Lý thuyết Sinh12 - Loga.vn: Bài 28:

Chương I: Bằng Chứng Và Cơ Chế Tiến Hóa

Loài

I. Khái Niệm Loài Sinh Học

 1. Khái niệm:

          Là một hay một nhóm quần thể có những tính trạng về hình thái, sinh lý, có khu phân bố xác định; các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời sau có sức sống, có khả năng sinh sản và cách ly sinh sản với các nhóm quần thể khác.

 2. Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc:

 - Tiêu chuẩn hình thái: Các cá thể cùng loài có chung một hệ tính trạng giống nhau. Cá thể khác loài có sự gián đoạn về một tính trạng nào đó.

Ví dụ: Sáo mỏ vàng và sáo mỏ nâu là hai loài sáo khác nhau.

Hình 1. Sáo mỏ vàng (trái) và sáo mỏ nâu (phải).

 - Tiêu chuẩn địa lý – sinh thái: Dựa vào khu phân bố của sinh vật để phân biệt:

+ Hai loài có khu phân bố riêng biệt.

+ Hai loài có khu phân bố trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn sẽ rất khó phân biệt.

 - Ta phân hai trường hợp sau.

+ Trường hợp đơn giản: Hai loài thân sống ở hai khu phân bố riêng biệt. Ví dụ: voi châu Phi sống ở Nam Phi: Trán dô, tai to… và voi Ấn Độ: trán lõm, tai nhỏ.

Hình 2. Voi Châu Phi (trái), voi Ấn Độ (phải).

+ Trường hợp phức tạp: Hai loài thân thuộc nhưng có khu phân bố trùng nhau một phần hoặc hoàn toàn nhưng mỗi loài thích nghi với một sinh cảnh nhất định. Ví dụ: Ở Bang Texas có 40 loài ruồi giấm cùng sống trong một khu vực nhưng không hề có dạng lai.

Hình 3. Ruồi giấm bang Texas.

 - Tiêu chuẩn sinh lý – sinh hóa:

+ Prôtêin tương ứng ở các loài khác nhau được phân biệt với nhau bởi 1 số đặc tính. Ví dụ: Prôtêin trong tế bào biểu bì, trong hồng cầu, trong trứng của loài ếch hồ Nam Liên Xô chịu nhiệt cao hơn prôtêin tương ứng của loài ếch cỏ miền Bắc từ 3 – 40C.

Hình 4. Tế bào hồng cầu chiếu dưới kính hiển vi của ếch miền Nam (phải) và ếch miền Bắc Liên Xô.

+ Sự sai khác trong cấu trúc của AND, prôtêin cũng phản ánh mức độ thân thuộc giữa các loài. Các loài càng thân thuộc thì sự sai khác đó càng ít.

 - Tiêu chuẩn cách li sinh sản: Hai loài khác nhau không giao phối được với nhau hoặc giao phối được nhưng sinh ra con lai bất thụ. Đây là tiêu chuẩn chính xác và khách quan nhất.

Hình 5. Quá trình tạo con lai bất thụ.

 - Quần thể: Là đơn vị tổ chức cơ sở, là đơn vị tiến hóa của loài.

¯ Mỗi tiêu chuẩn trên chỉ mang tính chất hợp lý tương đối. Vì vậy, tùy mỗi loài mà vận dụng tiêu chuẩn này hoặc tiêu chuẩn khác là chủ yếu. Trong nhiều trường hợp phải phối hợp nhiều tiêu chuẩn mới phân biệt được các loài sinh vật một cách chính xác.

II. Các Cơ Chế Cách Ly

 1. Cách ly địa lý:

  1.1 Khái niệm

          Là những trở ngại địa lý ngăn cản các cá thể gặp gỡ và giao phối với nhau.

 Ví dụ: Hai loài cá bị ngăn cách địa lý nên không giao phối được với nhau.

Hình 6. Cách li địa lý của hai loài cá.

  1.2 Ý nghĩa

          Củng cố và tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.

 ® Không nhất thiết hình thành loài mới.

 2.Cách ly sinh sản:

  2.1 Cách ly trước hợp tử

          Thực chất là cơ chế cách li nhằm ngăn cản sự thụ tinh tạo hợp tử gồm các mức độ:

          - Cách li sinh thái: Do sống trong cùng khu vực địa lí nhưng trong sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối.

 Ví dụ: Một loài thằn lằn sống ở đất liền không giao phối với một loài thằn lằn sống ở ven biển.

Hình 7. Quần thể thằn lằn sống trên đất liền không giao phối với quần thể thằn lằn ven biển.

          - Cách li tập tính: Do sai khác về tập tính sinh dục nên không giao phối được với nhau.

 Ví dụ: Mỗi loài ruồi khác nhau có cách ve vãn bạn tình khác nhau.

Hình 8. Cách ve vãn bạn tình của một số loại ruồi.

          - Cách li cơ học: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau.

 Ví dụ: Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn loài này không thụ phấn được cho cây loài khác hoặc không nảy mầm được trên đầu nhụy hoa khác loài, nảy mầm được nhưng kích thước ống phấn không phù hợp…

Hình 9. Hoa bồ công anh (trái) và hoa hướng dương (phải).

  2.2 Cách ly sau hợp tử

          Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.

- Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.

 Ví dụ: Cừu với dê tạo được hợp tử chết ngay.

Hình 10. Cừu với dê giao phối tạo hợp tử nhưng hợp tử chết ngay.

- Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ.

 Ví dụ: Ngựa giao phối với lừa tạo được la (con lai bất thụ).

Hình 11. Quá trình tạo con lai bất thụ.

 3. Mối liên quan giữa các cơ chế cách ly với sự hình thành loài mới

          Cách li địa lý kéo dài dẫn đến cách li sinh sản xuất hiện loài mới.

                                      Bài tập lý thuyết

 A. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là:

A. Phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen.

B. Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc.

C. Tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ.

D. Củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen.

 * Hướng dẫn giải:

 - Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là: Củng cố và tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 2: Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?

A. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh.

B. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau.

C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau.

D. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau.

  * Hướng dẫn giải:

 - Hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau khi hai cá thể đó không thể giao phối với nhau nên dần dẫn đến cách li sinh sản, hình thành loài mới.

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 3: Tiêu chuẩn được dùng thông dụng để phân biệt hai loài là tiêu chuẩn:

A. Địa lý - sinh thái.

B. Hình thái.

C. Sinh lí - sinh hóa.

D. Di truyền.

  * Hướng dẫn giải:

 - Tiêu chuẩn hình thái là tiêu chuẩn thông dụng được dùng để phân biệt hai loài.

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 4: Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế:

A. Cách li sinh cảnh.

B. Cách li cơ học.

C. Cách li tập tính.

D. Cách li trước hợp tử.

  * Hướng dẫn giải:

 - Cách li trước hơp tử thực chất là cơ chế cách li nhằm ngăn cản sự thụ tinh tạo hợp tử.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 5: Cho các dạng cách li: (1) cách li không gian; (2) cách li cơ học; (3) cách li tập tính; (4) cách li khoảng cách; (5) cách li sinh thái; (6) cách li thời gian.

Cách li trước hợp tử gồm:

A. (1), (2), (3), (6).

B. (2), (3), (4), (6).

C. (2), (3), (5), (6).

D. (1), (2), (4), (6).

  * Hướng dẫn giải:

 - Cách li trước hợp tử gồm:

          + Cách li cơ học.

          + Cách li tập tính.

          + Cách li sinh thái.

          + Cách li thời gian.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 6: Tiêu chuẩn nào dưới đây dùng để phân biệt hai loài gần gũi với nhau:

A. Tiêu chuẩn hình thái.

B. Tiêu chuẩn địa lý – sinh thái.

C. Tiêu chuẩn sinh lý – hóa sinh và di truyền.

D. Một hoặc một số tiêu chuẩn nói trên trùng theo từng trường hợp.

  * Hướng dẫn giải:

 - Tùy theo từng trường hợp cụ thể ta có thể dùng các tiêu chuẩn:

          + Tiêu chuẩn hình thái.

          + Tiêu chuẩn địa lý – sinh thái.

          + Tiêu chuẩn sinh lý – hóa sinh và di truyền.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 7: Trong quá trình tiến hóa, nếu giữa các quần thể cùng loài đã có sự phân hóa về vốn gen thì dạng cách li nào sau đây khi xuất hiện giữa các quần thể này sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới.

A. Cách li tập tính.

B. Cách li sinh sản.

C. Cách li sinh thái.

D. Cách li địa lí.

  * Hướng dẫn giải:

 - Nếu giữa các quần thể cùng loài đã có sự phân hóa về vốn gen thì dẫn đến cách li sinh sản và đánh dấu sự hình thành loài mới.

 Nên ta chọn đáp B.

Câu 8: Trong tiêu chuẩn di truyền, hai loài khác nhau sẽ được phân biệt bởi:

A. Sự thích nghi với những điều kiện sống nhất định.

B. Sự đứt quãng về một tính trạng nào đó.

C. Sự khác biệt trong cấu trúc và đặc điểm sinh hóa của các phân tử prôtêin.

D. Sự khác biệt về số lượng, hình thái của nhiễm sắc thể và cách phân bố của các gen trên đó dẫn đến sự cách li sinh sản.

  * Hướng dẫn giải:

  - Trong tiêu chuẩn di truyền, hai loài khác nhau sẽ được phân biệt bởi sự khác biệt về số lượng, hình thái của nhiễm sắc thể và cách phân bố của các gen trên đó dẫn đến sự cách li sinh sản.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 9: Trong tiêu chuẩn địa lý – sinh thái, hai loài khác nhau sẽ được phân biệt bởi:

A. Sự thích nghi với những điều kiện sống nhất định của mỗi loài.

B. Mỗi loài cư trú trên một khu phân bố riêng biệt.

C. Sự đứt quãng về một tính trạng nào đó.

D. A và B đúng.

  * Hướng dẫn giải:

 - Trong tiêu chuẩn địa lý – sinh thái, hai loài khác nhau sẽ được phân biệt bởi sự thích nghi với những điều kiện sống nhất định của mỗi loài và nơi cư trú ở một khu phân bố riêng biệt.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 10: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại:

A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

B. Sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

C. Các quần thể sinh vật trong tự nhiên chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi bất thường.

D. Những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh đều được di truyền.

 * Hướng dẫn giải:

 - Theo quan niệm tiến hóa hiện đại sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

 Nên ta chọn đáp án B.

 B. Bài tập tự luyện

Câu 1: Tiêu chuẩn phân biệt nào là quan trọng nhất để phân biệt giữa các loài vi khuẩn:

A. Tiêu chuẩn di truyền.

B. Tiêu chuẩn sinh lý.

C. Tiêu chuẩn hóa sinh.

D. Tiêu chuẩn hình thái.

Câu 2: Lừa đực giao phối với ngựa cái đẻ ra con la không có khả năng sinh sản. Đây là ví dụ về:

A. Cách li sinh thái.

B. Cách li cơ học.

C. Cách li tập tính.

D. Cách li sau hợp tử.

Câu 3: Các cây khác loài có cấu tạo khác nhau nên chúng thường không thụ phấn được cho nhau. Đây là ví dụ về dạng cách li:

A. Thời gian (mùa vụ).

B. Sinh thái.

C. Tập tính.

D. Cơ học.

Câu 4: Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì:

A. Các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.

B. Rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen.
C. Giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.
D. Chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 5: Tiêu chuẩn phân biệt nào là tiêu chuẩn cần đặc biệt chú ý khi phân biệt giữa các loài động, thực vật bậc cao:

A. Tiêu chuẩn di truyền.

B. Tiêu chuẩn sinh lý – hóa sinh.

C. Tiêu chuẩn hình thái.

D. Tiêu chuẩn địa lý – sinh thái.

Câu 6: Việc phân biệt hai loài mao lương, một loài sống ở bãi cỏ ấm có chồi nách, lá vươn dài bò trên mặt đất còn một loài sống ở bờ mương, bờ ao có lá hình bầu dục, ít răng cưa được dựa trên tiêu chuẩn nào dưới đây:

A. Tiêu chuẩn di truyền.

B. Tiêu chuẩn sinh lý – hóa sinh.

C. Tiêu chuẩn hình thái.

D. Tiêu chuẩn địa lý – sinh thái.

Câu 7: Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như loài mới ví:

A. Cây tứ bội có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội.

B. Cây tứ bội có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội.

C. Cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con bất thụ.

D. Cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây thuộc cơ chế cách ly sau hợp tử:

A. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non, hoặc con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản.

B. Các cá thể sống trong một môi trường nhưng có tập tính giao phối khác nhau nên bị cách li về mặt sinh sản.

C. Các cá thể ở hai khu vực địa lí khác nhau, yếu tố địa lí ngăn cản quá trình giao phối giữa các cá thể.

D. Các nhóm cá thể thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau sinh sản ở các mùa khác nhau nên không giao phối với nhau.

Câu 9: Cho một số hiện tượng sau:

(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở châu Á.

(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.

(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.

          Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử:

A. (2), (3).

B. (1), (4).

C. (3), (4).

D. (1), (2).

Câu 10: Nội dung nào sau đây nói về cách li sau hợp tử:

A. Các cá thể giao phối với nhau tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển thành con lai.

B. Các cá thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, nên không giao phối nhau.

C. Các cá thể sống ở những sinh cảnh khác nhau, nên không giao phối nhau.

D. Các cá thể có những tập tính giao phối riêng, nên thường không giao phối với nhau.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

D

D

A

A

C

C

A

A

A

 

Bài viết gợi ý: