Lý thuyết Sinh11 - Loga.vn: Bài 19:

Tuần Hoàn Máu (Tiếp Theo)

III. Hoạt Động Của Tim

 1. Tính tự động của tim

          - Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động thoe chu kỳ của tim.

          - Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim.

          - Hệ dẫn truyền tim bao gồm:

           + Nút xoang nhĩ (nằm ở tâm nhĩ phải): Tự động phát nhịp và xung được truyền từ tâm nhĩ tới hai tâm nhĩ theo chiều từ trên xuống dưới và đến nút nhĩ thất.

           + Nút nhĩ thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, tiếp nhận xung điện từ nút xoang nhĩ đến bó His.

           + Bó His dẫn truyền xung điện đến mạng Puockin.

           + Mạng Puockin truyền xung điện đến cơ tâm thất.

Hình 1. Hệ dẫn truyền trong tim.

          - Hoạt động của hệ dẫn truyền tim:

 Nút xoang nhĩ tự phát xung điện Lan khắp cơ tâm nhĩ Tâm nhĩ co Lan truyền đến nút nhĩ thất Bó His Mạng lưới Puockin Lan khắp cơ tâm thất Tâm thất co.

  Kết quả: Tim có khả năng tự động co bóp theo chu kỳ.

 2. Chu kì hoạt động của tim

          - Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhỉ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung.

Hình 2. Chu kì hoạt động của tim.

          - Mỗi chu kì tim gồm 3 pha: 0,8s

           + Pha co tâm nhĩ: 0,1s.

Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ Hai tâm nhĩ co Van bán nguyệt đóng lại Thể tích tâm nhĩ giảm, áp lực tâm nhĩ tăng Van nhĩ thất mở Dồn máu từ hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất.

           + Pha co tâm thất: 0,3s.

Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới nút nhĩ thất, bó His và mạng Puockin Hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại Áp lực trong tâm nhĩ tăng lên Van bán nguyệt mở Máu đi từ tim vào động mạch.

           + Pha giãn chung: 0,4s.

Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở, van bán nguyệt đóng Máu từ tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ, máu từ tâm nhĩ dồn xuống tâm thất.

Hình 3. Nhịp tim của thú.

IV.  Hoạt Động Của Hệ Mạch

 1. Cấu trúc của hệ mạch

          Hệ mạch bao gồm: Động mạch chủ Động mạch nhánh Tiểu động mạch chủ Mao mạch Tiểu tĩnh mạch Tĩnh mạch nhánh Tĩnh mạch chủ.

Hình 4. Cấu trúc hệ mạch.

          - Hệ thống động mạch: Bắt đầu là động mạch chủ đến động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là tiểu động mạch.

          - Hệ thống mao mạch: Là mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch.

          - Hệ thống tĩnh mạch: Bắt đầu là tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch có đường kính lớn dần và cuối cùng là tĩnh mạch chủ.

 2. Huyết áp

           - Huyết áp: Là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch.

Hình 5. Biến động huyết áp trong hệ mạch.

          - Huyết áp có hai trị số:

           + Huyết áp tâm thu: Ứng với lúc tim co bơm máu vào động mạch từng đợt (110 – 120 mmHg).

           + Huyết áp tâm trương: Ứng với lúc tim dãn (70 – 80 mmHg).

          - Huyết áp phụ thuộc vào các tác nhân như: Lực co bóp của tim, nhịp tim, khối lượng và độ quánh của máu, sự đàn hồi của thành mạch.

          - Ví dụ: Khi tim đập nhanh, mạnh Huyết áp tăng. Khi tim đập yếu, chậm Huyết áp giảm.

Hình 6. Biến động huyết áp trong hệ mạch của người trưởng thành.

 3. Vận tốc máu

          - Vận tốc máu: Là tốc độ máu chảy trong một giây.

 Ví dụ: Động mạch 500 mm/s; Mao mạch 0,5 mm/s; Tĩnh mạch chủ 200 mm/s.

Hình 7. Biến động vận tốc máu trong hệ mạch.

          - Vận tốc máu phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.

          - Vận tốc máu trong hệ mạch giảm theo chiều: Động mạch > Tĩnh mạch > Mao mạch.

                           Bài Tập Lý Thuyết

 A. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Động mạch là những mạch máu:

A. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.

B. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.

C. Chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan

D. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan.

 * Hướng dẫn giải:

 - Động mạch là những mạch máu xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 2: Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là?

A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.

B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.

C. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩo co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

 * Hướng dẫn giải:

 - Thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình từ 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 3: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?

A. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm nhĩ, tâm thất co.

B. Nút nhĩ thất →  Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm nhĩ, tâm thất co.

C. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Mạng Puôc – kin à Bó his → Các tâm nhĩ, tâm thất co.

D. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm thất, tâm thất co.

 * Hướng dẫn giải:

 - Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự: Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm thất, tâm thất co.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 4: Huyết áp là:

A. Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

B. Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

C. Lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

D. Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.

 * Hướng dẫn giải:

 - Huyết áp là lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 5: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào?

A. Lực co tim.

B. Số lượng hồng cầu.

C. Độ quánh của máu.

D. Đáp án A và C.

 * Hướng dẫn giải:

 - Huyết áp thay đổi do lực co tim, độ quánh của máu.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 6: Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kỳ hoạt động của tim?

A. Pha co tâm thất → pha dãn chung → pha co tâm nhĩ.

B. Pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ → pha dãn chung.

C. Pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha dãn chung.

D. Pha co tâm nhĩ → pha dãn chung → pha co tâm thất.

 * Hướng dẫn giải:

 - Chu kỳ hoạt động của tim theo thứ tự: Pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha dãn chung.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 7: Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là, khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng:

A. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.

B. Cơ tim co bóp nhẹ nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.

C. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường.

D. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp.

 * Hướng dẫn giải:

 - Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là, khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 8: Tĩnh mạch là những mạch máu từ:

A. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.

B. Động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.

C. Mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.

D. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.

 * Hướng dẫn giải:

 - Tĩnh mạch là những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 9: Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì:

A. Tổng tiết diện của mao mạch lớn.

B. Mao mạch thường ở gần tim.

C. Số lượng mao mạch ít hơn.

D. Áp lực co bóp của tim tăng.

 * Hướng dẫn giải:

 - Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn nên máu chảy chậm trong mao mạch.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 10: Trong hệ mạch, máu vận chuyền nhờ:

A. Dòng máu chảy liên tục.

B. Sự va đẩy của các tế bào máu.

C. Co bóp của mao mạch.

D. Lực co của tim.

  * Hướng dẫn giải:

 - Trong hệ mạch, máu vận chuyền nhờ lực co của tim.

 Nên ta chọn đáp án D.

 B. Bài tập tự luyện

Câu 1: Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ:

A. Động mạch → Tiểu động mạch → Mao mạch → Tiểu tĩnh mạch → Tĩnh mạch.

B. Tĩnh mạch → Tiểu tĩnh mạch → Mao mạch → Tiểu động mạch → Động mạch.

C. Động mạch → Tiểu tĩnh mạch → Mao mạch → Tiểu động mạch → Tĩnh mạch.

D. Mao mạch → Tiểu động mạch → Động mạch → Tĩnh mạch → Tiểu tĩnh mạch.

Câu 2: Ở người trưởng thành, nhịp tim thường vào khoảng:

A. 95 lần/phút.

B. 85 lần/phút.

C. 75 lần/phút.

D. 65 lần/phút.

Câu 3: Điều không đúng khi nói về đặc tính của huyết áp là:

A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.

B. Tim đập nhanh và mạch làm tăng huyết áp ; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.

C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm.

D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử máu với nhau khi vận chuyển.

Câu 4: Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì:

A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

Câu 5: Sắp xếp các loài thú sau theo thứ tự nhịp tim giảm dần:

(1) Bò        (2) Trâu      (3) Chuột   (4) Voi        (5) Lợn       (6) Mèo

A. (1) (2) (3) (4) (5) (6).

B. (6) (5) (4) (3) (2) (1).

C. (3) (6) (5) (1) (2) (4).

D. (3) (6) ® (5) (4) (2) (1).

Câu 6: Tại sao loài thú có kích thước cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng nhỏ:

A. Động vật kích thước nhỏ Tỉ lệ S/V lớn Trao đổi chất và năng lượng nhanh.

B. Động vật kích thước nhỏ Tỉ lệ S/V nhỏ Trao đổi chất và năng lượng nhanh.

C. Động vật kích thước nhỏ Tỉ lệ S/V lớn Trao đổi chất và năng lượng chậm.

D. Động vật kích thước lớn Tỉ lệ S/V lớn Trao đổi chất và năng lượng nhanh.

Câu 7: Khi nói về đặc tính của huyết áp, có các kết luận sau:

1.Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.

2.Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.

3.Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm.

4.Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.

5.Huyết áp tăng dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.

Có bao nhiêu kết luận không đúng?

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 8:  Điều không đúng về sự khác nhau giữa hoạt động của cơ tim với cơ vân là:

A. Theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.

B. Tự động.

C. Theo chu kỳ.

D. Cần năng lượng.

Câu 9: Mao mạch là những mạch máu:

A. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.

B. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.

C. Mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.

D. Điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào.

Câu 10: Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tiết diện máu và vận tốc máu, phát biểu sau đây là sai:

A. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện mạch tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch chủ nên vận tốc máu giảm dần.

B. Mao mạch có tổng tiết diện mạch lớn nhất nên huyết áp thấp nhất.

C. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện mạch giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ nên vận tốc máu tăng dần.

D. Vận tốc máu phụ thuộc sự chênh lệch huyết áp và tổng tiết diện mạch máu.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

D

B

C

A

C

D

B

B

Bài viết gợi ý: