– Từ năm 1975 đến năm 1985 là chặng đường chuyển tiếp, trăn trở, tìm kiếm con đường đổi mới. Từ năm 1986 trở đi là chặng đường văn học có nhiều đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và khá toàn diện. Biểu hiện:
+ Đề tài văn học chuyển sang hướng nội: Bộc lộ tiếng lòng và những trắc ấn.
+ Nở rộ trường ca với mục đích tổng kết, khái quát về chiến tranh.
+ Chất nhân bản, nhân văn được đề cao hơn, đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con người sau chiến tranh.
– Các tác giả tiêu biểu cho đổi mới: Thanh Thảo, Hữu Thính, Nguyễn Đức Mậu, Trầu Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Minh.
+ Một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu viết theo tinh thần đổi mới:
Đất trắng (Tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Oánh), Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Đứng trước biển, Cù lao chàm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Cha và con, Gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Bến không chồng (Dương Hướng), Nổi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Cát bụi chân ai (Hồi kí của Tô Hoài), Ai đã đặt tên cho dòng sông (Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường).