VI. Tăng trưởng của quần thể sinh vật
Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học
|
Quần thể tăng trưởng thực tế
|
Theo lí thuyết, nguồn sống của môi trường rất dồi dào và hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể, không gian cư trú của quần thể không giới hạn, mọi điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học của các cá thể đều thuận lợi cho sự sinh sản của quần thể:
+ mức sinh sản tối đa
+ mức tử vong tối thiểu
=> sự tăng trưởng tối đa, số lượng tăng theo tiềm năng sinh học
- Có nhiều loài tăng trưởng gần mức tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, đó là các loài có sức sinh sản lớn, số lượng sống sót cao khi điều kiện sống thuận lợi như: VK, nấm, tảo…
Ví dụ: Tăng trưởng kích thước của quần thể sâu trong môi trường lí tưởng
=> quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học
- Đường cong tăng trưởng hình chữ J
|
Trong thực tế, điều kiện sống không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài, sự biến động số lượng cá thể do xuất cư theo mùa,...
- Ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất thì xuất cư và tử vong luôn xảy ra
- Một số loài có sức sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc cao thì tăng trưởng thực tế như: hầu hết các loài động vật có kích thước lớn, tuổi thọ cao (voi, bò tót,cây gỗ trong rừng …)
Ví dụ: Sự tăng trưởng kích thước của quần thể cá trong môi trường bị giới hạn
- Đường cong tăng trưởng hình chữ S,..
|
|
|
VII. Tăng trưởng của quần thể Người
- Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử
- Dân số tăng quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút => ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.
* Hậu quả của việc bùng nổ dân số:
- Tình trạn đói nghèo gia tăng
- Chế độ nuôi dương, giáo dục thấp kém
- Ô nhiễm môi trường
- Dịch bệnh,...
* Biện pháp hạn chế việc bùng nổ dân số:
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình
- Phân bố dân cư hợp lí
- Tuyên truyền và giáo dục về dân số,...
VIII- BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN
Câu 1: phát biểu nào sau đay sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể ?
- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần
- Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ tử vong và mức độ sinh sản của các cá thể trong quần thể
- Mật cá thể của quần thể có thể thay dổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện môi trường sống
- Chọn D
- Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể
- Phát biểu sai là D. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể
- Điều này là sai. Khi mật độ tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường, sự cạnh trnah giữa các cá thể tăng cao sẽ làm tăng tỉ lệ tử vong, ngoài ra còn tác động tiêu cực đến sự sinh sản như : nơi làm tôt, nguồn sống, dịch bệnh, thức ăn,... dẫn đến tỉ lệ sinh giảm
Câu 2 : Kích thước của quần thể phụ thuộc chủ yếu vào
A. mức sinh sản và mức tử vong. B. mật độ. C. tỉ lệ đực, cái. D.cấu trúc tuổi.
Câu 3: khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong
- Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự do động này khác nhau các loài
- Kích thước quần thể ( tính theo số lượng ) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể
- Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao
A)1 B) 2
C) 3 D) 4
- Đáp án C
- Phát biểu sai là (3) kích thước quần thể tính theo số lượng cá thể tỉ lệ ngịch với kích thước cá thể
- Ví dụ: các sinh vật có kích thước lớn thì có số lượng cá thể trong quần thể ít
Câu 4: kích thước quần thể không phụ thuộc vào :
- Tỉ lệ đực/cái
- Mức sinh sản và mức tử vong
- Cá thể nhập cư và xuất cư
- Tất cả đáp án trên
- Đáp án A
- Kích thước quần thể không phụ thuộc vào tỉ lệ đực/cái
Câu 5 : có 4 quần thể của một loài sốn ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất?
- Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800m2 và có mật độ 34 cá thể/ 1 m2
- Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150m2 và có mật độ 12 cá thể/m2
- Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835m2 và có mật độ 33 cá thể/m2
- Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050m2 và có mật độ 9 cá thể/m2
- Đáp án C
- Kích thước của quần thể và số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian sống của quần thể hay khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể của quần thể
- Kích thước của quần thể là:
- 800 . 34 =27200 cá thể
- 2150 . 12 = 2850 cá thể
- 835 . 33 =27555 cá thể
- 3050 . 9 = 27450 cá thể
Câu 6: khi nguồn sống trong môi trường dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lí tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo:
- Đường cong hình chữ S
- Đường cong hình chữ J
- Đường cong hình chữ K
- Tới khi số cá thể đạt mức ổn định
- Đáp án B
- khi nguồn sống trong môi trường dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lí tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo đường cong hình chữ J
IX- BÀI TẬP TỰ LUYỆN:
Câu 1 : Thứ tự sắp xếp từ quần thể có kích thước lớn đến quần thể có kích thước nhỏ là
A. kiến, thỏ, chuột, sơn dưong, hổ B.hổ, sơn dương, thỏ, chuột, kiến.
C. kiến, chuột, thỏ, sơn dương, hổ. D.hổ, thỏ, chuột, sơn dương, kiến.
Câu 2 : Nhân tố quan trọng khống chế kích thước của quần thể thỏ là
A. quần thể nai cạnh tranh thức ăn với thỏ
B. quần thể ve kí sinh trên cơ thể thỏ
C. quần thể chuột túi cạnh tranh chỗ ở với thỏ
D. quần thể sói ăn thịt thỏ
Câu 3: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
Câu 4 : Kích thước quần thể thay đổi phụ thuộc chủ yếu vào
A. mật độ B. cấu trúc tuổi
C. mức sinh sản và tử vong D. tỉ lệ đực, cái
Câu 5: Trong trường hợp điều kiện môi trường sống không đồng nhất thì sự phân bố của các cá thể của quần thể trong không gian sẽ theo kiểu
- phân bố đồng đều
- phân bố theo nhóm.
- phân bố có lựa chọn
- phân bố ngẫu nhiên.
Câu 6: Trong quần thể, dạng phân bố chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao là dạng
A. phân bố ngẫu nhiên. B. phân bố theo nhóm.
C. phân bố đồng đều. D. phân bố theo nhóm
Câu 7: Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào yếu tố:
A. dịch bệnh; Số lượng trứng trên lứa đẻ; Số lứa đẻ của con cái.
B. dịch bệnh; Số lượng trứng trên lứa đẻ; Tuổi trưởng thành của cá thể.
C. dịch bệnh; Số lượng trứng trên lứa đẻ; Thức ăn có trong môi trường.
D. thức ăn có trong môi trường; Dịch bệnh; Mức độ khai thác của môi trường.
Câu 9: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm
B. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt
C. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường
D. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường
Câu 10 : Dựa vào kích thước cơ thể, trên thảo nguyên quần thể động vật có kích thước nhỏ nhất là
A. sư tử. B. linh miêu.
C. thỏ lông xám. D. sơn dương.
Câu 11 : Độ dốc của đường cong tăng trưởng quần thể bắt đầu giảm khi:
A. điều kiện môi trường lí tưởng
B. sự tăng trưởng quần thể đạt mức tối đa.
C. quần thể chịu tác động của giới hạn môi trường.
D. số lượng cá thể trong quần thể (N) là 50% so với số lượng tối đa của quần thể.
Câu 12 : Yếu tố góp phần quan trọng chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể là
- dòng năng lượng cấp cho quần thể qua nguồn thức ăn.
- mức tử vong.
- mức sinh sản
- sức tăng trưởng các cá thể trong quần thể.
Câu 13 : Ở môi trường không thuận lợi, khả năng sinh sản bị hạn chế, số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa sẽ:
A. tăng theo tiềm năng sinh học.
B. có đường cong tăng trưởng hình chữ S.
C. quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
D. có đường cong tăng trưởng hình chữ J.
Câu 15: Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là
A. Phân bố theo nhóm
B. Phân bố ngẫu nhiên
C. Phân bố đồng đều
D. Phân bố theo độ tuổi
Câu 16 : Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?
A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa.
B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể.
C. Nguồn sống trong môi trường không thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.
D. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.
Câu 17 : Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong
C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
A
|
D
|
B
|
C
|
B
|
C
|
D
|
D
|
B
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
|
|
|
C
|
A
|
B
|
A
|
B
|
A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|