BÀI 41: DIỄN THẾ SINH THÁI

A- KIẾN THỨC CƠ BẢN:

I. Khái niệm về diễn thế sinh thái.

  • Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường (khí hậu, thổ nhưỡng,…)
  • Diễn thế thường là một quá trình định hướng, có thể dự báo được.

Hình 1: Ví dụ về diễn thế sinh thái ở một hồ nước: Ban đầu là một hồ nông có nhiều sinh vật thủy sinh, sau đó do quá trình lắng đọng vật chất ở đáy nên hồ cạn dần, quần xã thủy sinh lần lượt được thay thế bằng trảng cỏ → trảng cây thân thảo → rừng cây gỗ trên cạn phát triển ổn định thay thế hoàn toàn hồ nước trước đó .

 

  1. Các loại diễn thế sinh thái: 2 loại

 

           Diễn thế nguyên sinh

Diễn thế thứ sinh

  • Diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
  • Diễn thế xảy ra ở môi trường từng có quần xã sinh vật, nhưng nay đã bị tiêu diệt.
  • GĐ đầu: các sinh vật đầu tiên phát tán tới, hình thành quần xã tiên phong.
  • GĐ giữa: Các quần xã biến đổi tuần tự theo sự thay đổi của môi trường.
  • GĐ cuối: Hình thành một quần xã tương đối ổn định (quần xã đỉnh cực)
  • GĐ đầu: một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị tiêu diệt.
  • GĐ giữa: Các quần xã biến đổi tuần tự theo sự thay đổi của môi trường.
  • GĐ cuối: Hình thành quần xã tương đối ổn định hoặc quần xã suy thoái.

 

 

 

Diễn thế nguyên sinh

Diễn thế thứ sinh

 

III. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái.

1- Nguyên nhân bên ngoài:

  • Do tác động mạnh mẽ của ngoài cảnh lên quần xã như: sự thay đổi khí hậu dẫn đến nhiều thiên tai (mưa bão, hạn hán,…) gây chết hàng loại các sinh vật.

Ví dụ: Rừng bị tàn phá bởi mưa axit.

2- Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.

  • Hiện tượng “tự đào huyệt chôn mình”: hoạt động mạnh mẽ của loài ưu thế làm thay đổi môi trường theo hướng bất lợi cho chính loài này nhưng lại có lợi cho các loài khác, từ đó các loài khác có cơ hội cạnh tranh trở thành loài ưu thế mới trong quần xã.

Ví dụ: Trong quần xã ban đầu, rêu là loài ưu thế. Sự phát triển mạnh của rêu làm tăng độ phì nhiêu và độ ẩm cho đất, điều này lại tạo điều kiện cho cỏ phát triển tốt, dần lấn át rêu và trở thành loài ưu thế mới.

Ngoài ra, con người vừa là nguyên nhân bên trong vừa là nguyên nhân bên ngoài của diễn thế sinh thái vì:

Con người cũng là một loài trong quần xã sinh vật, hoạt động của con người có thể là:

+ yếu tố ngoại cảnh tác động lên quần xã sinh vật khác .

+ yếu tố bên trong tác động đến chính quần xã có loài người.

Ví dụ: Con người làm ô nhiễm môi trường, gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu đến nhiều quần xã sinh vật.

          Tuy nhiên, con người cũng bảo vệ, khôi phục tài nguyên thiên nhiên, giúp quần xã sinh vật phát triển.

 

IV- Vai trò của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.

Hiểu biết được quy luật phát triển của quần xã, dự đoán được các quần xã sinh vật trong quá khứ và tương lai, , từ đó ứng dụng để:

  • Chủ động xây dựng biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
  • Đề xuất biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật.

Ví dụ: Sau khi tìm hiểu và biết được nguyên nhân vụ cháy rừng U Minh là do sấm sét, nhà nước đã có nhiều biện pháp khắc phục hậu quả và phòng chống cháy rừng phù hợp: trồng rừng, chuyển hóa rừng giống, nghiên cứu chế độ nước,….

 

IV. Xu hướng biến đổi chính trong diễn thế sinh thái để thiết lập trạng thái cân bằng trong của quần xã.

    1.  

 1) Sinh khối và tổng sản lượng tăng, sản lượng sơ cấp tinh (sản lượng tích lũy trong mô thực vật) giảm.

 2) Hô hấp của quần xã tăng, quá trình sản xuất và phân giải vật chất gần bằng nhau.

 3) Số lượng loài tăng, số lượng cá thể mỗi loài giảm. Mối quan hệ sinh học giữa các loài ngày càng gay gắt.

 4) Lưới thức ăn phức tạp, chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng quan trọng.

 5) Kích thước và tuổi thọ các loài đều tăng.

 6) Khả năng tích lũy chất dinh dưỡng tăng.

 

B- BÀI TẬP VÍ DỤ:

Câu 1: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái?
          A. Do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
          B. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
          C. Do sự thay đổi của môi trường.
          D. Do biến động di truyền của các quần thể trong quần xã.

Đáp án: D.

Vì ý A, B, C đều là nguyên nhân của diễn thế sinh thái.


Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái:
          A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
          B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường chưa từng có quần xã sinh vật.
          C. Diễn thế sinh thái chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
          D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.

                   Đáp án: A.

Vì diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự các quần xã tương ứng với sự biến đổi môi trường

Câu 3: Nguyên  nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là?
          A. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.
          B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong một loài.
          C. Sự tăng nhanh số lượng cá thể trong quần xã.
          D. Do thiên tai: lũ lụt, hạn hán,….

          Đáp án: A

          Dựa theo lý thuyết cơ bản.

Câu 4: Trong diễn thế sinh thái nói chung, quần xã đỉnh cực là sẽ có những đặc điểm như thế nào?
          A. Quần xã suy vong.

          B. .Quần xã phát triển ổn định.

                   C. Quần xã có số lượng loài cao.

                   D. Quần xã có thời gian tồn tại ngắn.

                   Đáp án: B.

Vì quần xã đỉnh cực là quần xã phát triển ổn định và tồn tại lâu dài theo thời gian.


Câu 5: Những nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân bên ngoài gây ra diễn thế?
            A. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài.
            B. Núi lửa phun trào.
            C. Hạn hán, cháy rừng.
            D. Khai thác tài nguyên bừa bãi.

          Đáp án: A

Vì sự cạnh tranh giữa các loài là nguyên nhân bên trong của diễn thế sinh thái.

         

C- BÀI TẬP VẬN DỤNG:

Câu 1: Giai đoạn nào dưới đây không có trong diễn thế nguyên sinh?

A. Giai đoạn cuối hình thành quần xã tương đối ổn định.

B. Giai đoạn khởi đầu từ môi trường chưa từng có quần xã sinh vật.

                 C. Sự thay thế các quần xã theo thời gian.

                 D. Giai đoạn cuối có thể hình thành quần xã suy thoái.

Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái thường xuyên là:

A. Tác động con người.

B. Hoạt động của loài chủ chốt trong quần xã.

C. Môi trường biến đổi.

D. Thay đổi các nhân tố sinh thái hữu sinh.

Câu 3: Trong diễn thế sinh thái, hệ sinh vật nào sau đây có vai trò quan trọng trong việc hình thành quần xã mới?

A. Hệ động vật.                               B. Hệ thực vật và vi sinh vật.

C. Hệ thực vật.                                  D. Vi sinh vật.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái.

A. Có 2 nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái là sự tác động của ngoại cảnh lên quần xã và sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.

                    B. Trong diễn thế sinh thái, có hiện tượng  “tự đào huyệt chôn mình”.

C. Diễn thế sinh thái thường là một quá trình định hướng và có thể dự đoán được.

                    D. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.

Câu 5: Rừng nhiệt đới bị phá hủy do thiên tai, sau một thời gian những loại cây nào sẽ phát triển nhanh chóng?

                    A. Cây thân cỏ ưa sáng.                    B. Cây gỗ ưa sáng.

                    C. Cây lá kim.                                   D. Cây bụi chịu bóng.

Câu 6: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là:
           A. Tính ổn định của quần xã ngày càng giảm.
           B. Hô hấp của quần xã giảm.
           C. Độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp.
           D. Kích thước và tuổi thọ của các loài đều giảm.

Câu 7: Trong diễn thế sinh thái, loài nào đã “tự đào huyệt chôn mình”?

     A. Loài đặc trưng.                             B. Loài ưu thế.

     C. Loài chủ chốt.                              D. Loài thứ yếu.

Câu 8: Điều nào sau đây sai khi nói về diễn thế thứ sinh?

                    A. Có thể hình thành quần xã suy thoái.

                    B. Có thể hình thành quần xã tương đối ổn định.

                    C. Có sự thay thế quần xã này bằng quần xã khác.

                    D. Diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

Câu 9: Diễn thế sinh thái có thể hiểu là:

                    A. Mở rộng vùng phân bố của quần xã.

                    B. Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

                    C. Sự thay thế quần xã này bằng quần xã khác.

                    D. Sự biến đổi của môi trường.

Câu 10: Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là:

                    A. Hiểu biết về quy luật biến đổi của quần xã.

                    B. Đề ra biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

                    C. Dự đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng.

                    D. Ngăn chặn quá trình diễn thế sinh thái.

Câu 11: Những nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng như thế nào đến sự diễn thế sinh thái của quần xã?

          A. Quần xã bị hủy hoại không có khả năng phục hồi.

          B. Quần xã bị hủy hoại nhưng có khả năng phục hồi.

          C. Chỉ làm quần xã trẻ lại.

          D. Làm cho quần xã bị hủy diệt hoàn toàn sau đó khôi phục lại hoặc làm cho quần xã trẻ lại.

Câu 12: Nhóm sinh vật đầu tiên đến sống ở môi trường chưa từng có quần xã nào và mở đầu cho diễn thế nguyên sinh được gọi là:

          A. Quần xã tiên phong.                     B. Quần xã nguyên sinh.

          C. Quần xã sơ khai.                          D. Quần xã gốc.

Câu 13: Kết quả của diễn thế sinh thái là:

          A. Thiết lập mối cân bằng mới giữa quần xã và môi trường.

          B. Tăng số lượng loài trong quần xã.

          C. Thay đổi cấu trúc quần xã và giảm sinh khối.

          D. A và B đều đúng.

Câu 14: Quần xã sinh vật nào sau đây ổn định nhất?

          A. một cái hồ.                                   B. rừng nguyên sinh.

          C. đồng cỏ.                                       D. đầm lầy.

Câu 15: Động lực chính của quá trình diễn thế sinh thái là:

          A. Môi trường thay đổi theo chu kì.

          B. Con người khai thác tài nguyên quá mức.

          C. Sự cạnh tranh khác loài trong quần xã.

          D. Các thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,….

Câu 16: Trong diễn thế sinh thái, vai trò quan trọng thường thuộc về nhóm loài nào?

          A. loài đặc trưng.                              B. loài ưu thế.

          C. sinh vật sản xuất.                         D. sinh vật tiêu thụ.

Câu 17: Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, mất dần các cây to, động vật hiếm dần, cây nhỏ và cây bụi chiếm ưu thế là quá trình gì?

          A. Diễn thế hủy diệt.                         B. Suy thoái rừng.

          C. Diễn thế nguyên sinh.                   D. Diễn thế thứ sinh.

Câu 18: Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua giai đoạn:

          (1) Quần xã đỉnh cực.

          (2) Quần xã cây gỗ lá rộng.

          (3) Quần xã thân thảo.

          (4) Quần xã cây bụi.

          (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.

Trình tự đúng của các giai đoạn là:

          A. (5)→(4)→(3)→(2)→(1).

          B. (5)→(3)→(4)→(2)→(1).

          C. (1)→(5)→(3)→(4)→(2).

          D. (5)→(2)→(1)→(3)→(4).

Câu 19: Ý nào dưới đây đúng khi nói về diễn thế nguyên sinh?

          A. Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

          B. Có thể hình thành một quần xã ổn định hoặc suy thoái.

          C. Quá trình diễn thế không chịu ảnh hưởng từ môi trường.

          D. Chỉ gồm 2 giai đoạn.

Câu 20: Từ một ao hố bom→hình thành các cây bụi→cây gỗ nhỏ→cây gỗ lớn. Đây là quá trình gì?

          A. Diễn thế thứ sinh.               B. Diễn thế nguyên sinh.

          C. Hình thành quần thể.          D. Diễn thế thứ phát.

 

Đáp án:

1-B

2-C

3-C

4-D

5-A

6-C

7-B

8-D

9-C

10-B

11-D

12-A

13-A

14-B

15-C

16-C

17-D

18-B

19-A

20-B

 

 

Bài viết gợi ý: