Chương I : CƠ SỞ VẬT CHẤT, CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài 1: CƠ SỞ VẬT CHẤT DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ - GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN (TIẾP THEO)
A. LÝ THUYẾT
III. Gen và mã di truyền
1.Gen
_ Là 1 đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định (chuỗi polipeptit hoặc ARN)
Hình 1: Định nghĩa Gen
a) Cấu trúc của gen:
Hình 2: Cấu trúc Gen
_ Gen mã hóa chuỗi polipeptit (gen cấu trúc) gồm 3 vùng:
+) Vùng điều hòa: ở đầu 3’ mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
+) Vùng mã hóa: ở giữa đoạn gen mang thông tin mã hóa các aa
+) Vùng kết thúc: ở đầu 5’ mang tín hiệu kết thúc phiên mã
_ Chiều 3’-5’ thường là mạch gốc (mang thông tin mã hóa chuỗi polipeptit)
b) Gen phân mảnh, gen không phân mảnh:
Hình 3: Gen phân mảnh và gen không phân mảnh
_ Dựa vào cấu trúc của gen mà người ra chia ra làm 2 loại gen: gen phân mảnh và gen không phân mảnh
+) Gen phân mảnh: có vùng mã hóa không liên tục bao gồm các đoạn mã hóa aa (exon) và các đoạn không mã hóa aa (intron) xen kẽ nhau
+) Gen không phân mảnh (có ở sinh vật nhân sơ): chỉ có vùng mã hóa aa (exon) liên tục nối liền nhau
c) Gen điều hòa và gen cấu trúc
_ Dựa vào chức năng của gen người ra chưa thành 2 loại gen: gen cấu trúc và gen điều hòa:
+) Gen cấu trúc: Là gen mang thông tin mã hóa sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào
+) Gen điều hòa: Là gen mang thông tin mã hóa sản phâm kiểm soát hoạt động của gen khác
2. Mã di truyền
_ Mã di truyền là mã bộ ba nucleotit kế tiếp nhau
Hình 4: Các bộ ba (Condon)
_ Mã di truyền được đọc liên tục theo 1 chiều ( 3’-5’ trên ADN, 5’-3’ trên mARN )
_ Mã di truyền có 3 tính chất:
+) Tính đặc hiệu: mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại aa
+) Tính thoái hóa: nhiều bộ 3 có thể cùng mã hóa 1aa
+) Tính phổ biến: hầu hết các loài đều có chung một bộ mã di truyền
_ Có 4 loại nucleotit (A, T, G, X hoặc A, U, G, X) tạo nên 43 =64 bộ ba, trong đó:
+) 1 bộ ba mở đầu: AUG mã hóa aa Methionin
+) 3 bộ ba kết thúc: ATT, ATX, AXT (ADN) hoặc UAA, UAG, UGA (mARN) không mã hóa aa
+) 60 bộ ba còn lại: mã hóa aa
B. BÀI TẬP:
I. BÀI TẬP MẪU
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng:
- Mã di truyền có tính phổ biến
- Mã di truyền có tính thoái hóa
- Mã di truyền có tính đặc hiệu
- Cả 3 đáp án đều đúng
Giải : _ Mã di truyền có 3 tính chất:
+) Tính đặc hiệu: mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại aa
+) Tính thoái hóa: nhiều bộ 3 có thể cùng mã hóa 1aa
+) Tính phổ biến: hầu hết các loài đều có chung một bộ mã di truyền
- Đáp án D
Câu 2: Với 4 loại nucleotit sẽ tạo ra bao nhiêu bộ ba không mã hóa aa:
- 64
- 60
- 3
- 1
Giải: _ Có 4 loại nucleotit (A, T, G, X hoặc A, U, G, X) tạo nên 43 =64 bộ ba, trong đó:
+) 1 bộ ba mở đầu: AUG mã hóa aa Methionin
+) 3 bộ ba kết thúc: ATT, ATX, AXT (ADN) hoặc UAA, UAG, UGA (mARN) không mã hóa aa
+) 60 bộ ba còn lại: mã hóa aa
- Đáp án C
Câu 3: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là?
A. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
B. Tã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA
C. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
D. Một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin
Giải: Tính đặc hiệu: mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại aa
- Đáp án D
Câu 4: Vùng mã hóa của 1 đoạn gen có 33 exon ở sinh vật nhân sơ, vậy đoạn gen đó có bao nhiêu đoạn intron
- 33
- 31
- 34
- Không có đáp án đúng
Giải: Ở sinh vật nhân sơ chỉ có đoạn exon, không có đoạn intron
- Đáp án D
Câu 5: Trên một mạch của gen có 150 A và 120 T. Gen có 20% G. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 180; G = X = 270
B. A = T = 270; G = X = 180
C. A = T = 360; G = X = 540
D. A = T = 540; G = X = 360
Giải: Ta có A1=T2, A2=T1 => A=T=A1+T1=A2+T2=270
- Đáp án B
II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu1: Gen là:
A. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN
B. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin di truyền của các loài
C. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin
D. Một đoạn của phân tử ADN chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin
Câu 2: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền:
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu
B. Mã di truyền có tính thoái hóa
C. Mã di truyền có tính phổ biến
D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba
Câu 3: Gen không phân mảnh có:
A. Vùng mã hoá liên tục.
B. Vùng mã hoá không liên tục.
C. Cả exôn và intrôn
D. Các đoạn intrôn
Câu 4: Đặc điểm mà phần lớn các gen cấu trúc của sinh vật nhân chuẩn khác với gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ là:
A. Không có vùng mở đầu
B. Ở vùng mã hoá, xen kẻ với các đoạn mã hoá axit amin là các đoạn không mã hoá axit amin
C. Tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã nằm ở vùng cuối cùng của gen
D. Các đoạn mã hoá axit amin nằm ở phía trước vùng khởi đầu của gen
Câu 5: Vùng mã hoá của gen là vùng:
A. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã
B. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã
C. Mang tín hiệu mã hoá các axit amin
D. Mang bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc
Câu 6: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba
A. 3 loại mã bộ ba
B. 6 loại mã bộ ba
C. 9 loại mã bộ ba
D. 27 loại mã bộ ba
Câu7: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là:
A. 2400
B. 1800
C. 3000
D. 2040
Câu 8: Trên một mạch của gen có 150 A và 120 T. Gen nói trên có 20% G. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 180; G = X = 270
B. A = T = 270; G = X = 180
C. A = T = 360; G = X = 540
D. A = T = 540; G = X = 360
Câu 9: Một gen có chiều dài 1938 A0 và có 1490 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 250; G = X = 340
B. A = T = 340; G = X = 250
C. A = T = 350; G = X = 220
D. A = T = 220; G = X = 350
Câu 10: Một đoạn gen của sinh vật nhân thực có tổng số liên kết H là 3900. Hiệu giữa số nu loại G với 1 loại khác là 300 nu. Tính tỉ lệ (A+T)/(G+X)
- 1,5
- 0,6
- 0,67
- Không có đáp án nào đúng
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
C |
A |
B |
C |
D |
A |
B |
C |
C |