Mở bài: dẫn dắt vấn đề
Lứa tuổi cắp sách đến trường, không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.Vấn đề bạo lực học đường hiện đang là vấn đề nhức nhối trong dư luận.Thân bài: giải quyết vấn đề
1. Nêu thực trạng vấn đề bạo lực học đường
a. số liệu :Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là “bình thường”.b. Dẫn chứng:+Gần đây dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…+ Clip nữ sinh THCS Lí Tự Trọng bị đánh hội đồng được tung lên mạng ngày 16-3-2015 đã gây bức xúc trong dư luận.2. Nêu nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường-Nguyên nhân khách quan:Một trong những nguyên nhân cơ bản là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người, đạo đức dần bị bỏ quên.Gia đình ít quan tâm giáo dục con cái.-Nguyên nhân chủ quan:Các bạn học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác.Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác. 3. Nêu hậu quả của bạo lực học đường+Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.+Bạo lực học đường gây hậu quả nặng nề về tâm lí ,sức khỏe, học tập …của nạn nhân+ Gây mất đoàn kết trong tập thể4. Bàn bạc mở rộng vấn đề:Nêu giải pháp khắc phục– Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp.Sau đó là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Hãy xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan.-Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.-Mỗi bạn học sinh cần nhận thức đúng đắn về hậu quả/ tác hại của bạo lực học đường để xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết… Kết bài :+ Người viết có những bàn bạc sâu rộng về vấn đề bao luc hoc duonglưu ý: đây chỉ là định hướng để các em tham khảo(Tài liệu sưu tầm )Xem thêm bài viết cùng chủ đềNghị luận về bạo lực học đường