Bài 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ


A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM:

I.Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể:

  1. Quần thể sinh vật:

    - Khái niệm:  Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng   một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian xác định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

    -Tóm lại, nếu là quần thể thì phải thõa:

      +) Các cá thể phải cùng loài

      +) Sống trong cùng một khoảng thời giankhông gian xác định

      +) Có khả năng sinh sản

   -Ví dụ:

 

 

 

 

 

    Hình 1. Quần thể chim cánh cụt

           * Hình 1 là quần thể chim cánh cụt, sinh sống chủ yếu ở khu

vực Nam bán cầu, chúng thường sống thành bầy đông tới

             hàng nghìn con. Vậy, sỡ dĩ gọi là quần thể bởi chúng thỏa

mãn các điều kiện: các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong  khoảng không gian, thời gian xác định (Nam bán cầu), có khả năng

 

 

 

 

 

 

 

 

             Hình 2. Quần xã cá

Hình 2 không gọi là quần xã là vì vi phạm các điều kiện: các cá thể cùng loài ( ở đây có rất nhiều loài cá), sống trong khoảng không gian, thời gian xác định( chưa hẳn tất cả các loài ở đây không đi nơi khác), có khả năng tạo ra thế hệ sau ( khác loài thì không thể giao phối.              

2. Quá trình hình thành quần thể:

 Quá trình hình thành quần thể được thể hiện qua sơ đồ sau:

     Cá thể cùng loài --> Môi trường-->Cá thể không thích nghi à tiêu diệt/di cư

                                                      -->Cá thể thích nghi à gắn bó à hình thành QT ổn định

II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:

 Đây là phần đề thi khai thác rất nhiều, các bạn nắm chắc bản chất của nó và rèn luyện thông qua các câu hỏi luyện tập thì mới yên tâm được

  1. Quan hệ hỗ trợ:
  • Khái niệm: Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản,…
  • Mục đích: Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.
  • Thể hiện: quan hệ hỗ trợ thể hiện qua hiệu quả nhóm
  • Ví dụ:

 +) Thực vật: hiện tượng cây liền rễ ở cây thông(hình 3),  cây sống theo nhóm chống lại gió bão ( cây tre: hình 4), …

 

 

 

 

 

 

 

                         

                      Hình 3

                         

 

 

 

 

               Hình 4 

 

+) Động vật: bồ nông xếp thành hàng để bắt nhiều cá hơn( hình 5),…

 

 

 

 

 

 

                                              Hình 5

 

 

  1. Quan hệ cạnh tranh:
  • Thời điểm xuất hiện quan hệ cạnh tranh: mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể
  • Đối tượng để cạnh tranh:

      +) Thức ăn: ở thực vật tranh giành chất dinh dưỡng à hiện   tượng tự tỉa thưa,…

       +) Nơi ở, sinh sản:

           Vào mùa sinh sản các cá thể đực cạnh tranh giành con cái. Hoặc cá thể cái cạnh tranh nhau nơi ở thuận lợi làm tổ( ở cò)

-Mục đích: Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

 

 

                    *** BẢNG TÓM TẮT MỤC II

 

Các đặc điểm

Quan hệ hỗ trợ

Quan hệ cạnh tranh

Khái niệm

-Mối quan hệ giữa -các cá thể cùng loài

-Hỗ trợ nhau trong hoạt động sống

- Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài

- Cạnh tranh nguồn   sống với nhau

Biểu hiện

Hiệu quả nhóm

Sự cạnh tranh

Thời điểm xuất hiện

Khi nguồn sống đủ cung cấp cho quần thể

Khi mật độ cá thể quá cao, nguồn sống không đủ cung cấp

Ý nghĩa

Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.

-Là đặc điểm thích nghi

-Đảm bảo số lượng và sự phân bố phù hợp

 

 

*** TỔNG QUAN BÀI HỌC: Qua bài học này các em cần nắm được và trả lời được các câu hỏi sau:

  • Quần thể là gì? Nêu ví dụ?
  • Quan hệ hỗ trợ là gì? Mục đích? Nêu ví dụ?
  • Quan hệ cạnh tranh là gì? Mục đích? Nêu ví dụ?

 

      

B. BÀI TẬP MẪU:

 Câu 1: Cho các đặc điểm sau:

  1. Gồm nhiều cá thể sinh vật
  2. Tập hợp của các cá thể khác loài
  3. Các cá thể có khả năng giao phối với nhau
  4. Các cá thể cùng loài phân bố ở nơi xa nhau

 Có bao nhiêu đặc điểm có ở quần thể sinh vật?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

 Câu 2: Có bao nhiêu tập hợp dưới đây là quần thể?

  1. Đàn voi ở rừng Tánh Linh
  2. Đàn chim ở quần đảo Hoàng Sa
  3. Rừng cọ ở Vĩnh Phúc
  4. Cá ở Hồ Tây
  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

 (1) Tại một thời điểm nhất định, trong quần thể chỉ xảy ra một trong hai mối quan hệ: hoặc hỗ trợ, hoặc cạnh tranh.

(2) Quan hệ hỗ trợ làm giảm kích thước của quần thể, dẫn tới trạng thái cân bằng của quần thể.

 (3) Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản giữa các cá thể.

(4) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển ổn định của quần thể theo thời gian.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 4: Ý có nội dung không đúng khi nói về các giai đoạn trong quá trình hình thành quần thể là

  1. Những cá thể nào không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc di cư
  2. Giữa các cá thể gắn bó với nhau dần dần hình thành quần thể bất ổn
  3. Giữa các cá thể gắn bó với nhau dần dần hình thành quần thể ổn định
  4. Đầu tiên, các cá thể cùng loài phát tán đến môi trương mới.

Câu 5: Ý có nội dung không đúng khi nói về vai trò của mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể là

  1. làm tăng khả năng kiếm mồi của các cá thể
  2. giúp cho quần thể ngày càng phát triển
  3. làm tăng khả năng sống sót cho các cá thể
  4. khai thác tối ưu nguồn sống.

 

BẢNG ĐÁP ÁN

Câu 1 A

Câu 2 B

Câu 3 C

Câu 4 B

Câu 5 B

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án B, các ý:  (3)

  Quần thể thì phải thõa:

 +) Các cá thể phải cùng loài

 +) Sống trong cùng một khoảng thời gian và không gian xác định

 +) Có khả năng sinh sản à ý (3) thõa

Ý (1) sai. Vì các thể ấy phải cùng loài

Ý (2) sai. Vì tập hợp các cá thể phải cùng loài

Ý (4) sai. Vì các cá thể phải cùng sống khoảng không gian xác định chứ không được ở xa nhau

 

Câu 2: Đáp án B, các ý: (1), (3)

Ý (2) sai. Vì đàn chim ấy chưa hẳn đã là cùng một loài nên chưa hẳn là quần thể

Ý (4) sai. Vì cá ở hồ Tây có rất nhiều loài nên không phải là quần thể

 

Câu 3: Đáp án C, ý: (1), (3), (4)

Ý (1) đúng. Vì ở tại một thời điểm thường chỉ có duy nhất một mối quan hệ: hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Hai quan hệ ấy tác động lẫn nhau, hỗ trợ để mật độ cá thể cao đến lúc nào đó vượt sức chứa của môi trường nên lại cạnh tranh nhau.

Ý (2) sai. Vì quan hệ hỗ trợ làm tăng kích thước chứ không phải làm giảm

Ý (3) đúng. Đó là ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ

Ý (4) đúng. Đó là ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh

 

Câu 4: Đáp án là B

Sai ở chỗ “quần thể bất ổn”, phải hình thành quần thể ổn định mới chính xác

 

Câu 5: Đáp án B

Sai ở chỗ “ngày càng phát triển” như đã giải thích ở câu 3 ý (1), hai mối quan hệ này tác động lẫn nhau, đến lúc nào đó từ hỗ trợ các cá thể trong quần thể sẽ cạnh tranh nhau đảm bảo cho sự tồn tại.

 

B. Bài tập tự luyện:

Câu 1:

Cho các tập hợp các cá thể sinh vật sau:

(1) Cá trắm cỏ trong ao.

(2) Cá rô phi đơn tính trong hồ.

(3) Bèo trên mặt ao.

(4) Các cây ven hồ.

(5) Chuột chũi trong vườn Quốc gia.

(6) Ốc bươu vàng ở ruộng lúa.

(7) Chim ở lũy tre làng. Có bao nhiêu tập hợp sinh trên được coi là quần thể?

 A. 2. B. 4. C. 3. D. 5

Câu 2: Cho các tập hợp sinh vật sau:

(1) Những con bướm cùng sống trong một cánh đồng cỏ.

(2) Những con ong vò vẽ cùng làm tổ trên một cây.

(3) Những con chuột cùng sống trong một cánh đồng cỏ.

(4) Những con chim cùng sống trong một khu vườn.

(5) Những con thú cùng sống trong một khu rừng.

(6) Những cây cỏ cùng sống trên một cánh đồng cỏ.

(7) Những cây mọc ở ven bờ hồ.

(8) Những con hải âu cùng làm tổ ở một vách núi.

(9) Những con ếch và nòng nọc của nó ở trong một ao. Số tập hợp sinh vật là quần thể là:

A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.

Câu 3: Có 800 cá thể gà, để 800 cá thể gà này trở thành một quần thể thì cần bao nhiêu điều kiện trong những điều kiện dưới đây:

 (1) Cùng sống với nhau trong một khoảng thời gian dài.

 (2) Các cá thể gà này phải thuộc cùng một loài.

(3) Cùng sống trong một môi trường vào một khoảng thời điểm xác định.

 (4) Có khả năng giao phối với nhau để sinh con hữu thụ

A. 1

B.2

C.3

D.4

Câu 4: Có bao nhiêu tập hợp sau đây là quần thể?

(1) Một đàn sói sống trong rừng.

(2) Một lồng gà bán ngoài chợ.

(3) Đàn cá rô phi đơn tính sống dưới ao.

(4) Những con chim trong một khu rừng.

(5) Một rừng cây. Phương án đúng là

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 5: Cho các nhóm sinh vật sau:

(1) Những con chim bồ câu sống trên quần đảo Hoàng Sa.

(2) Những con cá rô phi sống trong cùng một ao.

(3) Những con chim sống cùng một khu vườn.

(4) Những con mối cùng sống ở chân đê.

(5) Những con hổ cùng loài trong một khu vườn bách thú.

(6) Bèo nổi trên mặt Hồ Tây.

(7) Các cây mọc ven bờ hồ.

Số nhóm sinh vật được xếp vào quần thể là:

  A.3. B. 5. C. 4. D. 6

Câu 6: Khi nói về đặc điểm của quần thể sinh vật có các nội dung:

(1) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật khác loài.

(2) Quần thể là tập hợp những cá thể cùng loài.

(3) Các cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ sau. (4) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nới xa nhau. (5) Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

(6) Quần thể có khu phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông núi, eo biển. Số nội dung đúng là:

 A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 7: Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, có các nội dung:

(1) Quan hệ cạnh tranh trong quần thể thường gây hiện tượng suy thoái dẫn đến diệt vong.

(2) Khi mật độ vượt quá mức chịu dựng của môi trường các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.

(3) Sự phân công trách nhiệm của ong chúa, ong thợ, ong mật trong cùng một đàn ong biểu thị mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.

(4) Các cá thể trong quần thể có khả năng chống lại dịch bệnh khi sống theo nhóm.

 (5) Khi điều kiện bất lợi nên cạnh tranh cùng loài có thể ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của quần thể đó.

Số nội dung nói đúng là:

 A. 2. B. 4. C. 3. D. 5

Câu 8: Cho nội dung sau nói về quần thể:

(1) Quần thể là tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố.

(2) Có thể chia quần thể thành 2 nhóm: quần thể tự phối và quần thể giao phối.

(3) Mỗi quần thể có khu phân bố xác định và luôn luôn ổn định.

(4) Quần thể tự phối thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật. Có bao nhiêu nội dung đúng?

A. 0. B. 2. C. 3. D. 1

Câu 9: Khi nói về ý nghĩa của sự quần tụ giúp sinh vật trong quần thể, có các nội dung:

(1) Dễ dàng săn mồi và chống lại kẻ thù tốt hơn.

(2) Dễ bắt cặp trong mùa sinh sản.

(3) Khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của thời tiết sẽ cao hơn.

(4) Có giới hạn sinh thái rộng hơn. Số nội dung nói đúng là:

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

Câu 10: Khi quần thể đạt kích thước tối đa thì những sự kiện nào sau đây đang có khả năng xảy ra?

(1) Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt.

(2) Mật độ cá thể cao nhất.

(3) Mức sinh sản tăng do khả năng gặp gỡ giữa đực và cái tăng.

(4) Khả năng lây lan của dịch bệnh cao. Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 11: Cho các hiện tượng sau:

(1) Các cây gỗ cùng phân bố trong một khu rừng.

(2) Cây sống liền rễ thành từng đám.

(3) Sự tách bầy của ong mật vào mùa đông.

(4) Cá nhỏ thường di chuyển thành đàn.

(5) Cây tự tỉa cành do thiếu ánh sáng.

(6) Gà ăn trứng của mình sau khi đẻ xong. Số quan hệ thể hiện sự quần tụ của quần thể là:

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 12: Hình thức không thuộc cạnh tranh cùng loài là:

    1. các con đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản
    2. tự tỉa thưa ở thực vật
    3. các con cò cái tranh giành nơi làm tổ
    4. cỏ dại lấn át lúa

Câu 13: Hiện tượng sống bầy đàn ở cá là ví dụ về mối quan hệ:

  1. hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể
  2. cạnh tranh nguồn sống giữa các cá thể trong quần thể
  3. hỗ trợ giữa các cá thể trong quần xã
  4. cạnh tranh nguồn sống giữa các cá thể trong quần xã

Câu 14: Khi quần thể vượt quá sức chịu đựng thì thường xảy ra mối quan hệ:

  1. hỗ trợ
  2. cộng sinh
  3. hội sinh
  4. cạnh tranh

Câu 15: Hiện tượng thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể:

  1. tự tỉa thưa ở thực vật
  2. cùng nhau chống lại kẻ thù
  3. cùng nhau đối phó điều kiện bất lợi
  4. một số loài kí sinh trên cơ thể khác

Câu 16: Tập hợp các sinh vật nào sau đây là quần thể:

  1. Những con tê giác sống trong Vườn quốc gia
  2. Những con chim sống trong rừng
  3. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì
  4. Những con cá sống trong hồ

Câu 17: Hiện tượng nào sau đây thể hiện hiệu quả nhóm:

  1. Hổ ăn thịt hươu
  2. Cỏ dại tranh giành ánh sáng với cây lúa
  3. Trùng roi sống trong ruột mối
  4. Chó rừng hỗ trợ nhau để ăn thịt được con trâu

Câu 18: Nhóm sinh vật nào đây không thuộc quần thể:

  1. Cá trắm cỏ trong ao
  2. Cá rô phi đơn tính trong hồ
  3. Bèo hoa dâu trên mặt ao
  4. Ốc bươu vàng trên lúa

Câu 19: Khi mật độ tăng cao, các cá thể trong quần thể sẽ

  1. tăng cường hỗ trợ nhau
  2. sinh trưởng và phát triển tốt hơn
  3. kiếm thức ăn dễ dàng hơn
  4. Cạnh tranh nhau

Câu 20: Trong một quần thể không có mối quan hệ nào sau đây?

  1. Kí sinh cùng loài
  2. Cạnh tranh
  3. Quần tụ cá thể
  4. Hội sinh                

 

                                    BẢNG ĐÁP ÁN

1C 2B 3C 4A 5A 6C 7A 8B 9A 10D
11A 12D 13A 14D 15A 16A 17D 18B 19D 20D

Bài viết gợi ý: