Bài 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ

 MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ

A- LÝ THUYẾT CƠ BẢN:

I. Khái niệm quần xã sinh vật

  • Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định
  • Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã

1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã

♦ Số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài: thể hiện mức độ đa dạng, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã => quần xã ổn định có số lượng loài lớn và số lượng cá thể mỗi loài cao.

  • Loài ưu thế: loài có vai trò quan trọng, có số lượng cá thể lớn, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh trong quần xã. Trong quần xã trên cạn, thực vật có hạt thường là loài ưu thế.

Ví dụ: Trong quần xã rừng thông, cây thông là loài ưu thế.

  • Loài đặc trưng: loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã.

Ví dụ: Cây cọ chủ yếu có ở vùng đồi Phú Thọ.

2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian quần xã

* Sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

  • Phân bố theo chiều thẳng đứng: như sự phân tầng thực vật trong rừng, kéo theo sự phân tầng của động vật hoặc sự phân tầng sinh vật trong nước
  • Phân bố theo chiều ngang: như sự phân bố sinh vật từ đỉnh núi đến chân núi, từ vùng biển đến vùng đất trên cạn…..Kiểu phân bố này thường thấy ở vùng có điều kiện sống thuận lợi như vùng đất đai màu mỡ, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào,….

III- Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật

Quan hệ

Đặc điểm

Ví dụ

Hỗ trợ

Cộng sinh

-Hợp tác chặt chẽ giữa các loài. Nhiều trường hợp khi sống tách rời nhau thì các loài đều chết

-Các loài tham gia cộng sinh đều có lợi

-Hải quỳ và cua

-Vi khuẩn lam cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu.

-Nấm, vi khuẩn lam và tảo đơn bào cộng sinh tạo địa y.

-Vi sinh vật phân giải xenlulozo trong dạ dày động vật nhai lại.

Hợp tác

-Các loài hợp tác để khai thác nguồn sống tốt hơn nhưng đây là mối quan hệ không chặt chẽ, không nhất thiết phải có.

-Các loài tham gia hợp tác đều có lợi

-Chim sáo và trâu rừng

-Chim mỏ đỏ và linh dương

-Lươn biển và cá nhỏ

Hội sinh

-Hợp tác giữa 2 loài, trong đó một loài có lợi, một loài không có lợi cũng không có hại

-Cây phong lan bám trên thân gỗ

-Cá ép sống bám trên cá lớn

Đối kháng

Cạnh tranh

-Các loài cạnh tranh nguồn sống (thức ăn, nơi ở,…)

-Các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên sẽ có loài thắng thế còn loài khác bị hại hoặc cả hai cùng bị hại.

-Cạnh tranh giữa các loài thực vật về nước, ánh sang

-Cạnh tranh con mồi giữa cú và chồn

Kí sinh

-Một loài sống nhờ trên loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó

-Loài kí sinh có kích thước nhỏ, số lượng nhiều; loài vật chủ có kích thước lớn, số lượng ít

-Loài kí sinh có lợi, vật chủ bị hại

-Cây tầm gửi kí sinh trên cây thân gỗ

-Giun sống trong cơ thể động vật

Ức chế cảm nhiễm

-Một loài sinh vật trong quá trình sống vô tình gây hại cho loài khác.

-Tảo giáp nở hoa gây độc cho các sinh vật khác

-Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật

Sinh vật này ăn sinh vật khác

-Động vật ăn thực vật, động vật ăn thực vật…

-Một loài có lợi, một loài bị hại

-Mèo ăn chuột

-Trâu ăn cỏ

 

 
 

 

 

2) Hiện tượng khống chế sinh học

  • Khái niệm: Là hiện tượng số lượng cá thể của một loài được khống chế ở mức độ nhất định, không tăng quá cao hoặc không giảm quá thấp.
  • Nguyên nhân: Do tác động của các mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã.

Ví dụ: Khi đến thì các loại côn trùng như cào cào, châu chấu,… phát triển mạnh. Ếch có nguồn thức ăn dồi dào là côn trùng nên số lượng ếch ngày càng tăng. Sự phát triển của ếch lại làm giảm số lượng côn trùng.

  • Ứng dụng: Sử dụng các loài thiên địch để khống chế sâu bệnh gây hại thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu => bảo vệ môi trường.

Ví dụ: nuôi nhện bắt mồi để tiêu diệt nhện đỏ gây hại

 B- BÀI TẬP VÍ DỤ:

Câu 1: Đâu là quần xã sinh vật:

  1. Một khu rừng.
  2. Một đàn bò đang ăn cỏ.
  3. Một bầy khỉ trong sở thú.
  4. Một tổ chim trên cây.

Đáp án: A.

Vì một khu rừng có đủ điều kiện của một quần xã.

Câu 2: Các kiểu phân bố sinh vật trong không gian quần xã là:

  1. Phân bố kiểu phân tầng và thẳng đứng.
  2. Phân bố theo nhóm và phân bố theo chiều ngang.
  3. Phân bố theo vĩ độ và phân bố theo kinh độ.
  4. Phân bố theo chiều thẳng đứng và phân bố theo chiều ngang.

Đáp án: B.

Dựa vào lý thuyết cơ bản của bài học.

Câu 3: Trong các mối quan hệ sau, mối quan hệ nào trong đó một loài bị hại, một loài không có lợi cũng không bị hại:

  1. Cạnh tranh.
  2. Hội sinh.
  3. Ức chế cảm nhiễm.
  4. Kí sinh.

Đáp án: C.

Do ức chế-cảm nhiễm là hiện tượng một loài trong quá trình sống bình thường đã vô tình gây hại cho loài khác.

Câu 4: Đặc trưng không có ở quần xã là:

  1. Sự phân bố cá thể trong quần xã.
  2. Tỉ lệ giới tính.
  3. Số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài.
  4. Loài ưu thế và loài đặc trưng.

Đáp án: B.

Tỉ lệ giới tính là đặc trưng có ở quần thể chứ không phải quần xã.

Câu 5: Loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc có số lượng lớn hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã được gọi là:

  1. Loài ưu thế.
  2. Loài đặc trưng.
  3. Loài thứ yếu.
  4. Loài chủ chốt.

Đáp án: B.

Dựa theo lý thuyết cơ bản của bài học.

 

C- BÀI TẬP VẬN DỤNG:

Câu 1: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

A. Vi khuẩn lam sống trong bèo hoa dâu.

B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.

C. Cây dương xỉ bám trên thân cây gỗ.

D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

 Câu 2: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A. Vì có số lượng cá thể nhiều, có sự cạnh tranh mạnh.

B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

C. Vì tuy hoạt động ít nhưng số lượng cá thể lớn.

D. Vì có thể khống chế và kiểm soát sự phát triển của loài khác.

Câu 3: Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là:

A. Cây cọ.                                         C. Cây đước.

B. Cây bàng.                                     D. Cây tràm.

         Câu 4: Mối quan hệ nào không gây hại cho các loài tham gia:

                   A. Sinh vật này ăn sinh vật khác.     C. Kí sinh-vật chủ.

                   B. Cạnh tranh.                                  D. Hội sinh.

Câu 5: Để diệt sâu bọ hại cây, người ta đã thả nhện bắt mồi vào vườn cây. Đây là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:

A. cạnh tranh cùng loài.

B. khống chế sinh học.

C. cân bằng sinh học.

D. cân bằng quần thể.

         Câu 6: Một quần xã ổn định thường có:

A. số lượng loài ít và số lượng cá thể của loài nhỏ.

B. số lượng loài ít và số lượng cá thể của loài lớn.

C. số lượng loài nhiều và số lượng cá thể của loài lớn.

D. số lượng loài nhiều và số lượng cá thể của loài nhỏ.

Câu 7: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzim phân giải được xelulôzơ ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ này giữa mối và trùng roi là:

A. cộng sinh         .                       C. hợp tác.

B. hội sinh.                                   D. kí sinh.

         Câu 8: Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là:

A. Vi khuẩn E.coli sống trong ruột người.

B. Các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng.

C. Cây tầm gửi sống trên thân cây khác.

D. Thỏ và hổ sống trong rừng.

Câu 9: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.

B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.

D. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.

         

Câu 10: Sự khác nhau giữa hiện tượng khống chế sinh học và ức chế-cảm nhiễm là:

                   A. Sự phát triển của một loài bị kìm hãm bởi loài khác.

                   B. Xảy ra trong một không gian và thời gian nhất định.

                   C. Yếu tố kìm hãm loài khác.

                   D. Thể hiện mối quan hệ khác loài.

         Câu 11: Điểm khác biệt giữa mối quan hệ cộng sinh và hợp tác là:

A. Mối quan hệ cộng sinh chỉ xảy ra giữa 2 loài, mối quan hệ hợp tác xảy ra giữa hai hoặc nhiều loài.

 B. Mối quan hệ cộng sinh là thường thấy ở các loài sinh vật bậc cao, mối quan hệ hợp tác thường thấy ở các loài sinh vật bậc thấp.

C. Mối quan hệ cộng sinh rất chặt chẽ, thường là bắt buộc phải có để duy trì sự sống của mỗi loài. Mối quan hệ hợp tác thường không chặt chẽ, có thể có hoặc không đối với mỗi loài.

D. Mối quan hệ cộng sinh diễn ra trong thời gian ngắn, mối quan hệ hợp tác diễn ra trong thời gian dài.

Câu 12: Trên một cây nhãn có các loài sinh vật với các mối quan hệ sau: Kiến làm tổ trên cây và sử dụng nhựa cây đồng thời kiến bảo vệ cây trước các loài động vật ăn thực vật; sâu ăn lá cây; chim bắt sâu; cây phong lan sống bám trên thân cây nhãn . Cho biết mối quan hệ giữa các loài sinh vật trên:

  1. Kiến và cây nhãn
  2. Chim và sâu
  3. Cây phong lan và cây nhãn
  1. (1) cộng sinh; (2) sinh vật này ăn sinh vật khác; (3) kí sinh.
  2. (1) cộng sinh; (2) sinh vật này ăn sinh vật khác; (3) hội sinh.
  3. (1) hợp tác; (2) cạnh tranh; (3) kí sinh.
  4. (1) hợp tác; (2) sinh vật này ăn sinh vật khác; (3) hội sinh.

Câu 13: Trong nuôi trồng thủy sản, người ta thường kết hợp nuôi nhiều loài cá khác nhau trong một ao như: cá mè trắng, cá mè đen, cá chép, cá trôi,…Ý nào dưới đây đúng khi nói về cách làm trên?

  1. Tạo sự đa dạng trong ao, hình thành chuỗi và lưới thức ăn phong phú trong ao.
  2. Thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau.
  3. Cách làm trên giúp tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong ao, giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài sinh vật.
  4. Cách làm trên ứng dụng sự hiểu biết về sự phân bố các cá thể trong quần thể.

Câu 14: Nhận định nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ vật kí sinh-vật chủ:

  1. Vật kí sinh có kích thước bé hơn vật chủ.
  2. Vật kí sinh có thể giết chết vật chủ.
  3. Vật kí sinh có số lượng nhiều hơn vật chủ.
  4. Vật kí sinh phụ thuộc hoàn toàn vào vật chủ để sống sót.

Câu 15: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quần xã:

1. Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào.

2. Quần xã bao gồm các sinh vật và sinh cảnh.

3. Đặc trưng cơ bản của quần xã là số lượng quần thể và mật độ các cá thể trong mỗi quần thể đó.

4. Môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao.

A. 1.                     B. 4.                     C. 2.                     D. 3.

          Câu 16: Các mối quan hệ mà trong đó ít nhất một loài có lợi là:

A. Cạnh tranh, cộng sinh, hội sinh.

B. Kí sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác, hội sinh.

C. Hợp tác,hội sinh, ức chế cảm nhiễm.

D. Cộng sinh, hợp tác, cạnh tranh.

Câu 17: Một quần xã bắt đầu có hiện tượng bùng nổ tảo. Một nhà sinh thái học có thể đề xuất:

                   A. Thêm cá ăn động vật phù du.

                   B. Thêm chất dinh dưỡng khoáng vào nước.

                   C. Loại bỏ bớt động vật phù du.

                   D. Loại bỏ bớt cá ăn động vật phù du.

          Câu 18: Mức độ phong phú về số lượng loài của quần xã thể hiện ở:                

A. độ nhiều.                                                C. độ đa dạng.

B. độ thường gặp.                              D. độ phổ biến.

          Câu 19: Mức đa dạng của quần xã không phụ thuộc vào:

                   A. Sự cạnh tranh giữa các loài.

                   B. Sự thay đổi của môi trường.

                   C. Mối quan hệ giữa con mồi và vật ăn thịt.

                   D. Kích thước cá thể.

          Câu 20: Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì đối với quần xã?

                   A. Làm giảm độ đa dạng của quần xã.

                   B. Làm tăng độ đa dạng của quần xã.

                   C. Làm giảm sinh khối của quần xã.

                   D. Tạo nên trạng thái cân bằng sinh học.

Đáp án:

1-B

2-B

3-B

4-D

5-B

6-D

7-C

8-A

9-B

10-A

11-C

12-B

13-C

14-D

15-C

16-B

17-D

18-C

19-D

20-D

Bài viết gợi ý: