Chương I : CƠ SỞ VẬT CHẤT, CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài 1: CƠ SỞ VẬT CHẤT DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ-ADN
A. LÝ THUYẾT
Vật chất di truyền:
_ Virut : Là 1 phân tử ARN mạch đơn , hoặc kép hay là 1 phân tử ADN mạch đơn, hoặc mạch kép
_Vi khuẩn (Sinh vật nhân sơ ): AND mạch vòng, gồm 2 loại:
+) ADN ở tế bào chất: Là các phân tử ADN mạch vòng kích thước nhỏ (plasmid) có khả năng nhân đôi độc lập với ADN ở vùng nhân. Mỗi thế bào vi khuẩn có thể có tới hàng trăm plasmid
+) ADN ở vùng nhân: gồm 1 phân tử ADN trần (chưa liên kết với protein histon) dạng vòng
_ Sinh vật nhân thực: ADN và ARN
Hình 1: Hình ảnh vật chất di truyền
I. ADN – Axit deoxiribonucleic
Hình 2: ADN
. Vị trí tồn tại:
+ Nằm trên NST trong nhân tế bào (là ADN mạch kép dạng sợi)
+ Nằm trong các bào quan như ti thể, lục lạp,… trong tế bào chất (thường là ADN mạch kép dạng vòng)
1. Đơn phân
Hình 3: Đơn phân ADN - nucleotit
_ Đơn phân của ADN là nucleotit
_ Cấu tạo của nucleotit gồm:
+) 1 phân tử H3PO4 (axit photphohidric)
+) 1 phân tử đường C5H10O4 (đường 5 Cabon deoxiribozo)
+) 1 phân tử Bazo Nito (A, T, G, X): A,G kích thước lớn và T,X có kích thước bé
_ Axit Photphohidric và đường C5H10O4 liên kết với nhau bằng liên kết phosphodieste (liên kết hóa trị) tại vị trí C5 của đường
_ Đường liên kết với Bazo Nito tại vị trí C1 của đường
_ Các đơn phân chỉ khác nhau về bazo nito do đó có 4 loại đơn phân lấy tên theo tên bazo nito: Adenin. Timin, Guanin, Xitozin
2. Cấu tạo
_Thành phần hóa học: C,H,O,P,N
*Để cho dễ nhớ : CHỌN Pháp ^^
_Cấu tạo:
Hình 4: a) Cấu tạo b) Liên kết
+) Mỗi ADN gồm 2 mạch polinucleotit xoắn song song, ngược chiều nhau (1 mạch chiều từ 3’-5’, 1 mạch chiều từ 5’-3’) theo chiều xoắn quanh trục tưởng tượng có tính chu kỳ
+) Mỗi chu kỳ gồm 10 cặp nucleotit, dài 34 đường kính 20
+) Các nucleotit đối diện nhau trên 2 mạch đơn của ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung : A=T, G≡X
_Nguyên tắc cấu tạo:
+) Nguyên tắc đa phân: ADN được cấu tạo từ 4 loại đơn phân (A,T,G,X)
+) Nguyên tắc bổ sung: Các nucleotit trên 2 mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: bazo nito có kích thước lớn (A,G) sẽ liên kết với bazo nito có kích thước bé (T,X) bằng liên kết Hidro: : A=T, G≡X
_Các loại liên kết trong phân tử ADN:
+) Liên kết phosphodieste: Liên kết giữa đường và axitphophoric trong 1 nucleotit và giữa 2 nucleotit kế tiếp
+) Liên kết Hidro: Liên kết giữa các bazo nito
3. Đặc điểm
_ Tính đa dạng:
+) ADN được cấu tạo từ 4 đơn phân => Tạo được nhiều phân từ ADN khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit
+) ADN có cấu trúc không gian đa dạng (mạch thẳng, mạch vòng)
+) ADN đa dạng về vị trí tồn tại: trong nhân, tế bào chất,…
_Tính đặc thù:
+) ADN mang tính đặc thù cho loài, cho cá thể
+) Mỗi ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp nucleotit
+) Hàm lượng ADN trong tế bào cũng đặc trưng cho từng loại tế bào
4. Chức năng
_ Lưu giữ thông tin di truyền
_ Bảo quản thông tin di truyền
_ Truyền đạt thông tin di truyền
B. BÀI TẬP:
I. BÀI TẬP MẪU
Câu 1: Đơn phân của ADN là:
- Nucleotit
- Ribonucleotit
- Axit amin
- Nucleoxom
Giải: Đơn phân của ADN là nucleotit
- Đáp án A
Câu 2: Thành phần đơn phân của ADN gồm:
- Gốc H3PO4 , đường C5H10O5, gốc Bazo nito
- Gốc H3PO4 , đường C5H10O4, gốc Bazo nito
- Gốc H4PO3, đường C5H10O5, gốc Bazo nito
- Gốc H4PO3, đường C5H10O4, gốc Bazo nito
Giải: _ Cấu tạo của nucleotit gồm:
+) 1 phân tử H3PO4 (axit photphohidric)
+) 1 phân tử đường C5H10O4 (đường 5 Cabon deoxiribozo)
+) 1 phân tử Bazo Nito (A, T, G, X)
- Đáp án B
Câu 3: Trong 4 loại đơn phân của ADN, loại đơn phân có kích thước nhỏ là:
- A và T
- G và X
- A và X
- X và T
Giải: A,G kích thước lớn và T,X có kích thước bé
- Đáp án D
Câu 4: Trong sinh vật nhân thực, vị trí của ADN ở:
- Nhân tế bào
- Lục lạp
- Ti thể
- Cả 3 đáp án trên
Giải: Vị trí tồn tại:
+ Nằm trên NST trong nhân tế bào (là ADN mạch kép dạng sợi)
+ Nằm trong các bào quan như ti thể, lục lạp,… trong tế bào chất (thường là ADN mạch kép dạng vòng)
- Đáp án D
Câu 5: Một đoạn ADN có chiều dài 5100 A0 có số nucleotit là:
- 3000
- 1500
- 6000
- 4500
Giải: Ta có một mạch của ADN có số nu là:
5100 : 3,4 = 1500 (nu)
Vậy số lượng nu trên 2 mạch của ADN (số lượng nu của ADN) là:
1500 x 2 = 3000 (nu)
=> Đáp án A
II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1: Thành phần hóa học của ADN là:
- C, P, H, N, I
- N, H, O, B, C
- O, C, N, H, P
- C, H, O, P, I
Câu 2: Nguyên tắc bổ sung giữa các nu là:
- A=T, G≡T
- A=X, G≡T
- A≡T, G=X
- G≡X, A=T
Câu 3: Sự so sánh kích thước giữa 4 loại đơn phân nào sau đây là đúng:
- A = T > G = X
- G = X > G = T
- G = A > T = X
- T = X > A = G
Câu 4: Theo mô hình của J.Oatxơn và F.Cric, thì chiều cao mỗi vòng xoắn (chu kì xoắn) của phân tử ADN là:
- 3,4 mm
- 3,4 nm
- 3,4 μm
- 3,4 A0
Câu 5: ADN được cấu tạo theo những nguyên tắc nào sau đâu
- Nguyên tắc bổ sung
- Nguyên tắc bán bảo toàn
- Nguyên tắc đa phân
- Cả A và C
Câu 6: Câu nào sau đây là phát biểu sai về tính đa dạng của ADN là:
- ADN được cấu tạo từ 4 đơn phân
- ADN có nhiều cấu trúc không gian (mạch thẳng, mạch vòng)
- ADN có nhiều vị trí tồn tại: trong nhân, tế bào chất
- Hàm lượng ADN trong tế bào rất nhiều
Câu 7: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nu loại Timin chiếm 30% tổng số nu. Tỉ lệ số nu loại Guanin trong phân tử ADN là:
- 30%
- 20%
- 10%
- 40%
Câu 8: Tính đặc thù của ADN là:
- ADN mang tính đặc thù cho loài, cho cá thể
- Mỗi ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp nucleotit
- Hàm lượng ADN trong tế bào cũng đặc trưng cho từng loại tế bào
- Cả 3 phương án trên
Câu 9: Hình bên dưới mô tả cấu tạo vật chất di truyền của vi khuẩn (sinh vật nhân sơ), sinh vật nhân thực và virut
Dựa vào hình cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng.
(1) Ở nhân sơ, các ADN được gọi là plasmit.
(2) Vật chất di truyền của vi khuẩn có dạng vòng, không liên kết prôtêin, vật chất di truyền trong nhân của sinh vật nhân thực có dạng thẳng và liên kết với prôtêin.
(3) Ở sinh vật nhân sơ, mỗi lôcut gen thường chứa 2 alen.
(4) Vật chất di truyền của virut là ADN (mạch kép hoặc mạch đơn) hoặc ARN (mạch kép hoặc mạch đơn). Cấu trúc của phân tử axit nuclêic trong virut có thể ở dạng thẳng hoặc dạng vòng
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 10: ADN có chức năng:
- Bảo quản, lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
- Cấu tạo nên cơ thể sinh vật nhân sơ
- Hình thành enzim phân giải trong cơ thể sinh vật nhân sơ
- Cấu trúc nên màng sinh chất và chất tế bào
Câu 11: Phân tử ADN sắp xếp theo trình tự nào sau đây:
- Đường 5 cacbon – Axit phốtphoric – Bazơ nitơ
- Axit phốtphoric – Đường 5 cacbon – Bazơ nitơ
- Axit phốtphoric – Bazơ nitơ – Đường 5 cacbon
- Bazơ nitơ – Axit phốtphoric – Đường 5 cacbon
Câu 12: Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại ADN là
- Hàm lượng ADN trong nhân tế bào
- Thành phần các bộ ba nuclêôtit trên ADN
- tỉ lệ A+TG+X
- Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nuclêôtít trên ADN
Câu 13: Một gen có chiều dài là 4080 A0. Số lượng nu có trong gen là:
- 1500
- 2400
- 3000
- 3600
Câu 14: Một gen có chiều dài 5100 A0. Số chu kì xoắn có trên gen:
- 130
- 150
- 170
- 190
Câu 15: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 3000 nu, 3900 liên kết H. Vậy đoạn ADN này:
- Có 300 chu kỳ xoắn
- Có 6000 liên kết phosphodieste
- Có 600 Adenin
- Dài 0,408 μm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
ĐA |
C |
D |
C |
B |
D |
D |
B |
D |
B |
A |
B |
D |
B |
B |
C |