BÀI 24: ỨNG ĐỘNG

 

A- KIẾN THỨC CƠ BẢN

I) KHÁI NIỆM

          - Ứng động là hình thức cảm ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

          Ví dụ: Hoa mười giờ nở vào buổi trưa, cụp lại vào buổi chiều.

          - Cơ chế: sự thay đổi sức trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lý, sinh hóa theo nhịp điệu đồng hồ sinh học (nhịp điệu thời gian)

          - Vai trò: Giúp cây thích nghi đa dạng với những biến đổi của môi trường (ánh sáng, nhiệt độ,…), đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanh hay theo nhịp điệu sinh học.

II) CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG

1. Ứng động sinh trưởng.

          - Khái niệm: là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ…)

          a) Quang ứng động:

          - Hoa quỳnh, hoa dạ hương nở vào ban đêm.

          - Hoa bồ công anh thường nở vào ban ngày.

          - Lá me, cỏ ba lá khép lại vào ban đêm.

Hoa quỳnh

Hoa bồ công anh


b) Nhiệt ứng động.
    - Hoa tulip nở tùy theo nhiệt độ

         

 

  •  Cơ chế: Do các tế bào của mặt trên cánh hoa sinh trưởng nhanh hơn mặt dưới → hoa nở. Ngược lại thì hoa khép.

- Có liên quan đến các loại hoocmon: auxin, giberelin,…

2. Ứng động không sinh trưởng.

          - Khái niệm: Là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của tế bào, thường liên quan đến sức trương nước, xảy ra sự lan truyền kích thích.

          Ví dụ:

+ Phản ứng cụp lá của cây trinh nữ: do  sức trương của nửa dưới chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào các mô bên cạnh.

                          
 

 

+ Phản ứng bắt mồi ở thực vật: khi con mồi chạm vào lá, sức trương nước giảm sút, các gai, tua, long cụp, các nắp đậy lại giữ chặt con mồi. Các tuyến trên lá tiết enzim phân giải protein con mồi. Sau một thời gian, sức trương phục hồi, các gai, tua, nắp trở lại bình thường.

 

                     
 

 

+ Sự đóng mở khí khổng: do sự biến động hàm lượng nước của các tế bào khí khổng

       
 

 

B- BÀI TẬP VÍ DỤ:

Câu 1: Ứng động sinh trưởng là:

          A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

          B. Sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan gây nên.

          C. Sự vận động khi có tác nhân kích thích.

          D. Thay đổi trạng thái sinh lý-sinh hóa của cây trước tác nhân kích thích.

          Đáp án: B

          Theo lý thuyết cơ bản.

 

Câu 2: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
          A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
          B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

          C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
          D.  Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.

          Đáp án: C.

          Sự đóng mở lá cây trinh nữ, sự đóng mở khí khổng là ứng động không sinh trưởng

          Vận động nở hoa, xòe lá là ứng động sinh trưởng

 

Câu 3: Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học?
          A. Ứng động đóng mở khí kổng. 
          B. Ứng động quấn vòng.
          C. Ứng động nở hoa. 
          D.  Ứng động thức ngủ của lá.

          Đáp án: A

          Ứng động theo chu kì đồng hồ sinh học là ứng động sinh trưởng.

          Ứng động không theo chu kì đồng hồ sinh học là ứng động không sinh trưởng.

          Do đó chọn ý A

Câu 4: Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước

A. nhiều tác nhân kích thích

B. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng

C. tác nhân kích thích không định hướng

D. tác nhân kích thích không ổn định

Đáp án: C

Theo lý thuyết cơ bản.

Câu 5:  Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là

A. ứng động sinh trưởng

B. quang ứng động

C. ứng động không sinh trưởng

D. điện ứng động

Đáp án: C.

Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm không liên quan đến sự sinh trưởng tế bào mà do sự thay đổi sức trương nước.

 

C- BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng?
          A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.

          B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
          C.  Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí klhổng đóng mở.

          D.  Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở.

 

Câu 2: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
          A. Tác nhân kích thích không định hướng.
          B. Có sự vận động vô hướng
          C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
          D. Có nhiều tácnhân kích thích.

 

Câu 3: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
          A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
          B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
          C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
          D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.

 

Câu 4: Vận động theo chu kỳ đồng hồ sinh học là:

          A. phản ứng nhanh, có tính chất tự vệ hay bắt mồi.

          B. sự di chuyển về phía ánh sáng của ngọn

          C. sự di chuyển đỉnh, chóp của thân leo quấn quanh cọc dựa.

          D. đặc tính vận động phù hợp với sự thay đổi nhịp điệu thời gian ngày và đêm.

 

Câu 5: Điểm khác nhau giữa ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là:

          A. Ứng động sinh trưởng phụ thuộc vào cấu trúc kiểu hình dưới tác nhân ngoại cảnh, ứng động không sinh trưởng xuất hiện không phải do sinh trưởng mà do biến đổi sức trương nước trong tế bào.

          B. Ứng động sinh trưởng là quang ứng động, ứng động không sinh trưởng là ứng động sức trương.

          C. Ứng động không sinh trưởng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều của mặt trên và mặt dưới của cơ quan khi có kích thích.

          D. Ứng động sinh trưởng xảy ra do biến động sức trương ở các tế bào chuyên hóa.

 

Câu 6: Ứng động khác với hướng động ở đặc điểm cơ bản nào?

          A. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.

          B. Tác nhân kích thích không định hướng.

          C. Có nhiều tác nhân kích thích.

          D. Có sự vận động vô hướng.

Câu 7: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của

A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng đông

B. quang ứng động và điện ứng đông

C. nhiệt ứng động và thủy ứng đống

D. ứng động tổn thương

Câu 8: Sự đóng mở của khí khổng là ứng động

A. sinh trưởng       B. không sinh trưởng

C. ứng động tổn thương       D. tiếp xúc

Câu 9: Trong các hiện tượng sau:

(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng

(2) khí khổng đóng mở

(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng

(4) sự khép và xòe của lá cây trinh nữ

(5) lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm

Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?

A. (1), (2) và (3)       B. (2) và (4)

C. (3) và (5)       D. (2), (3) và (5)

Câu 10: Ứng động không theo chu kỳ đồng hồ sinh học là ứng động

A. đóng mở khí khổng   B. quấn vòng

C. nở hoa                       D. thức ngủ của lá

Câu 11: Trong các hiện tượng sau :

(1) khí khổng đóng mở

(2) hoa mười giờ nở vào buổi sáng

(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng

4) sự đóng mở của lá cây trinh nữ

(5) lá cây họ Đậu xòe ra và khép lại

bao nhiêu hiện tượng trên là ứng động sinh trưởng?

A. 2            B. 3             C. 4              D. 5

Câu 12: Các kiểu ứng động của cây?

          A. Ứng động không sinh trưởng - ứng động để tồn tại.

          B. Ứng động sức trương - hoá ứng động.

          C. Ứng động sinh trưởng - ứng động để tồn tại.

          D.Ứng động sinh trưởng - ứng động không sinh trưởng

Câu 13: Ứng động nở hoa của cây nghệ tây (Crocus) và cây tulip (Tulipa) nở ra vào lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối (do sự biến đổi của nhiệt độ) là kiểu ứng động:

          A. Ứng động không sinh trưởng - nhiệt ứng động

          B. Ứng động không sinh trưởng - quang ứng động

          C. Ứng động sinh trưởng - quang ứng động

          D. Ứng động sinh trưởng - nhiệt ứng động.

Câu 14: Các kiểu ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là:

          A. Ứng động không sinh trưởng: nhiệt ứng động, hoá ứng đông.

          B. Ứng động sinh trưởng gồm quang ứng động và nhiệt ứng động, ứng động không sinh trưởng là ứng động sức trương, ứng động tiếp xúc và hoá ứng động

          C. Ứng động sinh trưởng gồm quang ứng động và nhiệt ứng động, ứng động không sinh trưởng là ứng động sức trương.

          D. Ứng động sinh trưởng: ứng động sức trương, quang ứng động.

Câu 15: Cử động bắt mồi của thực vật có cơ chế tương tự với vận động nào sau đây của cây?

          A. Xòe lá của cây trinh nữ, cây họ đậu vào sáng sớm, khi mặt trời lên

          B. Xếp lá của cây họ đậu vào chiều tối

          C. Xếp lá của cây trinh nữ khi có sự va chạm

          D. Các ý kiến đưa ra đều sai.

Câu 16:  Cơ chế chung của ứng động sinh trưởng là

          A. tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân kích thích không định hướng.

          B. sự thay đổi sức trương nước của tế bào.

          C. sự lan truyền của dòng điện sinh học.

          D. tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân kích thích theo hướng xác định

Câu 17: Ví dụ nào sau đây không phải là cảm ứng của thực vật?

          A. Sự cụp lá của cây trinh nữ khi bị va chạm.

          B. Lá cây lay động khi có tác động của gió.

          C. Lá cây bị héo khi cây mất nước.

          D. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời.

Câu 18: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không thuộc hình thức vận động theo đồng hồ sinh học?

          A. Lá bàng rụng vào mùa đông.

          B. Hoa nở vào ban đêm.

          C. Hoa vào khoảng 9 - 10 giờ.

          D. Lá cụp xuống khi chạm tay vào.

Câu 19: Các cây ăn thịt “bắt mồi” chủ yếu để lấy chất nào sau đây?

          A. nước.               B. protein.            C. lipit.                 D. nitơ.

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa hướng động và ứng động ở thực vật?

          A. Sự khác nhau là ở đặc điểm tác động của các nhân tố môi trường.

           B. Sự khác nhau thể hiện ở tốc độ phản ứng trước các nhân tố tác động.

          C. Vận động hướng động là vận động có hướng, còn vận động ứng động thì không có hướng.

          D. Cả hai hình thức vận động này đều liên quan đến auxin.

 

Đáp án:

 

1B

2A

3B

4D

5A

6B

7A

8B

9B

10B

11B

12D

13D

14B

15C

16A

17B

18D

19B

20D

 

 

Bài viết gợi ý: