Lý thuyết Sinh11 - Loga.vn: Bài 12:

Hô Hấp Ở Thực Vật

I. Khái Quát Về Hô Hấp Ở Thực Vật

 1. Hô hấp ở thực vật là gì:

- Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống, trong đó các phân tử carbonhidrat bị phân giải thành CO2 và nước, đồng thời giải phóng năng lượng, một phần năng lượng được tích luỹ trong ATP.

 2. Phương trình tổng quát:

          C6H12O+ 6O2 ® 6CO+ 6H2O + Năng lượng (Nhiệt + ATP).

Hình 1. Phương trình tổng quát.

 3. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật

          - Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây.

          - Cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các hoạt động sống của cây.

          - Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.

II. Con Đường Hô Hấp Ở Thực Vật

- Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách.

          - Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể sinh vật, đặc biệt là các cơ quan đang có các hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa quả và đang sinh trưởng…

 

Hình 2. Quá trình hô hấp ở thực vật.

          - Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là Ti thể.

1. Phân giải kị khí (Đường phân và Lên men)

          - Điều kiện: Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu oxi.

          - Diễn ra ở tế bào chất gồm hai quá trình:

 ¯ Đường phân: Là quá trình phân giải glucozơ ® axit piruvic và 2 ATP.

Hình 3. Quá trình đường phân.

 ¯ Lên men:  Là axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic.

Hình 4. Quá trình lên men.

 ® Kết quả: Từ một phân tử glucozo qua phân giải kị khí giải phóng hai phân tử ATP.

 2. Phân giải hiếu khí (Đường phân và hô hấp hiếu khí)

          - Xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh như: hạt đang nẩy mầm, hoa đang nở…

          - Điều kiện: Có đủ oxi.

- Diễn biến:

 + Đườn phân: 1 Glucozo ® 2 Axit Piruvic + 2 ATP + 2 NADH.

 + Hô hấp hiếu khí diễn ra trong chất nền của ti thể gồm 2 quá trình:

 ¯ Chu trình Crep: Diễn ra trong chất nền của ti thể. Khi có oxi, axit piruvic từ tế bào chất vào ti thể và axit piruvic chuyển hoá theo chu trình Crep và bị oxi hoá hoàn toàn.

Hình 5. Chu trình Crep.

 ¯ Chuỗi chuyền electron: Diễn ra ở màng trong ti thể. Hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyển đến chuỗi chuyền electron đến oxi tạo ra nước.

Hình 6. Chuỗi chuyền electron hô hấp.

 ® Kết quả: Từ một phân tử glucozo qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng.

                           Bài Tập Lý Thuyết

 A. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Hô hấp hiếu khí có ưu thế hơn so với hô hấp kị khí ở điểm nào?

A. Tích lũy được nhiều năng lượng hơn từ 1 phân tử glucôzơ được sử dụng trong hô hấp phân giải hiếu khí / kị khí = 38/2 = 19 lần.

B. Hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, nước cung cấp cho sinh vật khác sống. 

C. Hô hấp hiếu khí cần O2 còn kị khí không cần O2

D. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở mọi loài sinh vật còn hô hấp kị khí chỉ xảy ra ở 1 số loài sinh vật nhất định.

 * Hướng dẫn giải:

 - Hô hấp hiếu khí từ một phân tử glucozo qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng. Còn hô hấp kị khí chỉ tạo ra được 2 ATP.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 2: Các giai đoạn hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

A. Đường phân ® Chuỗi chuyền electron hô hấp ® Chu trình Crep.

B. Chu trình Crep ® Đường phân ® Chuỗi chuyền electron.

C. Chuỗi chuyền electron hô hấp ® Đường phân ® Chu trình Crep.

D. c

 * Hướng dẫn giải:

 - Các giai đoạn hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự: Các giai đoạn hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 3: Sản phẩm của quá trình hô hấp gồm:

A. CO2, H2O, năng lượng.

B. O2, H2O, năng lượng.

C. CO2, H2O, O2.

D. CO2, O2, năng lượng.

 * Hướng dẫn giải:

- Sản phẩm của quá trình hô hấp gồm: CO2, H2O, năng lượng.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 4: Hô hấp hiếu khí xảy ở vị trí nào trong tế bào:

A. Ti thể.

B. Tế bào chất.

C. Nhân.

D. Lục lạp.

 * Hướng dẫn giải:

 - Hô hấp hiếu khí xảy ở ti thể của tế bào.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 5: Giai đoạn đường phân xảy ra ở vị trí nao trong tế bào:

A. Ti thể.

B. Tế bào chất.

C. Nhân.

D. Lục lạp.

  * Hướng dẫn giải:

 - Giai đoạn đường phân xảy ra ở tế bào chất của tế bào.

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 6: Bào quan thực hiện hô hấp chính là:

A. Mạng lưới nội chất.

B. Không bào.

C. Ti thể.

D. Lục lạp.

 * Hướng dẫn giải:

 - Bào quan thực hiện hô hấp chính là ti thể.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 7: Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ:

A. O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.

B. CO2 và giải phóng O2 ở ngoài sáng.

C. H2O và giải phóng O2 ở ngoài sáng.

D. H2O, CO2 và giải phóng C6H12O6 ở ngoài sáng.

 * Hướng dẫn giải:

- Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 8: Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện:

A. CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.

B. O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều.

C. Cường độ ánh sáng cao, O2 cạn kiệt.

D. Cường độ ánh sáng thấp, CO2 tích lũy nhiều.

 * Hướng dẫn giải:

 - Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 9: Kết thúc quá trình đường phân, từ một glucozo tạo ra:

A. 1 Axit piruvic + 1 ATP.

B. 2 Axit piruvic + 2 ATP.

C. 3 Axit piruvic + 3 ATP.

D. 4 Axit piruvic + 4 ATP.

 * Hướng dẫn giải:

 - Kết thúc quá trình đường phân từ một glucozo tạo ra 2 Axit piruvic + 2 ATP.

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 10: Đâu không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật:

A. Giải phóng năng lượng ATP.

B. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt.

C. Tạo các sản phẩm trung gian.

D. Tổng hợp các chất hữu cơ.

 * Hướng dẫn giải:

 - Vai trò của hô hấp ở thực vật:

          + Giải phóng năng lượng ATP.

          + Giải phóng năng lượng dạng nhiệt.

          + Tạo các sản phẩm trung gian.

 Nên ta chọn đáp án D.

 B. Bài tập tự luyện

Câu 1: Điều kiện xảy ra quá trình hô hấp sáng ở thực vật C3 là:

A. Ánh sáng cao, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.

B. Ánh sáng thấp, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.

C. Ánh sáng thấp, nhiều CO2, cạn kiệt O2.

D. Ánh sáng cao, nhiều CO2, nhiều O2 tích luỹ.

Câu 2: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là về sự lên men diễn ra ở cơ thể thực vật?

A. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh.

B. Cây bị khô hạn.

C. Cây bị ngập úng.

D. Cây sống nơi ẩm ướt.

Câu 3: Những trường hợp diễn ra lên men ở cơ thể thực vật là:

A. Thừa Orễ hô hấp bão hòa.

B. Thiếu CO2, đất bị dính bết nên không hô hấp hiếu khí được.

C. Thiếu O2, rễ không hô hấp được nên không cung cấp đủ năng lượng cho quá trình sinh trưởng của rễ dẫn đến lông hút chết.

D. Thiếu nước, rễ vận chuyển kém nên lông hút chết.

Câu 4: Hô hấp là quá trình:

A. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

B. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 5: Quá trình nào sau đây tạo nhiều năng lượng nhất:

A. Lên men.

B. Đường phân.

C. Hô hấp hiếu khí.

D. Hô hấp kị khí.

Câu 6: Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có chung giai đoạn nào:

A. Chuỗi chuyền electron.

B. Chu trình Crep.

C. Đường phân.

D. Tổng hợp Axetyl – Co A.

Câu 7: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan nào:

A. Lục lạp, lizôxôm, ti thể.

B. Lục lạp, perôxixôm, ti thể.

C. Lục lạp, bộ máy gôngi, ti thể.

D. Lục lạp, ribôxôm, ti thể.

Câu 8: Phương trình tổng quát của hô hấp được viết đúng là:

A. 6CO+ 6H2O ® C6H12O+ 6O2 + 6H2O +(36 – 38 ATP) + Nhiệt.

B. 6CO+ C6H12O®  6H2O + 6O2 + H2O + (36 – 38 ATP) + Nhiệt.

C. C6H12O+ 6O2 ® 6CO+ 6H2O + (36 – 38 ATP) + Nhiệt.

D. C6H12O+ 6O2 + H2O ® 6CO+ 6H2O + (36 – 38 ATP) + Nhiệt.

Câu 9: Quá trình hô hấp có liên quan chặt chẽ với nhân tố nhiệt độ vì:

A. Nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ chế đóng mở khí khổng ảnh hưởng đến nồng độ oxi.

B. Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng nước là nguyên liệu của hô hấp.

C. Mỗi loài chỉ hô hấp trong điều kiện nhiệt độ nhất định.

D. Hô hấp bao gồm các phản ứng hóa học cần sự xúc tác của enzim, nên phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.

Câu 10: Khi lấy chất khí tạo ra trong bình có hạt đang nảy mầm thổi vào nước vôi trong, ta thấy nước vôi trong như thế nào:

A. Nước vôi trong vẫn bị đục.

B. Nước vôi trong vẫn trong như ban đầu.

C. Nước vôi trong ngã sang màu hồng.

D. Nước vôi trong ngã sang màu xanh da trời.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

C

A

C

C

B

C

D

A

Bài viết gợi ý: