Lý thuyết Sinh11 - Loga.vn: Bài 13:

Hô Hấp Ở Thực Vật (Tiếp Theo)

III. Hô Hấp Sáng

          - Là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO2 ngoài sáng, xảy ra đồng thời với quang hợp.

Hình 7. Quá trình hô hấp sáng.

          - Điều kiện:

           + Cường độ ánh sáng cao.

           + Cường độ quang hợp cao.

           + Lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều lục lạp.

          - Nơi diễn ra: Ở ba bào quan bắt đầu là lục lạp, peroxixom và kết thúc tại ti thể.

Hình 8. Hô hấp sáng diễn ra ở Lục lạp, perôxixôm và ti thể.

          - Ảnh hưởng:

           + Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp.

           + Thông qua hô hấp sáng đã hình thành một số axit amin cho cây (glixerin, serin).

IV. Quan Hệ Giữa Hô Hấp Với Quang Hợp Và Môi Trường

 1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp

          - Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 + O2) là nguyên liệu của hô hấp và chất oxi hoá trong hô hấp.

Hình 9. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.

          - Sản phẩm của hô hấp (CO2 + H2O) là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6 và giải phóng oxi trong quang hợp.

 2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường

Hình 10. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường.

- Nước:

 + Cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp

 + Đối với các cơ quan ở trạng thái ngủ ( hạt), tăng lượng nước thì hô hấp tăng.

 + Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể.

- Nhiệt độ:

 + Khi nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp tăng đến giới hạn chịu đựng của cây.

 + Sự phụ thuộc của hô hấp vào nhiệt độ tuân theo định luật Van – Hop: Q10 = 2 - 3 (tăng nhiệt độ thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên gấp 2 - 3 lần).

 + Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp khoảng 30 → 35oC.

- Nồng độ O2: Trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp bị ảnh hưởng, khi giảm xuống 5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí à bất lợi cho cây trồng.

- Nồng độ CO2: Trong môi trường cao hơn 40% làm hô hấp bị ức chế. CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí và lên men etilic.

                           Bài Tập Lý Thuyết

 A. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Câu nào dưới đây mô tả tốt nhất mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp? 

A. Quang hợp lưu trữ năng lượng trong các phân tử hữu cơ phức tạp, trong khi hô hấp giải phóng năng lượng.

B. Sự quang hợp chỉ xảy ra ở thực vật và hô hấp xảy ra ở động vật.

C.  Các phân tử ATP được tạo ra trong quang hợp và được sử dụng trong hô hấp.

D. Hô hấp là sự đồng hoá và quang hợp là sự dị hoá.

 * Hướng dẫn giải:

 - Quang hợp lưu trữ năng lượng trong các phân tử hữu cơ phức tạp, trong khi hô hấp giải phóng năng lượng.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 2: Có bao nhiêu nội dung đúng về quá trình hô hấp ở thực vật:

(1). Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể thực vật.

(2). Khi thiếu oxi, tế bào thực vật chuyển sang hô hấp kị khí từ axit piruvic tạo ra rượu etilic và CO2 và giải phóng nhiều năng lượng.

(3). Quá trình hô hấp ở thực vật diễn ra ở tất cả các cơ quan, mạnh nhất là cơ quan sinh trưởng hay đang sinh sản.

(4). Hô hấp hiếu khí ở thực vật diễn ra ở bào quan ti thể gồm 2 giai đoạn là chu trình Crep và chuỗi chuyền electron.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

 * Hướng dẫn giải:

 - (2) Sai. Vì Khi thiếu oxi, tế bào thực vật chuyển sang hô hấp kị khí từ axit piruvic tạo ra rượu etilic và CO2 và giải phóng ít năng lượng.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không đúng về hô hấp sáng:

A. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.

B. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.

C. Hô hấp sáng xảy ra chủ yếu ở thực vật C4 với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp, perôxixôm và ti thể.

D. Hô hấp sáng xảy ra đồng thời với quang hợp, không tạo ATP, tiêu tốn rất nhiều sản phẩm của quang hợp (30 – 50%).

 * Hướng dẫn giải:

 - Hô hấp sáng xảy ra chủ yếu ở thực vật C3 với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp, perôxixôm và ti thể.

 Nên ta chọn đáp C.

Câu 4: Hệ số hô hấp (RQ) là:

A. Tỉ số giữa phân tử H2O thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.

B. Tỉ số giữa phân tử O2 thải ra và phân tử CO2 lấy vào khi hô hấp.

C. Tỉ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử H2O lấy vào khi hô hấp.

D. Tỉ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.

  * Hướng dẫn giải:

 - Hệ số hô hấp (RQ) là: Tỉ số giữa phân tử H2O thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 5: Ý nghĩa nào sau đây không đúng của hệ số hô hấp:

A. Quyết định các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng.

B. Cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.

C. Có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây.

D. Xác định cường độ quang hợp của cây.

 * Hướng dẫn giải:

 - D Sai. Vì hệ số hô hấp không liên quan đến cường độ quang hợp.

 Nên ta chọn đáp án D.

 B. Bài tập tự luyện

Câu 1: Vì sao trong quá trình bảo quản nông sản, nông phẩm, rau quả người ta khống chế sao cho cường độ hô hấp ở mức tối thiểu:

A. Để hao hụt xảy ra thấp nhất vì hô hấp dừng lại sản phẩm sẽ chết và biến chất.

B. Để hao hụt xảy ra thấp nhất vì hô hấp dừng lại sản phẩm sẽ tích lũy nhiều chất độc hại.

C. Để hao hụt xảy ra thấp nhất vì hô hấp sẽ làm lãng phí sản phẩm của quang hợp.

D. Để hao hụt xảy ra thấp nhất vì hô hấp sẽ bị ức chế quá trình nảy mầm của hạt.

Câu 2: Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp là:

A. 250C - 300C.

B. 300C - 350C.

C. 200C - 250C.

D. 350C - 400C.

Câu 3: RQ của nhóm:

A. Cacbohiđrat = 1.

B. Prôtêin > 1.

C. Lipit > 1.

D. Axit hữu cơ thường < 1.

Câu 4: Hô hấp ở thực vật có ý nghĩa:

A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.

B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật.

C. Làm sạch môi trường.

D. Chuyển hóa gluxit thành CO2 và H2O.

Câu 5: Tế bào đang hô hấp đột nhiên hết oxi, ngay sau đó sản phẩm của quá trình hô hấp được tạo ra nhiều nhất là:

A. FADH2 và NADH.

B. ATP, FAD+, NAD+.

C. FAD+, NAD+.

D. CO2, H2O.

Câu 6: Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật:

A. C4.

B. C3.

C. CAM.

D. C4 và CAM.

Câu 7: Hiện tượng làm giảm hiệu suất quang hợp của cây khi gặp điều kiện khô, nóng, sáng là gì:

A. Hô hấp sáng.

B. Hô hấp hiếu khí.

C. Hô hấp kị khí.

D. Lên men.

Câu 8: Ông tôi dặn: “Khi bứng cây chuối con đem trồng, con nên cắt 1/3 đến ½ lá của chúng. Như vậy chuối sẽ dễ sống hơn”. Những nguyên nhan nào dưới đây đúng:

(1) Giảm sự hô hấp của lá.

(2) Giảm sự quang hợp của lá.

(3) Rễ cây bị tổn thương nên khả năng hút nước giảm.

(4) Thuận lợi cho công tác vận chuyển.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 9: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ quá trình nào:

A. Phân giải đường.

B. Sự khử CO2.

C. Sự quang phân li nước.

D. Hô hấp sáng.

Câu 10: Trong phòng chứa nông sản (khoai, thóc hay hạt đỗ,..) để giảm hao hụt và giữ cho lượng nông sản đó trong thời gian dài người ta thường.

A. Để phòng luôn thoáng (thêm oxi), cho vôi bột (hút ẩm) vào phòng đó.

B. Làm phòng kín, giữ nhiệt độ bảo quản luôn ở 40C.

C. Hạ thấp nhiệt độ, độ ẩm và lượng oxi, tăng lượng cacbonic.

D. Hút bớt oxi và cacbonic, rồi bơm khí trơ hoặc nitơ vào phòng.

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

A

B

A

B

A

B

C

C

Bài viết gợi ý: