Lý thuyết Sinh 9 - Loga.vn: Bài 2:

Lai Một Cặp Tính Trạng

I. Thí Nghiệm Của MenĐen

 1. Các khái niệm

          - Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.

          - Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở đời con F1.

          - Tính trạng lặn: Là tính trạng đến đời con F2 mới được biểu hiện.

 2. Thí nghiệm

          - MenĐen chọn các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.

Hình 1. Sơ đồ minh họa phép lai của MenĐen.

          - Kết luận: Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 Trội : 1 Lặn.

II. MenĐen Giải Thích Kết Quả Thí Nghiệm

 1. Qui ước

          - Gen A: Hoa đỏ.

          - Gen a: Hoa trắng.

          - Cây đậu hoa đỏ thuần chủng: AA.

          - Cây đậu hoa trắng thuần chủng: aa.

 2. Sơ đồ lai

Hình 2. Sơ đồ lai cây đậu Hà Lan.

          - Kết quả ở F2:

           + Tỉ lệ kiểu gen: 1 AA : 2 Aa : 1 aa.

           + Tỉ lệ kiểu hình: 3 Đỏ : 1 Trắng.

 3. Giải thích

          - Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định.

          - Trong tế bào sinh dưỡng các gen tồn tại thành từng cặp.

          - Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng mà không hòa trộn vào nhau.

          - Các nhân tố di truyền được tổ hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh.

 4. Qui luật phân li

          Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng (P).

Bài Tập Lý Thuyết

 A. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng:

A. AA và aa.

B. Aa.

C. AA và Aa.

D. AA, Aa và aa.

 * Hướng dẫn giải:

 - Các kiểu gen thuần chủng gồm: AA, aa.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 2: Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, MenĐen đã phát hiện ra:

A. Qui luật đồng tính.

B. Qui luật phân li.

C. Qui luật đồng tính và Qui luật phân li.

D. Qui luật phân li độc lập.

 * Hướng dẫn giải:

 - Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, MenĐen đã phát hiện ra: Qui luật đồng tính và qui luật phân li.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 3: Phép lai một cặp tính trạng dưới đây cho 4 tổ hợp ở con lai là:

A. AA x aa.

B. Aa x aa.

C. Aa x Aa.

D. AA x Aa.

 * Hướng dẫn giải:

 - Phép lai một cặp tính trạng dưới đây cho 4 tổ hợp ở con lai là: Aa x Aa.

  Aa x Aa → Thu đời con F1 có 4 tổ hợp gồm: 1 AA : 2 Aa : 1 aa.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 4: Phép lai cho F2 có tỉ lệ 3 thân cao : 1 thân thấp là:

A. P: AA x  AA.

B. P: AA x  aa.

C. P: Aa x aa.

D. P:  Aa x Aa.

 * Hướng dẫn giải:

 - (P): AA x aa.

          F1: Aa.

          F1 x F1: Aa x Aa.

          F2: 1 AA : 2 Aa : 1 aa. (3 Cao : 1 Thấp).

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 5: Phép lai cho con F1 có 100% thân cao là:

A. P: AA x  Aa.

B. P: Aa x  Aa.

C. P: Aa x aa.

D. P:  aa x aa.

 * Hướng dẫn giải:

 - (P): AA x Aa

          F1: 1 AA : 1 Aa.

 Nên ta chọn đáp án A.

 B. Bài tập tự luyện

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây của đậu Hà Lan là không đúng:

A. Tự thụ phấn chặt chẽ.

B. Không thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau.

C. Có nhiều cặp tính trạng tương phản.

D. Cho số lượng cá thể ở thế hệ sau lớn.

Câu 2: Với hai alen B, b trong quần thể của loài sẽ có những kiểu gen bình thường sau:

A. BB, bb.

B. B, b.

C. Bb.

D. BB, Bb, bb.

Câu 3: Sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là phương pháp:

A. Lai thuận nghịch.

B. Lai phân tích.

C. Phân tích cơ thể lai.

D. Tạp giao.

Câu 4: Thế nào là lai một cặp tính trạng:

A. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản.

B. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng.

C. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản.

D. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác nhau về một cặp tính trạng.

Câu 5: Định luật MenĐen 1 còn được gọi là định luật….. Tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng ……Tính trạng kia không biểu hiện được gọi là tính trạng….

A. Đồng tính; trung gian; lặn.

B. Phân tính; trội; lặn.

C. Đồng tính; trội; lặn.

D. Phân tính; trung gian; trội hoặc lặn.

Câu 6: Theo định luật MenĐen 1:

A. Khi lai giữa hai bố mẹ khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ F1 chỉ biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ.

B. Khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng thì các cơ thể lai ở thế hệ F1 chỉ biểu hiện một tính trạng của một bên bố hoặc mẹ.

C. Khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ F1 biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ.

D. Khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ F1 đều đồng tính.

Câu 7: Theo MenĐen các tính trạng được xác định bởi các ….. và có hiện tượng….  khi F1 hình thành giao tử:

A. Gen; giao tử thuần khiết.

B. Nhân tố di truyền, phân ly của cặp alen.

C. Gen; phân ly ngẫu nhiên.

D. Nhân tố di truyền; giao tử thuần khiết.

Câu 8: Ở hoa dạ lan, khi lai giữa hai thứ hoa dạ lan thuần chủng: Thứ hoa đỏ (AA) với hoa trắng (aa) thì ở F1 thu được các cây đồng loạt có hoa màu hồng. Tính trạng màu hồng được gọi là:

A. Tính trạng trung gian.

B. Tính trạng trội không hoàn toàn.

C. Tính trạng trội.

D. A, B đúng.

Câu 9: MenĐen đã giải thích định luật phân tính bằng hiện tượng giao tử thuần khiết, theo hiện tượng này:

A. Cơ thể lai F1 cho ra những giao tử lai giữa bố và mẹ.

B. Cơ thể lai F1 không cho ra những giao tử lai mà là những giao tử mang nhân tố di truyền nguyên vẹn trước đó nhận từ bố mẹ.

C. Cơ thể lai F1 cho ra chỉ thuần một giao tử.

D. Cơ thể lai F2 nhận các giao tử mang nhân tố di truyền giống nhau từ F1.

Câu 10: Để có thể xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp:

A. Phân tích cơ thể lai.

B. Tạp giao.

C. Lai phân tích.

D. Lai thuận nghịch.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

D

A

C

C

C

D

D

B

C

Bài viết gợi ý: