Bài 38.KÍCH THƯỚC VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT ( tiếp theo )

V. Kích thước của quần thể sinh vật

1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa

- Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể

- Mỗi quần thể có một kích thước đặc trưng

* Ví dụ: quần thể voi có 25 con

- quần thể ngựa vằn có 200 con,  ….

 

- Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa, và sự dao động này là khác nhau giữa các loài

                                                             .  

 +)  Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

  • nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong là do:
  1.  Số lượng cá thể trong quần thể quá ít => sự hỗ trợ giữa các cá thể bị suy giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
  2. khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với các cá thể cái ít.

Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể

Ví dụ : loài sếu đầu đỏ , tê giác và loài lợn biển ngày nay còn rất ít, đang có nguy cơ tuyệt chủng

 

                          

  1.  

                                              

  

 +) Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

  • Nếu kích thước quần thể vượt mức tối đa thì:
  •  có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
  •  ô nhiễm, bệnh tật, … tăng cao

 một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong tăng cao

Ví dụ : ở loài ong, khi số lượng cá thể trong quần thể tăng cao quá mức, đạt đến kích thước tối đa => thường có hiện tượng tách đàn :

  

 

2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể sinh vật

Kích thước quần thể luôn thay đổi phụ thuộc 4 nhân tố:

- Mức độ sinh sản của các cá thể

- Mức độ tử vong của các cá thể

- Mức độ nhập cư của các cá thể

- Mức độ xuất cư của các cá thể

a. Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật

- Mức sinh sản của quần thể là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong 1 đơn vị thời gian

- Mức sinh sản phụ thuộc vào:

  1. số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ
  2.  số lứa đẻ của một cá thể trong đời.
  3.  tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể, …
  4. tỉ lệ đực/cái của quần thể

- Mức sinh sản của quần thể thường bị giảm sút khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi.

b. Mức tử vong của quần thể sinh vật

- Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết  trong 1 đơn vị thời gian

- Mức độ tử vong phụ thuộc vào:

  1.  Trạng thái của quần thể
  2. Các điều kiện sống của môi trường như: biến đổi bất thường của khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn có trong môi trường, số lượng kẻ thù, …
  3. Mức độ khai thác của con người

c. Phát tán cá thể của quần thể sinh vật

- Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể:

  1. Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể
  2. Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ quần thể mình sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới

           +) Ở những quần thể có điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào,... => xuất cư thường diễn ra ít và nhập cư không gây ảnh hưởng rõ rệt tới quần thể

           +) Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật chội, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể trở nên gay gắt.

 

 * Chú ý Kích  thước  của  quần  thể  trong  một  không  gian  và  một  

thời  gian nào đó được diễn tả theo công thức tổng quát sau:

Nt = N0  + B – D + I – E

Trong đó:

+ Nt : Số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t

+ N0  : Số lượng cá thể của quần thể ban đầu, t = 0

+ B:  Số cá thể do quần thể sinh ra trong khoãng thời gian từ t0 đến t

+ D:   Số  cá  thể  của  quần  thể  bị  chết  trong  khoãng  thời gian từ t0  đến t

+ I:   Số  cá  thể  nhập  cư  vào  quần  thể  trong  khoãng  thời gian từ t0  đến t

+ E:  Số cá thể di cư khỏi quần thể trong khoãng thời gian từ t0 đến t.

  • Trong công thức trên, bản thân mỗi một số hạng cũng mang những thuộc tính riêng, đặc trưng cho loài và biến đổi một cách thích nghi với sự biến động của các yếu tố môi trường.

Ở một số quần thể sinh vật cố định như thực vật bậc cao, trong quá trình khảo sát kích thước quần thể người ta thường bỏ qua hai thông số nhập cư và di cư.

BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN

Câu 1: Nếu kích thước quần thể vượt kích thước tối đa thì có thể dẫn tới:
          A. một số cá thể di cư ra khỏi quần thể, mức tử vong cao.
          B. phần lớn các cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt.
          C. quần thể bị phân chia thành hai.
          D. một phần cá thể bị chết do dịch bệnh.

 

  • Đáp án C
  • Vì kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
  • Nếu kích thước quần thể vượt mức tối đa thì:
  •  có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
  •  ô nhiễm, bệnh tật, … tăng cao

 một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong tăng cao

Câu 2 : Kích thước của quần thể thay đổi và dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa. Sự dao động này luôn diễn ra, nó phụ thuộc vào các nhân tố:
           A. nhu cầu sống của quần thể, mật độ cá thể.  
          B. khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, điều kiện khí hậu.
          C. mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư và xuất cư.
          D. một phần cá thể bị chết do dịch bệnh

  • Đáp án B
  • Kích thước của quần thể thay đổi và dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa. Sự dao động này luôn diễn ra, nó phụ thuộc vào các nhân tố: khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, điều kiện khí hậu. ( sức chứa của môi trường )

Câu 3 : Các cực trị của kích thước quần thể là:
1. kích thước tối thiểu
2. kích thước tối đa
3. kích thước trung bình 
4. kích thước vừa phải

 A. 1,2,3                                                 B. 1,2                     

 C. 2, 3, 4                                               D. 3, 4

  • Đáp án A
  • Ý 4 sai vì các cực trị của kích thước quần thể không có kích thước vừa phải
  • Câu 4 Mức độ sinh sản của quần thể phụ thuộc vào các yếu tố:
              A. số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ ;Số lứa đẻ của con cái; Dịch bệnh; Thức ăn có trong môi trường.
              B. số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ; Số lứa đẻ của con cái; Dịch bệnh; Mức độ khai thác của con người.
              C. tỉ lệ đực cái; số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ; Số lứa đẻ của con cái; Tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể.
              D. tỉ lệ đực cái; Số lượng trứng trên lứa đẻ; Dịch bệnh; Mức độ khai thác của con người.
  • Đáp án C
  • Mức sinh sản phụ thuộc vào:
  • số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ
  • số lứa đẻ của một cá thể trong đời.
  • tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể, …
  • tỉ lệ đực/cái của quần thể


 

 

 

BÀI TẬP TRẮC NHIỆM CÓ ĐÁP ÁN

 

Câu 1 : Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
          A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
          B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong
          C.  Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

 

Câu 2: Nếu kích thước quần thể vượt kích thước tối đa thì có thể dẫn tới:
          A. một số cá thể di cư ra khỏi quần thể, mức tử vong cao.
          B. phần lớn các cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt.
          C. quần thể bị phân chia thành hai.
          D. một phần cá thể bị chết do dịch bệnh.
          D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.

Câu 3: Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là

 A. Phân bố theo nhóm

B. Phân bố ngẫu nhiên

C. Phân bố đồng đều

D. Phân bố theo độ tuổi

Câu 4 : Kích thước của quần thể sinh vật là:
          A. số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể. 
          B. số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể
          C. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. 
          D. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Câu 5 : Nếu kích thước quần thể vượt kích thước tối đa thì có thể dẫn tới:
          A. một số cá thể di cư ra khỏi quần thể, mức tử vong cao.
          B. phần lớn các cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt.
          C. quần thể bị phân chia thành hai.
          D. một phần cá thể bị chết do dịch bệnh.

Câu 6 :    Thứ tự sắp xếp từ quần thể có kích thước lớn đến quần thể có kích thước nhỏ là

A.  kiến, thỏ, chuột, sơn dưong, hổ                  B.hổ, sơn dương, thỏ, chuột, kiến.

C.  kiến, chuột, thỏ, sơn dương, hổ.                 D.hổ, thỏ, chuột, sơn dương, kiến.

Câu 7 : Kích thước của quần thể thay đổi và dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa. Sự dao động này luôn diễn ra, nó phụ thuộc vào các nhân tố:
           A. nhu cầu sống của quần thể, mật độ cá thể.  
          B. khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, điều kiện khí hậu.
          C. mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư và xuất cư.
          D. một phần cá thể bị chết do dịch bệnh

 Câu 8: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi:

   A. xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể

   B. Nguồn thức dồi dào và nơi ở rộng rãi

   C. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống

   D. Dich bệnh lan tràn

Câu 9: Những yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và đến chính sách kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia?

   A. Tỉ lệ giới tính

   B. Sự tăng giảm dân số

   C. Thành phần nhóm tuổi

   D. Cả 3 yếu tố A, B và C

Câu 10 : Kích thước tối thiểu của quần thể là?
          A. Giới hạn về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống từ môi trường.
          B. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
          C. Khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
          D. Số lượng cá thể (hoặc khối lượng, hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

 

Câu 10 :    Dựa vào kích thước cơ thể, trên thảo nguyên quần thể động vật có kích thước nhỏ nhất là

A.    sư tử.                                          B.   linh miêu.

C.   thỏ lông xám.                                D.  sơn dương.

Câu 11 : Trong tự nhiên, sự tăng trưởng kích thước quần thể chủ yếu là do:
          A. mức sinh sản và tử vong.
          B. sự xuất cư và nhập cư.
          C. mức tử vong vong và xuất cư.
          D. mức sinh sản và nhập cư.

Câu 12 :  Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào yếu tố:
          A. dịch bệnh; Số lượng trứng trên lứa đẻ; Số lứa đẻ của con cái.
          B. dịch bệnh; Số lượng trứng trên lứa đẻ; Tuổi trưởng thành của cá thể.
          C. dịch bệnh; Số lượng trứng trên lứa đẻ; Thức ăn có trong môi trường.
          D. thức ăn có trong môi trường; Dịch bệnh; Mức độ khai thác của môi trường.


Câu 13: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi:

   A. xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể

   B. Nguồn thức dồi dào và nơi ở rộng rãi

   C. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống

   D. Dich bệnh lan tràn

Câu 14 : Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
          A. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ S
          B. Trong điều kiện môi trường không bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ J
          C. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, quần thể tăng theo tìm năng sinh học
          D. Kích thước quần thể tăng trưởng theo đường cong chữ S hay hình chữ J là tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống.
Câu 15 : Kích thước của quần thể thay đổi và dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa. Sự dao động này luôn diễn ra, nó phụ thuộc vào các nhân tố:
          A. nhu cầu sống của quần thể, mật độ cá thể.  
          B. khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, điều kiện khí hậu.
          C. mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư và xuất cư.
          D. một phần cá thể bị chết do dịch bệnh.

 

 

 

 

 




 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

A

A

C

A

B

B

D

A

11

12

13

14

15

 

 

 

 

 

A

D

B

C

B

 

 

 

 

 

Bài viết gợi ý: