cảm hứng lãng mạn, cảm hững của nhân vật là sự phấn khởi của tâm hồn nhà thơ, dường như nhà thơ đã nhập tâm vào nhân vật, vừa kể chuyện, vừa ngợi ca, giãi bày quan điểm cảm xúc của mình về cuộc sống, cách sống. Đó là cuộc sống đáng trân trọng của những con người thanh cao, trong sạch, tự chủ, tự tin vui say hòa nhập với đất trời. Càng về cuối âm điệu thơ càng dào dạt, sóng sánh như trăng hòa với nước, như nước được mái chèo khua động rung rinh.