BÀI 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN

 

  1. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM:

I.Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa:

-Khái niệm: Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.

- Một chu trình sinh địa hóa gồm các phần: tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.

- Sơ đồ tổng quát về chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên:

                                                           

- Các bạn thấy: các chất dinh dưỡng trong tự nhiên được tổng hợp từ    môi trường sống, nó bắt đầu đi vào quần xã , trao đổi vật chất thông qua các hoạt động quang hợp( của thực vật), dự trữ năng lượng ấy trong sinh vật sản xuất, rồi tiếp tục được sinh vật tiêu thụ tiếp nhận nguồn năng lượng thông qua sinh vật sản xuất và tất cả lại quy chung về sinh vật phân giải, nhiệm vụ của chúng là phân giải, trả lại một phần năng lượng lại môi trường cùng với phần vật chất lắng đọng trong toàn bộ quá trình.( sở dĩ không nói là “đi vào hệ sinh thái hay sinh quyển” bởi thực tế khi nghiên cứu sự di truyền hay biến đổi của hệ sinh thái ta thường quan tâm đến các quần xã tạo nên hệ sinh thái ấy).

-Vai trò của chu trình sinh địa hóa: duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.

II. Một số chu trình sinh địa hóa:

  1. Chu trình cacbon:

-Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon điôxít dạng khí (CO2)

-Thực vật lấy CO2 để tạo nên hợp chất hữu cơ đầu tiên thông qua    quá trình quang hợp(sản phẩm là gì mời các bạn xem lại bài Quang hợp ở các nhóm thực vật Sinh học 11) . Cacbon trao đổi trong quần xã thông qua chuỗi và lưới thức ăn.

-Cacbon trở lại môi trường qua:

 +) Hô hấp ở động, thực vật

 +) Phân giải của sinh vật

 +)Sự đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp

- Chu trình cacbon:

                                                

  1. Chu trình nitơ:

  -Thực vật hấp thụ nitơ dưới 2 dạng: amoni (NH4+) và nitrat (NO3-).

  - Lượng muối nitơ được tổng hợp bằng con đường sinh học là lớn hơn cả ( vi khuẩn cố định đạm sống cộng sinh hoặc sống tự do trong đất có khả năng cố định nitơ tự do trong không khí)

  - Nitơ từ xác sinh vật trở lại môi trường thông qua hoạt động phân giải hữu cơ của vi khuẩn, nấm,…

  -  Chu trình nitơ:

                                                 

  1. Chu trình nước:

  -Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá và bốc hơi nước trên mặt đất

  -Giữa cơ thể và môi trường luôn xảy ra quá trình trao đổi nước

  - Chu trình nước:

                                            

             III. Sinh quyển:

              -Sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học (biom), mỗi khu có những đặc điểm địa lí, khí hậu và thành phần sinh vật khác nhau; bao gồm khu sinh học trên cạn và khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển.

            -Khu sinh học trên cạn: đồng rêu đới lạnh, rừng thông phương Bắc,…

            -Khu sinh học nước ngọt: khu nước đứng (ao, hồ,…) và khu nước chảy(sông, suối,…)

            - Khu sinh học biển: vùng ven bờ và vùng khơi

B. BÀI TẬP MẪU:

   Câu 1: Chu trình sinh địa hóa là:

  1. là quá trình trao đổi chất giữa các sinh vật
  2. là quá trình trao đổi chất giữa sinh vật và môi trường
  3. là quá trình trao đổi chất tuần tự từ môi trường đến sinh vật rồi đến môi trường
  4. là quá trình hấp thu dinh dưỡng của sinh vật

Câu 2: Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ CO2 tạo ra chất hữu cơ nào sau đây?

          A. Cacbohidrat.

          B. Prôtêin.            

          C. Lipit.               

          D. Vitamin.

Câu 3: Trong chu  trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?

          A. Hô hấp của sinh vật.

          B. Quang hợp của cây xanh.

          C. Phân giải chất hữu cơ.

          D. Khuếch tán

 

Câu 4: Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nào?

          A. N2

          B. NH4+      

          C. NO3-                

          D. NH4+ và NO3-

Câu 5: Thực vật trao đổi nước với môi trường thông qua những con đường nào?

          A. Lấy nước từ môi trừơng qua hệ rễ.

          B. Thoát hơi nước ra môi trường qua lá.

          C. Từ hoạt động quang hợp

          D. Từ hoạt động thẩm thấu rễ

 

BẢNG ĐÁP ÁN

Câu 1 C

Câu 2 A

Câu 3 B

Câu 4 D

Câu 5 A

 

                                    LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án C

Dựa vào khái niệm: Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Ta thấy chu trình tuần hoàn theo chiều môi trường à sinh vật à môi trường.

Câu 2: Đáp án A

Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ CO2 để tạo ra cacbonhidrat đầu tiên, tùy theo từng loại cây mà sản phẩm quang hợp đầu tiên khác nhau.

Câu 3: Đáp án B

CO2 đi vào cơ thể sinh vật nhờ vào quang hợp. Vì khi quang hợp xảy ra khí khổng mở tạo điều kiện cho CO2 bên ngoài đi vào trong.

Câu 4: Đáp án là D

Thực vật hấp thụ được nito dưới 2 dạng: muối amoni và muối nitrat. Thực vật không hấp thụ được N2 là vì nito khí có liên kết ba bền vừng

Câu 5: Đáp án A

Thực vật trao đổi nước chủ yếu qua hoạt động của rễ.

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN:

 

Câu 1: . Cho các phát biểu sau:

(1) Vi khuẩn cố định nito khí quyển có thể là vi khuẩn cộng sinh hoặc sống tự do.

(2) Nấm là một nhân tố tham gia vào chu trình nito.

(3) Động vật là một thành phần của chu trình nito tự nhiên.

(4) Nito phân tử có liên kết 3 bền vững, chỉ có enzim nitrogenase đủ mạnh để phá vỡ liên kết này và tham gia vào cố định Nito.

Số phát biểu có nội dung đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4

Câu 2: Cho các phát biểu sau về chu trình sinh địa hóa:

(1) Trong chu trình sinh địa hóa nitơ, nguyên tố này được thực vật hấp thu chủ yếu dưới hai dạng là NH4 + và NO3 - .

(2) Chu trình sinh địa hóa xảy ra đối với các nguyên tố hay các chất như C, N, P hay H2O.

(3) Trong chu trình sinh địa hóa cacbon, một phần chúng bị lắng đọng trong các dạng trầm tích.

(4) Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4

 

Câu 3: Cho các nhận định sau về hệ sinh thái, có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Sự phân hóa ổ sinh thái giữa các nhóm sinh vật làm giảm nguy cơ cạnh tranh giữa chúng.

(2) Một chuỗi thức ăn luôn được bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.

(3) Tháp năng lượng luôn có dạng đáy rộng, đỉnh hẹp.

(4) Trong số các dạng vi khuẩn, có nhóm đóng vai trò là sinh vật sản xuất, có nhóm lại đóng vai trò sinh vật phân giải.

(5) Trong hệ sinh thái vật chất và năng lượng luôn vận động theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng và thải vào môi trường và không được tái sử dụng.

(6) Sự tiêu hao năng lượng sống của các sinh vật chủ yếu do hô hấp, quá trình phát nhiệt và hao phí từ các bộ phận rơi rụng.

(7) Năng lượng được truyền từ sinh vật sản xuất qua mỗi bậc dinh dưỡng một cách đầy đủ và nguyên vẹn.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 4: Cho các phát biểu sau về chu trình sinh địa hóa:

(1) Vi sinh vật cố định nitơ sống cộng sinh với cây họ đậu hoạt động trong điều kiện kị khí.

(2) Vi khuẩn phản nitrat hóa chuyển đạm amôn trong đất thành nitơ không khí làm đất mất đạm.

(3) Các vi khuẩn quang hợp sống cộng sinh ở rạn san hô giúp chuyển hóa một lượng lớn CO2.

(4) Nguồn nước sạch không phải là vô tận, ô nhiễm nguồn nước làm suy giảm nước sạch nghiêm trọng.

Số phát biểu đúng là

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 5: Trong một khu vực nhiệt đới, Thực vật là nguồn thức ăn cho nhiều loài khác: gỗ làm thức ăn cho xén tóc; chuột ăn rễ cây; quả của cây làm mồi cho khỉ, sóc, sâu ăn quả; còn lá cây là nguồn thức ăn cho hươu, sâu ăn lá và khỉ. Hổ ăn thịt hươu và khỉ; sâu ăn lá và sâu ăn quả là thức ăn cho chim sâu; gõ kiến và rắn có nguồn thức ăn lần lượt là xén tóc và chuột. Cú mèo ăn sóc và chuột trong khi đó chim ăn sâu, khỉ, sóc, chuột. gõ kiến, rắn là thức ăn của đại bàng. Trong các phát biêu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắc xích.

(2) Đại bàng sử dụng đến 6 loài sinh vật làm thức ăn.

(3) Có 3 chuỗi thức ăn mà đại bàng là đại bàng là sinh vật bậc 3.

(4) Đại bàng thuộc 7 chuỗi thức ăn khác nhau.

(5) Đại bàng và hổ có sự cạnh tranh với nhau.

(6) Chuỗi thức ăn dài nhất mà trong đó có mắc xích là quả có tất cả 3 mắc xích.

(7) Các chuỗi thức ăn có 4 mắc xích đều có đại bàng là một trong các mắc xích.

(8) Tất cả các chuỗi thức ăn có thể có đều mở đầu bằng sinh vật sản xuất.

A. 7.

B. 5.

C. 6.

D. 8.

 

Câu 6: Cho các phát biểu sau

(1) Sau khi thu hoạch lúa, người nông dân tiến hành phun hóa chất, tiêu độc khử trùng loại trừ triệt để mầm bệnh, sau đó mới tiến hành gieo trồng lúa lại là diễn thế nguyên sinh.

(2) Tùy vào điều kiện phát triển thuận lợi hay không mà quần xã xảy ra diễn thế thức sinh hoặc diễn thế nguyên sinh.

(3) Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật.

(4) Dù cho nhóm ưu thế có hoạt động mạnh mẽ làm thay đổi điều kiện sống nhưng không có loài nào có khả năng cạnh tranh với nó.

(5) Nhờ nghiên cứu diễn thế sinh thái, con người có thể chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

(6) Rừng thứ sinh thường có hiệu quả kinh tế thấp hơn rừng nguyên sinh. Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 6.

Câu 7: Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, có các phát biểu sau: (1) Dòng năng lượng trong hệ sinh thái dịch chuyển theo một chiều từ sinh vật sản xuất sang sinh vật tiêu thụ và nó trả lại mô trường là nhờ vi sinh vật phân giải.

(2) Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu kì dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn , nấm.

(3) Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.

(4) Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng được tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,...chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

(5) Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 8: Cho các hoạt động sau:

(1) Do thiên tai hỏa hoạn làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.

(2) Khai thác các cây gỗ trong rừng, săn bắt các động vật ở rừng.

(3) Đổ thuốc sâu, chất độc hóa học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm.

(4) Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao hồ, đầm lầy.

Có bao nhiêu hoạt động có thể là nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái?

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

 

Câu 9: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?

          A. vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh

     B. vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau

     C. vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh

          D. vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh

Câu 10: Về nguồn gốc hệ sinh thái được phân thành các kiểu

     A. các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước     

     B. các hệ sinh thái lục địa và đại dương

     C. các hệ sinh thái rừng và biển          

     D. các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo

 

Câu 11: Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là

     A. do đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch và do thu hẹp diện tích rừng

     B. do thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu

     C. do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp

     D. do bùng nổ dân số nên làm tăng lượng khí CO2 qua hô hấp

 

Câu 12: Cho các hoạt động sau của con người:

(1) Khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tái sinh.

(2) Bảo tồn đa dạng sinh học.

(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp. (4) Khai thác sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên khoáng sản.

Có bao nhiêu hoạt động giúp phát triển bền vững môi trường sống?

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

 

Câu 13: Cho các khu sinh học:

(1) Khu sinh học nước ngọt.

(2) Khu sinh học nước mặn.

(3) Khu sinh học nước đứng.

(4) Khu sinh học nước chảy.

(5) Khu sinh học ven bờ.

(6) Khu sinh học ngoài khơi.

Các khu sinh học dưới nước gồm có mấy loại?

A. 6.

B. 4.

C. 2.

D. 0.

 

Câu 14: Về hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

(2) Một hệ nhân tạo vẫn được gọi là hệ sinh thái nếu thiếu thành phần các loài động vật.

(3) Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở, tự điều chỉnh.

(4) Dựa vào nguồn gốc để phân loại ta có hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh nhân tạo.

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 15:  Cho các phát biểu sau:

(1) Mật độ cỏ có thể tăng mãi theo thời gian vì vốn dĩ loài này đã có sức sống cao, có thể tồn tại ở bất cứ điều kiện khắc nghiệt nào.

(2) Trong sinh cảnh nếu tồn tại nhiều loài có họ hàng gần nhau, thì thường dẫn đến phân li ổ sinh thái.

(3) Rét đậm kéo dài ở miền bắc vào mùa đông vào năm 2008, đã làm chết rất nhiều gia súc là biến động theo chu kì mùa.

(4) Nhân tố hữu sinh là nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể.

(5) Có 2 dạng biến động là biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì.

(6) Trong cấu trúc tuổi của quần thể, thì tuổi sinh lý là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 3.

B. 5.

C. 2.

D. 4

 

Câu 16: Sinh thái học có vai trò nào sau đây?

(1) Ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế xã hội của con người.

(2) Giúp con người sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

(3) Giúp bảo vệ và phát triển bền vững môi trường.

(4) Giúp con người phát hiện các hóa thạch, từ đó nắm được quy luật phát sinh và phát triển của sinh vật trên trái đất.

Số phương án đúng là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 17: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về các loài tài nguyên thiên nhiên là không đúng ?

(1) Để bảo vệ tài nguyên rừng, cần khuyến khích các động bào dân tộc du canh, du cư và tăng cường khai hoang để trồng cây nông nghiệp.

(2) Tài nguyên rừng thuộc nhom tài nguyên tái sinh và đang ngày càng suy giảm nghiêm trọng

(3) Để bảo vệ tài nguyên đất cần có các biện pháp chống xói mòn, khô hạn, ngập úng, chống mặn... và nâng cao độ màu mỡ đất.

(4) Tài nguyên đất thuộc nhóm tài nguyên tái sinh, nếu không quản lý và sử dụng hợp lý sẽ bị suy giảm.

(5) Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên vô tận nhưng phân bố không đều trên Trái Đất.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D . 4 .

Câu 18: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái?

(1) Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì hiệu suất sinh thái càng giảm dần do sự thất thoát năng lượng càng lớn.

(2) Trong hệ sinh thái, thực vật không phải là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng chuyển hóa năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật.

(3) Ở mỗi bậc dinh dưỡng, chỉ có khoảng 90% năng lượng được tích lũy qua mỗi bậc dinh dưỡng, phần còn lại bị tiêu hao do hoạt động hô hấp, tạo nhiệt, chất thải...

(4) Trong hệ sinh thái, năng lượng được tái sử dụng nhiều lần qua các bậc dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn

(5) Phần năng lượng thất thoát cao nhất là do quá trình hô hấp của sinh vật

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 19: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: (1) Ruồi, muỗi phát triển từ tháng 3 đến tháng 6.

(2) Cá cơm ở vùng biển Pêru cứ 7 năm có sự biến động số lượng.

(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002

(4) Năm 1997 sự bùng phát của virut H5N1 đã làm chết hàng chục triệu gia cầm trên thế giới.

(5) Sau một trận cháy rừng, số lượng sinh vật trong khu rừng giảm mạnh. Trong các dạng biến động trên có bao nhiêu dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 20: Cho các phát biểu sau về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể:

(1) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.

(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

(3) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

(4) Cạnh tranh cùng loài không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

(5) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu, còn non có thể bị đào thải khỏi quần thể.

Những phát biểu nào trên đây là đúng?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4

 

BẢNG ĐÁP ÁN
1C 2D 3B 4D 5C 6C 7D 8C 9D 10D
11A 12D 13A 14C 15C 16D 17B 18B 19A 20C

 

Bài viết gợi ý: