BÀI 42: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

A.LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM:

  I. Khái niệm hệ sinh thái:

    -Khái niệm: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vậtsinh cảnh( môi   trường vô sinh của quần xã)

    - Đặc điểm:

      +) Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và tác động với thành phần vô sinh của sinh cảnh

      +) Là một hệ thống sinh học hoàn chỉnhtương đối ổn định

- Biểu hiện chức năng của một tổ chức sống: trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh

         - Ví dụ:

            

        Hình 1. Hệ sinh thái rừng ngập mặn

Hình 1 cho chúng ta thấy hệ sinh thái rừng ngập mặn, theo như khái niệm hệ sinh thái = quần xã sinh vật + sinh cảnh; ở đây ta có thể thấy có quần thể chim, dưới nước có nhiều quần thể cá và môi trường sống là môi trường trên cạn và môi trường nước.

 

   II. Các thành phần cấu trúc hệ sinh thái:

     Mỗi hệ sinh thái gồm 2 thành phần: thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh

 -Thành phần vô sinh: là môi trường vật lí (sinh cảnh), ví dụ như là nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng,..

-Thành phần hữu sinh:  tùy theo hình thức dinh dưỡng mà chúng được xếp vào 3 nhóm:

 +) Sinh vật sản xuất là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ

 +) Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật

 +) Sinh vật phân giải gồm chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, một số loài động vật không xương sống (như giun đất, sâu bọ,..)


III. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất:

  1. Các hệ sinh thái tự nhiên:

  -Được chia thành nhóm hệ sinh thái trên cạn và nhóm hệ sinh thái dưới nước:

   +) Hệ sinh thái trên cạn gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, savan đồng cỏ,  thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương bắc và đồng rêu hàn đới.

 

  +) Hệ sinh thái dưới nước gồm hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn:

            * Hệ sinh thái nước ngọt: hệ sinh thái nước nước đứng(ao, hồ,…) và hệ  sinh thái nước chảy(sông, suối,…)

 

*Hệ sinh thái nước mặn: rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô,…

    sinh thái nước chảy(sông, suối,…)

                                              HÌNH ẢNH

Hệ sinh thái trên cạn:

                                            

                                              

                                         Hệ sinh thái rừng nhiệt đới

                                         

 

                                                             

                                                                          Hệ sinh thái sa mạc

 

             Hệ sinh thái dưới nước:

                   

                                                             

                                                                       Hệ sinh thái ao hồ

                                                                                

                                                                                                     Cỏ biển

  1. Hệ sinh thái nhân tạo:

-Là các hệ sinh thái do con người tạo ra:

-Ví dụ: hệ sinh thái đổng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố,…

 

                                                 

 

                                              

                                                          Thành phố Hà Nội

 

 

B. BÀI TẬP MẪU:

Câu 1: Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu

          A. hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo.   

          B. hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.

          C. hệ sinh thái rừng và biển.                        

          D. hệ sinh thái lục địa và đại dương.

Câu 2: Trong hệ sinh thái, thành phần hữu sinh bao gồm

          A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, các chất hữu cơ.

          B. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ.

          C. sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ.

          D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

Câu 3: Khu sinh học nào sau đây có hệ sinh vật phân giải hoạt động nhanh và hiệu quả nhất?

         A. Rừng mưa nhiệt đới.   

         B. Savan.    

         C. Hoang mạc.      

         D. Rừng Taiga.

 

Câu 4: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?

         A. Cánh đồng.

         B. Bể cá cảnh.

         C. Rừng nhiệt đới. 

         D. Trạm vũ trụ.

 

Câu 5: Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có lượng loài hạn chế?

  1. Hệ sinh thái biển
  2. Hệ sinh thái thành phố
  3. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
  4. Hệ sinh thái nông nghiệp

 

 

BẢNG ĐÁP ÁN

Câu 1 A

Câu 2 D

Câu 3 A

Câu 4 C

Câu 5 D

 

 

                                    LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án A

Hệ sinh thái được chia làm hai loại: hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo

Câu 2: Đáp án D

Thành phần hữu sinh gồm 3 nhóm, phân theo hình thức dinh dưỡng:

 Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải           

Câu 3: Đáp án A

Rừng mưa nhiệt đới có hệ sinh vật phân giải hoạt động mạnh vì: có đa dạng loài, lượng mưa và lượng khí ẩm cao dẫn đến nhiều loài vi sinh vật phân giải gặp điều kiện thuận lợi nên hoạt động mạnh mẽ

Câu 4: Đáp án là C

Rừng nhiệt đới là hệ sinh thái tự nhiên, không có tác động của con người

 

Câu 5: Đáp án D

Hệ sinh thái nông nghiệp thỏa mãn các đặc điểm trên:

Năng lượng mặt trời là năng lượng chủ yếu giúp cây quang hợp tạo sản phẩm nông nghiệp; được con người cung cấp phân bón, chất dinh dưỡng; có số lượng loài hạn chế, thường là một loài hoặc nhiều hơn do canh tác theo kiểu thâm canh, xen vụ.

 

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN:

  Câu 1: . Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở

          A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng.

          B. thành phần cấu trúc, chuyển hoá năng lượng.

          C. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng.

          D. chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng.

 Câu 2: Hệ sinh thái là

          A. hệ mở    

          B. khép kín                    

          C. không tự điều chỉnh   

          D. gặp điều kiện thích hợp mới điều chỉnh

 

Câu 3: Hệ sinh thái nào sau đây là lớn nhất?

          A. Giọt nước ao   

          B. Ao         

          C. Hồ         

          D. Đại dương.

 

Câu 4: Sinh vật nào dưới đây được gọi là sinh vật sản xuất?

          A. Con chuột.

          B. Vi khuẩn.

          C. Trùng giày       

          D. Cây lúa.

 

Câu 5: Câu nào sau đây là không đúng?

          A. Hệ sinh thái là một cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là một hệ thống mở tự điều chỉnh.

          B. Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại.

          C. Các hệ sinh thái nhân tạo có nguồn gốc tự nhiên.

          D. Các hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người.

 

Câu 6: Hệ sinh thái nào sau đây cần phải bổ sung thêm một nguồn vật chất để nâng cao hiệu quả sử dụng?

         A. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

         B. Hệ sinh thái biển.

         C. Hệ sinh thái sông, suối.

         D. Hệ sinh thái nông nghiệp

Câu 7: Hệ sinh thái bao gồm

   A. quần xã sinh vật và sinh cảnh

   B. có tác động của các nhân tố vô sinh lên các loài

   C. các loài quần tụ với nhau tại một không gian xác định

   D. các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau

 

Câu 8: Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học phong phú nhất?

     A. các hệ sinh thái thảo nguyên

     B. các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng

     C. các hệ sinh thái hoang mạc

     D. các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim).

 

Câu 9: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?

          A. vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh

     B. vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau

     C. vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh

          D. vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh

Câu 10: Về nguồn gốc hệ sinh thái được phân thành các kiểu

     A. các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước     

     B. các hệ sinh thái lục địa và đại dương

     C. các hệ sinh thái rừng và biển          

     D. các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo

 

Câu 11: Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là

     A. do đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch và do thu hẹp diện tích rừng

     B. do thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu

     C. do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp

     D. do bùng nổ dân số nên làm tăng lượng khí CO2 qua hô hấp

 

Câu 12: Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò quant rọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng, động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của chúng tạo thành.

          A. lưới thức ăn      

          B. quần xã            

          C. hệ sinh thái      

          D. chuỗi thức ăn.

 

Câu 13: Thành phần hữu sinh của  hệ sinh thái bao gồm

          A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ  

          B. Sinh vật tiêu thụ cấp 1, sinh vật tiêu thụ cấp 2, sinh vật phân giải

          C. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải

          D. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

 

Câu 14: Về hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

(2) Một hệ nhân tạo vẫn được gọi là hệ sinh thái nếu thiếu thành phần các loài động vật.

(3) Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở, tự điều chỉnh.

(4) Dựa vào nguồn gốc để phân loại ta có hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh nhân tạo.

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 15: Về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?

(1) Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

(2) Trong hệ sinh thái, vật chất được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.

(3) Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh thái là nhóm sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

(4) Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh, trong đó các cá thể sinh vật trong quần xã có tác động lẫn nhau và tác động qua lại với sinh cảnh.

A. 4

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Câu 16: Cho các hệ sinh thái:

(1) Đồng rêu vùng hàn đới và hoang mạc.

(2) Một cánh rừng ngập mặn.

(3) Một bể cá cảnh.

(4) Rừng trên núi đá vôi phong thổ - Ninh Bình.

(5) Rừng cao su và rừng cà phê ở Tây Nguyên.

(6) Đồng ruộng.

(7) Thành phố.

Có bao nhiêu hệ sinh thái được xếp vào hệ sinh thái nhân tạo?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Câu 17: Xét các khu hệ sinh học sau:

(1) Hoang mạc và sa mạc.

(2) Đồng rêu.

(3) Thảo nguyên.

(4) Rừng địa trung hải.

(5) Savan.

(6) Rừng mưa nhiệt đới.

(7) Rừng rụng lá ôn đới.

(8) Rừng lá kim phương bắc.

Trong các khu sinh học nói trên, vùng khí hậu ôn đới bao gồm khu hệ sinh học là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5

Câu 18: Cho các phát biểu sau

(1) Sau khi thu hoạch lúa, người nông dân tiến hành phun hóa chất, tiêu độc khử trùng loại trừ triệt để mầm bệnh, sau đó mới tiến hành gieo trồng lúa lại là diễn thế nguyên sinh.

(2) Tùy vào điều kiện phát triển thuận lợi hay không mà quần xã xảy ra diễn thế thức sinh hoặc diễn thế nguyên sinh.

(3) Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật.

(4) Dù cho nhóm ưu thế có hoạt động mạnh mẽ làm thay đổi điều kiện sống nhưng không có loài nào có khả năng cạnh tranh với nó. (5) Nhờ nghiên cứu diễn thế sinh thái, con người có thể chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

(6) Rừng thứ sinh thường có hiệu quả kinh tế thấp hơn rừng nguyên sinh.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 6.

Câu 19: Cho các biểu hiện sau về hệ sinh thái:

(1) Hệ sinh thái là tập hợp của quần thể và môi trường vô sinh của nó.

(2) Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh.

(3) Hệ sinh thái là một động lực mở và tự điều chỉnh.

(4) Các sinh vật tương tác với nhau tạo nên chu trình địa hóa và sự biến đổi năng lượng.

(5) Hệ sinh thái hoạt động theo các quy luật nhiệt động học, trước hết là quy luật bảo toàn năng lượng.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 5

Câu 20: Cho các phát biểu sau:

(1) Trong nông nghiệp, việc trồng cây nhãn và nuôi ong lấy mật đồng thời là ứng dụng của quan hệ hợp tác.

(2) Việc ứng dụng của quan hệ cộng sinh là trồng luân canh, xen canh các cây hoa màu với các cây họ đậu.

(3) Mô hình "Trồng rau sạch trong thùng xốp có đất" là một ứng dụng của quan hệ hội sinh giữa các loài.

(4) Trồng rau thường xen kẽ với tỏi là một ví dụ về việc ứng dụng của quan hệ ức chế - cảm nhiễm trong nông nghiệp.

(5) Dựa vào hiểu biết về mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài, trong nuôi trồng thủy sản người ta thường nuôi trồng các loại thủy sản khác nhau ở các tầng nước khác nhau.

(6) Hiện tượng thiên địch được dùng trong nông nghiệp như một biện phát sinh học không gây ô nhiễm môi trường là ứng dụng của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 5.

B. 6.

C. 3.

D. 4.

                                        BẢNG ĐÁP ÁN

1A 2A 3D 4D 5C 6D 7A 8D 9D 10D
11A 12C 13D 14A 15D 16A 17A 18B 19B 20A

 

 

Bài viết gợi ý: