Hướng dẫn

a) Bà Hiền là một người phụ nữ có cuộc sống đời thường bình dị

– Bà sống cuộc đời bình thường như bao nhiêu người dân Hà Nội khác: lấy chồng, sinh con, vun vén chăm lo cho gia đình…

– Bà không tham gia kháng chiến, không đi tản cư, chưa bao giờ xa Hà Nội. Bà cũng chẳng có một chức vụ gì trong cộng đồng dân cư, trong xã hội… Bà thuộc về đám đông những con người "Họ đã sống và chết – Giản dị và bình tâm" như cách nói của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

b) Bà Hiền là con người kết tinh những phẩm chất quý giá của người Hà Nội

– Tính cách sắc sảo, đầu óc thực tế, giàu bản lĩnh:

+ Mọi việc lớn trong cuộc đời đều được bà Hiền tính trước "Và luôn luôn tính đúng vì không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng chen vô. Không có cả sự lãng mạn hay mộng mơ vớ vẩn Đã tính là làm, đã làm là không thèm để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ". Bà Hiển có chủ kiến riêng của mình khi lấy chồng, sinh con, lựa chọn nghề nghiệp sao cho đảm bảo được đời sống gia đình mà vẫn phù hợp với yêu cầu của chế độ mới.

+ Trong mối quan hệ với xã hội, bà nhạy bén và thích ứng rất nhanh trước những đổi thay. Giữa lúc mọi người say sưa, ngây ngất vì độc lập, bà đã có những nhận xét thật tỉnh táo: "Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?". Bà tự nguyện từ bỏ ý định làm giàu để thực hiện chủ trương của Nhà nước.

– Đó là cách ứng xử đầy bản lĩnh của một con người có trí tuệ, tự tin vào mình, sáng suốt, nhạy bén trước nhữngđổi thay của hoàn cảnh.

c) Bà Hiền là người phụ nữ giàu lòng tự trọng, thiết tha gắn bó với Hà Nội, với dân tộc, đất nước

– Trong gia đình, bà dạy cón cháu giữ eìn nền nếp, phong cách sống đẹp của người Hà Nội. Dù thời cuộc biến đổi, bà vẫn không để mất phong thái sang trọng, tinh tế trong cách ăn mặc, cách ứng xử của người Hà Nội.

– Bà Hiền không dùng sự khôn ngoan, nhạy bén để lảng tránh trách nhiệm với đất nước. Giữa những ngày chiến tranh, bà dũng cảm vượt lên nỗi đau của người mẹ để đồng ý cho cả hai người con trai lên đườngđi chiến đấu. Cách suy nghĩ, ứng xử của bà với tư cách người mẹ đã bộc lộ được vẻ đẹp trong nhân cách, tâm hồn của một người Hà Nội:

+ Khi anh con trai lớn xung phong ra mặt trận, bà "đau đớn mà bằng lòng" vì không muốn con mình sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Bà Hiển đau đớn cho đứa con chưa kịp trưởng thành đã phải dấn thân vào nơi đạn bom ác liệt nhưng không nỡ ngăn cản con vì biết hành động tự nguyện kia là đúng đắn, cần thiết trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ và tự hào vì con mình đã dám sống một cách can đảm, tự trọng.

+ Khi người con trai thứ hai lại xung phong vào chiến trường, bà Hiền "không khuyến khích, cũng không ngăn cản". Là một người mẹ, bà không thể khuyến khích con đến nơi bom đạn, cái chết luôn cận kề. Nhưng bà hiểu và tôn trọng sự lựa chọn của con vì "ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó".

+ Bản thân bà cũng có sự lựa chọn của mình: "Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì".

– Một đời, bà Hiền không để mình bị điều gì cám dỗ nhưng trái tim lại tự nguyện gắn bó, trăn trở với số phận của Hà Nội:

+ Biết rõ những gian khó của cuộc sống sau chiến tranh nhưng bà Hiền "không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đất khác", Bà lặng lẽ dõi theo từng đổi thay của Hà Nội, khi thì khắc khoải, âu lo; khi thì mừng vui, tin tưởng. Bà banghoàng trước cảnh bão giật đổ cây si cạnh đền Ngọc Sơn vì "nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điểm xấu, là sự ra đi của một thời". Đó không phải là niềm tiếc nuối quá khứ của thế hệ mình mà là nỗi khấc khoải, âu lo trước những biến đổi có thể làm mất đi vẻ đẹp của Hà Nội. Bà sung sướng, nhẹ nhõm khi được thấy cây si cổ thụ "tưởng là chết đứt bổ ra làm củi" lại hồi sinh, lại trổ ra lá non.

+ Đi gần hết con đường đời, từng trải bao nhiêu thay đổi, thăng trầm, bà vẫn luôn ước mong và tin tưởng vào sự trường tồn của vẻ đẹp Hà Nội: "Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi".

d) Bà Hiền đúng là "một hạt bụi vàng" của Hà Nội, lặng lẽ, bình thường như vô vàn con người khác nhưng chứa đựng những nét đẹp tinh tuý nhất của tâm hồn người Hà Nội. Chính sự toả sáng của những con người như thế đã tạo nên ánh vàng làm chói sáng đấtkinh kì.

Bài viết gợi ý: