Cách viết phần Mở bài, kết bài trong văn nghị luận. Tổng hợp những mở bài và kết bài hay tham khảo
Mở bài:
– Mở bài nhằm giới thiệu một cách khái quát vấn đề sẽ được triển khai, bàn bạc.
– Về hình thức, mở bài thường là một đoạn văn.
– Về nội dung, mở bài thường có hai phần: phần đầu có nhiệm vụ dẫn dắt, khơi gợi để dẫn đến vấn đề nghị luận, phần sau nêu vấn đề trọng tâm của bài viết.
– Mở bài thường trình bày vấn đề theo hai cách: mở bài trực tiếp và gián tiếp. Mở bài trực tiếp là trình bày thẳng vào vấn đề; mở bài gián tiếp đi từ một ý kiến, một nội dung có liên quan để dẫn đến vấn đề.
– Mở bài trực tiếp thường giới thiệu về tác giả (vị trí trong nền văn học, phong cách nghệ thuật), tác phẩm (vị trí, giá trị với tác giả và nền văn học), vấn đề nghị luận. Nếu mở bài gián tiếp thì những phần giới thiệu tác giả, tác phẩm đặt vào ngay phần đầu của thân bài.
– Ví dụ: (Hướng dẫn HS tìm hiểu một số mở bài hay)
Đề 1: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.
Mở bài: Như bông cúc nhỏ sinh ra để luôn tự hát về những triền đất mênh mang nắng gió, Xuân Quỳnh sinh ra, dường như, cũng luôn để cất tiếng hát về cuộc đời này, về tình yêu như một điều không thể thiếu. Một trái tim dạt dào cảm xúc và luôn mãnh liệt đam mê như thế tìm đến với thơ ca – một thể loại giàu chất trữ tình là một điều tất yếu. Đọc bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh ta bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ với những biểu hiện tinh tế, phong phú.
Đề 2: Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
Mở bài: Tây Nguyên – mảnh đất hùng vĩ và thơ mộng, với những con người nồng hậu yêu thương mà kiên cường bất khuất, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân nghệ sĩ. Mỗi người đều tìm thấy ở mảnh đất này một biểu tượng đẹp cho tâm hồn cất cánh, ngòi bút thăng hoa. Ngọc Anh có “Bóng cây kơnia” như nỗi lòng thổn thức, thiết tha của tình yêu thủy chung, son sắt; Thu Bồn có “Bài ca chim Chơrao” ngân vang khúc hát trong trẻo, nồng đượm của tình người chiến thắng… Còn Nguyễn Trung Thành lại đem đến cho chúng ta hình tượng những cánh rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời trong tác phẩm cùng tên.
– Lưu ý:
Một mở bày hay cần phải:
+ Dẫn dắt, nêu trọng tâm và giới hạn vấn đề ngắn gọn.
+ Tạo được sự chú ý của người đọc.
+ Viết tự nhiên, giản dị, nhưng sinh động, độc đáo.
Khi viết mở bài cần tránh:
+ Ý dẫn dắt không liên quan đến trọng tâm của bài nghị luận.
+ Dẫn dắt lan man dài dòng.
+ Trình bày chi tiết cụ thể, những nội dung lẽ ra chỉ triển khai ở phần thân bài.
Kết bài:
– Kết bài nhằm tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã được đặt ra ở mở bài, đồng thời khơi gợi những nội dung, cảm xúc tiếp nối cho người đọc từ vấn đề đã nêu ra và giải quyết.
– Một số cách kết bài thường gặp:
+ Tóm tắt, nhận xét và đánh giá khái quát về nội dung, tư tưởng của người viết đối với vấn đề đã trình bày trong các phần trước.
+ Khái quát nội dung và đặt ra câu hỏi nhằm khơi gợi suy nghĩ và tình cảm ở người đọc.
+ Khái quát nội dung và mở rộng, nâng cao vấn đề đã được bàn bạc trong các phần trên.
– Kết bài phải nâng lên được phong cách nghệ thuật tác giả và những bài học lí luận, bài học nhân sinh.
– Một số ví dụ về các cách kết bài: (Hướng dẫn HS tìm hiểu một số kết bài hay)
Diễn đạt:
– Nguyên tắc chung là dựa theo dàn ý để viết thành bài văn chứ không viết một cách tùy tiện. Có thế, bài viết mới thống nhất, cân đối, chặt chẽ và có sức thuyết phục.
– Khi viết học sinh cần lưu ý rèn luyện cách dùng từ ngữ, sử dụng kết hợp các kiểu câu, các phép tu từ, lựa chọn giọng văn cho phù hợp với bài viết. Lời văn nghị luận cần đảm bảo tính chuẩn xác, chặt chẽ, đồng thời cần có tính biểu cảm, cảm xúc…
Kiểm tra, hoàn chỉnh bài viết:
– Bước này học sinh thường coi nhẹ, ít chú ý và chưa hình thành một thói quen trong khi làm bài. Hậu quả là đã để lại những lỗi không đáng có, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của bài làm.
– Đây là bước bắt buộc, phải có để hoàn chỉnh bài viết của mình. Cần đọc lại để sửa những lỗi sau:
+ Lỗi về nội dung: có ý nào viết còn thiếu, chưa hoàn chỉnh, hoặc chưa thống nhất.
+Lỗi về kiến thức: kiến thức sai tên tác giả, tác phẩm, dẫn chứng sai hoặc không chính xác ( lỗi này học sinh thường hay mắc phải).
Xem thêm :Tổng hợp những mở bài cho các tác phẩm lớp 12:
Tổng hợp những kết bài hay về các tác phẩm lớp 12 :