Chương I : CƠ SỞ VẬT CHẤT, CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Bài 1: CƠ SỞ VẬT CHẤT DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ - ARN (TIẾP THEO)

A. LÝ THUYẾT

II. ARN – Axit ribonucleic

1. Đơn phân

Hình 1: Đơn phân ARN - nucleotit

  _ Đơn phân của ARN là nucleotit

  _ Cấu tạo của nucleotit gồm:

     +) 1 phân tử H3PO4 (axit photphohidric)

    +) 1 phân tử đường C5H10O5 (đường 5 Cabon deoxiribozo)

    +) 1 phân tử Bazo Nito (A, U, G, X): A,G kích thước lớn và U, X có kích thước bé

_ Axit Photphohidric  và đường C5H10O5 liên kết với nhau bằng liên kết phosphodieste (liên kết hóa trị) tại vị trí C5 của đường

_ Đường liên kết với Bazo Nito tại vị trí C1 của đường

_ Các đơn phân chỉ khác nhau về bazo nito do đó có 4 loại đơn phân lấy tên theo tên bazo nito: Adenin, Uraxin, Guanin, Xitozin

2. Cấu tạo

Hình 2: Cấu tạo ARN

_ ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân từ các đơn phân: A, U, G, X

_ Các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste tạo thành mạch polinucleotit

_ Mỗi lại ARN gồm 1 mạch polinucleotit xoắn thoe các cách khác nhau tạo nên các 3 loại ARN khác nhau: mARN, tARN, rARN

 

3. Các loại ARN

a) ARN thông tin – mARN ( messenger ARN )

_ Là một mạch polinucleotit thẳng có chiều 5’-3’ chứa các bộ ba sao mã, trong đó:

   +) Đầu 5’ có trình tự nucleotit đặc biệt là dấu hiệu giúp riboxom nhận biết mARN để dịch mã, sau đó là bộ ba mở đầu AUG

   +) Đầu 3’ mang bộ ba kết thúc UAA hoặc UAG hoặc UGA

_Chức năng: Truyền đạt thông tin di truyền từ ADN trong nhân ra tế bào chất. Là mạch khuôn cho riboxom trượt tổng hợp protein

Hình 3: Cấu tạo mARN

b) ARN vận chuyển – tARN ( transport ARN )

_ Là một mạch polinucleotit có khoảng 80-100 nucleotit xoắn thành hình 3 thùy:

  +) Tại các eo thắt các nucleotit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung

  +) Tại các thùy tròn các nucleotit không liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung, một trong 3 thùy chứa bộ 3 đối mã

  +) Đầu tự do 3’ chứa bộ ba XXA là nơi gắn aa

_Chức năng: Vẫn chuyển aa trong môi trường vào nội bào vào riboxom tham gia vào quá trình tổng hợp protein

_Tính chất: tARN có tính đặc thù, mỗi tARN chỉ vận chuyển 1 loại aa tương ứng với bộ ba đối mã trên tARN và bộ ba mã hóa aa bổ sung với nhau

Hình 4: Cấu tạo rARN

c) ARN riboxom – rARN

_ Là một mạch polinucleotit gồm hàng trăm, hàng nghìn nucleotit xoắn cục bộ, tại các điểm xoắn các nucleotit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (70-80%)

_ Chức năng: Cấu tạo nên riboxom

Hình 5: Cấu tạo tARN

B. BÀI TẬP:

I. BÀI TẬP MẪU

Câu 1: Đơn phân của ARN là:

  1. Nucleotit
  2. Ribonucleotit
  3. Axit amin
  4. Nucleoxom

Giải: Đơn phân của ARN là nucleotit (ribonucleic)

  • Đáp án A

Câu 2: Thành phần đơn phân của ARN gồm:

  1. Gốc H3PO­4 , đường C5H10O5, gốc Bazo nito
  2. Gốc H3PO­4 , đường C5H10O4, gốc Bazo nito
  3. Gốc H4PO3, đường C5H10O5, gốc Bazo nito
  4. Gốc H4PO3, đường C5H10O4, gốc Bazo nito

Giải:  _ Cấu tạo của nucleotit gồm:

     +) 1 phân tử H3PO4 (axit photphohidric)

    +) 1 phân tử đường C5H10O5(đường 5 Cabon deoxiribozo)

    +) 1 phân tử Bazo Nito (A, T, G, X)

  • Đáp án A

Câu 3: Trong 4 loại đơn phân, loại đơn phân có kích thước nhỏ là:

  1. A và U
  2. G và X
  3. A và X
  4. X và U

Giải: A,G kích thước lớn và U,X có kích thước bé

  • Đáp án D

Câu 4: Các yếu tố quyết định sự khác biệt trong cấu trúc của ARN là

  1. Cấu trúc không gian
  2. Số lượng, thành phần, trật tự của ribonucleic
  3. Số lượng ribonucleic và cấu trúc không gian của ARN
  4. Số lượng, thành phần, trật tự của ribonucleic và cấu trúc không gian của ARN

Giải: Số lượng, thành phần, trật tự của ribonucleic và cấu trúc không gian của ARN sẽ quyết định đến sự khác biệt trong cấu trúc của ARN, khác nhau về cấu trúc không gian sẽ dẫn đến khác nhau về loại ARN

  • Đáp án D

Câu 5: Sự khác nhau của đơn phân ADN và đơn phân của ARN là:

  1. Gốc phosphate
  2. Đường
  3. Số lượng bazo nito
  4. Không có đáp án nào đúng

Giải: Đường của ADN là C5H10O4 còn đường của ARN là C5H10O5

  • Đáp án B

II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1:Cách xắp sếp thành phần đơn phân của ARN là:

  1. Gốc H3PO­4’ đường C5H10O5’ gốc Bazo nito
  2. Đường C5H10O5’ gốc Bazo nito’Gốc H3PO4
  3. Gốc H4PO3’đường C5H10O5’ gốc Bazo nito
  4. đường C5H10O4’ gốc Bazo nito ’gốc H4PO3

Câu 2: mARN cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây:

  1. Nguyên tắc bổ sung
  2. Nguyên tắc đa phân
  3. Nguyên tắc bán bảo toàn
  4. Cả A và B

Câu 3: Dựa vào đặc điểm nào để phân loại ARN

  1. Thành phần ribonu
  2. Trình tự ribonu
  3. Cấu trúc không gian
  4. Cả A và B

Câu 4: ARN được cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây

  1. Nguyên tắc bổ sung
  2. Nguyên tắc đa phân
  3. Nguyên tắc bán bảo toàn
  4. Cả A và B

Câu 5: Chức năng nào của ARN là sai:

  1. Tái tạo thông tin di truyền
  2. Truyền đạt thông tin di truyền
  3. Vận chuyển thông tin di truyền
  4. Cấu trúc nên Riboxom

Câu 6: ARN không có cấu trúc nào sau đây:

  1. Một mạch polinucleotit thẳng
  2. Hai mạch polinucleotit xoắn vào nhau
  3. Một mạch polinucleotit xoắn vào nhau tạo thành 3 thùy
  4. Một mạch polinucleoti xoắn cục bộ

Câu 7: Vị trí gắn với axit amin đặc hiệu của tARN là:

  1. XXA
  2. XAA
  3. GGU
  4. GUU

Câu 8: Trong các mệnh đề sau đây, có bao nhiêu mệnh đề sai:

  1. mARN là một mạch thẳng có chiều từ 3’-5’
  2. Đầu 3’ của mARN mang bộ ba kết thúc UAA, UGA, UAU
  3. Tại các eo thắt của tARN có nucleotit liên kết với nhau theu nguyên tắc bổ sung A=T, GX
  4. rARN không có nucleotit liên kết với nhau theu nguyên tắc bổ sung A=U, G≡X
  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 9: Một phân tử ARN có chiều dài 4080 A0 ,tỉ lệ A:U:G:X = 1:2:3:4 . Tình số nucletotit mỗi loại:

  1. A= 120, U= 240, G= 360, X= 480
  2. A= 240, U= 480, G= 720, X= 960
  3. A= 60, U= 120, G= 180, X= 240
  4. A= 30, U= 60, G= 60, X= 120

Câu 10: Trong phòng thí nghiệm, người ta tổng hợp một phân tử ARN nhân tạo bằng 3 loại nucleotit, 3 loại đó là:

  1. U, G, A
  2. A, X, U
  3. X, U, G
  4. A, X, G

 

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

C

D

A

B

A

D

A

A

Bài viết gợi ý: