B- CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
                                                              BÀI: TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT 

I. TIÊU HÓA LÀ GÌ?

- Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Động vật đơn bào Các nhóm động vật khác - Thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa. - Thức ăn được tiêu hóa ở bên ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa hoặc trong ống tiêu hóa.


II. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CHƯA CÓ CƠ QUAN TIÊU HÓA

- Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là động vật đơn bào. Tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào là tiêu hóa nội bào.


 

 

 

 

III. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ TÚI TIÊU
HÓA

 - Động vật: Ruột khoang và Giun dẹp.

 - Cấu tạo túi tiêu hóa: Hình túi, túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất (vừa là nơi thức ăn đi vào và chất thải tiêu hoá đi ra), trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa. - Túi không có khả năng co bóp nên không có
tiêu hóa cơ học.

 - Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (tiêu hóa trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào) và tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa

IV. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ ỐNG TIÊU HÓA
Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau:

 - Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa.

Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị biến đổi cơ học và hóa học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

 - Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài.

 - Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không xương

Lưu ý: Phần này năm nay bộ ra 1 câu hỏi liên quan đến dạ dày của động vật ăn thực vật

 

                                                                              BÀI : TUẦN HOÀN MÁU

I. CẤU TẠO CHUNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN

1. Cấu tạo:

- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô

- Tim: là cơ quan hút và đẩy máu chảy trong mạch máu

- Hệ thống mạch máu bao gồm: hệ thống động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn

- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các

hoạt động sống của cơ thể.

II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN CỦA ĐỘNG VẬT

- Động vật đa bào có cơ thể nhỏ dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn và các chất được trao

đổi qua bề mặt cơ thể.

- Động vật đa bào kích thước cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu

của cơ thể → có hệ tuần hoàn.

1. Hệ tuần hoàn hở

- Có những đoạn máu không lưu thông trong

mạch máu mà tràn vào khoang cơ thể và trộn lẫn

với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu và dịch mô.

- Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp,

tốc độ chậm

- Gặp ở đa số động vật thân mềm (ốc sên,

trai..) và chân khớp (côn trùng, tôm..).

Chú ý: - Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với

động vật có kích thước nhỏ vì máu chảy với áp

lực thấp, không thể đi xa, không cung cấp đủ

máu cho các cơ quan xa tim.

- Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật ít di chuyển vì máu chảy chậm, không cung cấp đủ nhu cầu các chất cần thiết và thải chất thải khi cơ thể hoạt động nhiều.

2. Hệ tuần hoàn kín

- Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch sau

đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ nhanh

- Gặp ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt chân đầu và động vật có xương sống

- Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: hệ tuần hoàn đơn ở cá, hệ tuần hoàn kép ở các nhóm động vật có phổi.

 

 

III.Hoạt động của tim

Hoạt động của hệ dẫn truyền tim:
Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → Lan ra khắp cơ tâm nhĩ →Tâm nhĩ co →Lan truyền đến nút nhĩ thất
→Bó His →Mạng lưới Puockin →Lan khắp cơ tâm thất →Tâm thất co
2. Chu kì hoạt động của tim: Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ => pha co tâm thất => pha giãn chung Mỗi chu kì tim gồm 3 pha – 0,8 s:
+ Pha co tâm nhĩ : 0,1 s
Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ →Hai tâm nhĩ co →Dồn máu tử hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất .
+ Pha co tâm thất: 0,3 s
Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới nút nhĩ thất , bó His và mạng lưới Puockin→Hai tâm thất co
→Máu đi từ tim vào động mạch
+ Pha giãn chung: 0,4 s Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, →Máu từ tĩnh mạch chảy về tâm
nhĩ, máu từ tâm nhĩ dồn xuống tâm thất. Hoạt động theo chu kì của tim giúp cho tim hoạt động liên tục không biết mệt mỏi và máu lưu thông một chiều trong hệ tuần hoàn (từ tĩnh mạch về tâm nhĩ →tâm thất →động mạch→các cơ quan ).

2. Huyết áp
Huyết áp: Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
Huyết áp có hai trị số: Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương).
Huyết áp cực đại (huyết áp tối đa) ứng với lúc tim co và đẩy máu và động mạch
Huyết áp cực tiểu (huyết áp tối thiểu) ứng với lúc tim giãn

Huyết áp phụ thuộc vào các tác nhân như lực co bóp của tim, nhịp tim, khối lượng và độ quánh của máu
sự đàn hồi của hệ mạch.
Ví dụ: Khi tim đập nhanh, mạnh →huyết áp tăng Khi tim đập chậm và yếu →huyết áp giảm Càng xa tim thì huyết áp càng giảm (huyết áp động mạch> huyết áp mao mạch > huyết áp tĩnh mạch)
Nguyên nhân của sự giảm ma sát trong hệ mạch là do: + Sự ma sát của máu với thành mạch.
+ Sự ma sát giữa các phân tử máu khi vận chuyển.
3. Vận tốc máu
Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây.
Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.
Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch > tĩnh mạch > mao mạch (vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều so với tổng tiết diện của động và tĩnh mạch) Ý nghĩa: Máu chảy rất nhanh trong hệ mạch →đảm bảo đưa máu đến các cơ quan và chuyển nhanh đến
các cơ quan cần thiết hoặc đến cơ quan bài tiết Máu chảy trong mao mạch chậm đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.

MỘT SỐ CÂU HỎI TRÍCH TỪ ĐỀ THI THPTQG 2019 (Các câu trong đề thi có nội dung tương tự nhau )

Câu 86 (mã đề 201): Trâu tiêu hóa được xenlulôzo có trong thức ăn là nhờ enzim của:

A. vi sinh vật cộng sinh trong dạ dày cỏ 

B.tuyến tụy

C. tuyến gan

D. tuyến nước bọt

Câu 103 (mã đề 201): Trong chu kỳ hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được  đẩy vào động mạch chủ:

A tâm nhĩ phải

B tâm thất trái

C tâm thất phải

D tâm nhĩ trái

Câu 84( mã đề 221) ngăn nào sau đây của dạ dày trâu tiết ra pepsin và hcl để tiêu hoá protein?

A.Dạ lá sách

B. Dạ múi khế 

C.Dạ cỏ

D. Dạ tổ ong

Câu 101 (mã đề 221):  Trong chu kỳ hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được  đẩy vào động mạch phổi:

A. Tâm nhĩ trái 

B. Tâm thất trái 

C.Tâm nhĩ phải 

D. Tâm thất phải 

 

 

Đáp án: 

Câu 86 (mã đề 201):A

Câu 103 (mã đề 201):B

Câu 84( mã đề 221):B

Câu 101 (mã đề 221):D

Bài viết gợi ý: