BÀI 46: Thực hành: QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.

I- CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.

Dạng tài nguyên

Các tài nguyên

Trả lời

Tài nguyên không tái sinh

Nhiên liệu hóa thạch

Là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt

Than, dầu mỏ, khí đốt,…

Kim loại

Vàng, sắt, thiếc, nhôm,…

Phi kim loại

Đá vôi, đất sét, đá quý,…

Tài nguyên tái sinh

Không khí sạch

Là dạng tài nguyên nếu sử dụng hợp lý sẽ có thể phục hồi, phát triển

Đa số các khu vực vẫn có không khí sạch,

Nước sạch

Nước ở các hồ, các sông,….

Đất

Đất phù sa, đất feralit, đất phèn,…

Đa dạng sinh học

Hệ động vật, thực vật đa dạng với hàng chục nghìn loài khác nhau.

Tài nguyên vĩnh cửu

Năng lượng mặt trời

Tài nguyên không bao giờ cạn kiệt

Nước ta có nguồn năng lượng vĩnh cửu dồi dào: do có đường bờ biển dài, nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nhận được lượng bức xạ mặt trời khá lớn,….

Năng lượng gió

Năng lượng sóng

Năng lượng thủy triều

 

II- HÌNH THỨC SỬ DỤNG GÂY Ô NHIỄM.

Các hình thức gây ô nhiễm

Nguyên nhân

Đề xuất biện pháp khắc phục

Ô nhiễm không khí:

- Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp tại các nhà máy, làng nghề ...

- Ô nhiễm do phương tiện giao thông.

- Ô nhiễm từ đun nấu tại gia đình.

 

- Do chưa có biện pháp xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường

- Công nghệ lạc hậu.

- Sử dụng than trong đun nấu và sản xuất.

- Lắp đặt hệ thống lọc khí thải.

- Áp dụng công nghệ cao trong công nghiệp.

- Sử dụng thêm các nguồn nhiên liệu sạch để thay thế than

- Trồng cây

Ô nhiễm chất thải rắn

- Đồ nhựa, cao su, giấy ....

- Xác sinh vật , phân thải ra từ sản xuất nông nghiệp

- Rác thải từ bệnh viện

- Giấy gói , túi ni lông

 

- Do chưa xử lý rác thải đúng quy định.

- Ý thức bảo vệ môi trường của con người chưa tốt

- Xây dựng nhà máy tái chế rác thải.

- Nghiên cứu biện pháp hiện đại xử lý rác thải thay vì đốt hay chôn lấp.

- Hạn chế sử dụng những đồ dùng làm bằng chất liệu khó phân hủy, ô nhiễm môi trường như túi nilon, hộp xốp.

Ô nhiễm nguồn nước:

Nguồn nước thải ra từ các nhà máy , khu dân cư mang nhiều chất hữu cơ, hoá chất, vi sinh vật gây bệnh ......

- Do chưa có xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường

- Xây dựng nhà máy xử lý nước thải.

- Nâng cao ý thức con người trong việc bảo vệ môi trường.

Ô nhiễm hoá chất độc:

- Hoá chất độc thải ra từ các nhà máy.

- Thuốc trừ sâu dư thừa trong quá trình sản xuất nông nghiệp ....

- Do sử dụng hóa chất độc hại không đúng quy định.

- Sử dụng các biện pháp thay thế thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp như: sử dụng thiên địch, nghiên cứu giống cây trồng có khả năng kháng sâu bệnh,…

- Quản lý chặt chẽ các hóa chất nguy hiểm.

- Hướng dẫn người dân sử dụng hóa chất đúng cách, đúng liều lượng,…

Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:

Sinh vật truyền bệnh cho người và sinh vật khác như muỗi, giun sán ,.....

- Do không thường xuyên vệ sinh môi trường.

- Do ý thức của người dân chưa cao.

- Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phong tránh.

- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.

 

III- KHẮC PHỤC SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.

Hình thức sử dụng tài nguyên

Hình thức sử dụng bền vững hay không

Biện pháp

Tài nguyên đất:

- Đất trồng trọt

- Đất xây dựng công trình

- Đất bỏ hoang

 

 

- Bền vững

- Bền vững

- Không bền vững

- Tránh bỏ hoang và lãng phí đất, tránh làm cho đất bị thoái hóa.

- Chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống nhiễm phèn cho đất

- Nâng cao độ màu mỡ của đất như: trồng các cây họ Đậu,…

Tài nguyên nước:

- Hồ nước chứa phục vụ nông nghiệp

- Nước sinh hoạt

- Nước thải

 

 

- Bền vững

 

- Bền vững

- Không bền vững

- Bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc.

- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm nước.

- Bảo vệ nguồn nước, không làm ô nhiễm.

Tài nguyên rừng:

- Rừng bảo vệ

- Rừng trồng được phép khai thác

- Rừng bị khai thác bừa bãi

 

 

- Bền vững

 

- Bền vững

- Không bền vững

- Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn,..

- Tích cực trồng rừng.

- Vận động người dân miền núi định canh định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy,..

- Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên,..

Tài nguyên biển và ven biển:

- Đánh bắt cá theo quy mô nhỏ ven bờ

- Đánh bắt cá theo quy mô lớn

- Xây dựng khu bảo vệ sinh vật quý hiếm

 

 

 

- Bền vững

 

- Không bền vững

- Bền vững

- Khai thác, đánh bắt đúng cách, vừa phải, không sử dụng mìn,…

- Bảo vệ nơi sống, nơi sinh sản của các loài sinh vật biển.

Tài nguyên đa dạng sinh học:

- Đánh bắt động vật quý hiếm

- Bảo vệ sinh vật

 

 

 

- Không bền vững

- Bền vững

- Bảo vệ các loài sinh vật, đặc biệt những loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

- Không săn bắt trái phép.

- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.

 

IV- BÁO CÁO

1) Về kiến thức.

          - Hiện nay, có nhiều hình thức sử dụng tài nguyên nhiên nhiên, trong đó có những cách sử dụng bền vững, hợp lý hiệu quả và cần được phát huy, nhưng cũng có những cách sử dụng bất hợp lý, làm ô nhiễm môi trường và có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.

          - Cần có giải pháp phát triển bền vững:

          +) Đối với tài nguyên không tái sinh: Tiết kiệm, sử dụng lại, tái chế các nguyên vật liệu.

          +) Đối với tài nguyên tái sinh: bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý.

          +) Đối với tài nguyên vĩnh cửu: tận dụng tối đa nguồn năng lượng vĩnh cửu để giúp ích cho cuộc sống

          - Cần nâng cao hiểu biết của con người về môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

2) Về nhận thức.

Trách nhiệm của mỗi học sinh:

          - Biết tiết kiệm nước, tiết kiệm điện,….

          - Bảo vệ môi trường: không vứt rác bừa bãi, tự phân loại rác thải tại nhà, hạn chế sử dụng túi nilon, hộp xốp,… và các vật liệu khó phân huỷ khác,..

          - Trồng cây và bảo vệ cây.

          - Nhắc nhở người thân bạn bè cũng có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

         

Bài viết gợi ý: