BÀI BÌNH GIẢNG HAY TRÍCH ĐOẠN “TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ”

(ĐẶNG TRẦN CÔN)

1.   Lý thuyết

1.1. Tác giả                               

                  

- Đặng Trần Côn (chưa rõ năm sinh năm mất), là người dân làng Nhân Mục (làng Mọc), huyện Thanh Trì, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.

- Ngoài “Chinh phụ ngâm”, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán.

1.2. Tác phẩm

    


- “Chinh phụ ngâm” được viết năm 1740 trong hoàn cảnh nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long.

- “Chinh phụ ngâm” là khúc ngâm nói lên sự ai oán đối với cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.

- Đoạn trích học có tên “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.

1.3. Đọc hiểu văn bản

1.3.1. Nỗi cô đơn, trống vắng, buồn tủi trong sự chờ đợi vô vọng khiến người chinh phụ như tê liệt về tinh thần (16 câu đầu)

a.     Nỗi cô đơn, thương nhớ chồng bao trùm không gian trong và ngoài căn phòng của người chinh phụ (8 câu đầu)

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

Buồn rầu nói chẳng nên lời

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

Nhà thơ tập trung ngòi bút của mình để miêu tả hành động của người chinh phụ, qua đó bộc lộ chuỗi tâm sự khó nói nên lời của nàng.

- Hành động lặp đi lặp lại: “dạo hiên vắng”, “ngồi rèm thưa”, kéo rèm rồi lại buông rèm. Trong sự lay lắt, nặng trĩu, nàng chỉ biết “gieo từng bước” với tâm thế buồn tủi, cô đơn lấn át cả trái tim và lí trí.

- Chi tiết mới lạ độc đáo: “thước” => là con chim thước biểu tượng cho những điều tốt lành vui vẻ khi chúng xuất hiện, nhưng thước lại “chẳng mách tin”, không thể kiếm tìm nơi đâu một chút niềm vui nho nhỏ. Xung quanh nàng lúc này chỉ là sự hoang vắng, bồn chồn không yên.

- Nghệ thuật ấn tượng: Tác giả đã kết hợp một cách độc đáo và mới lại 2 thủ pháp nghệ thuật điệp từ bắc cầu đan xen câu hỏi tu từ qua 2 câu thơ:

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Người chinh phụ tìm đến ngọn đèn để gửi gắm tâm sự nhưng đứng trước ngọn đèn lúc này có nghĩa là nàng đang đối diện với chính bản than mình, bởi lẽ “ngọn đèn” là một vật vô tri vô giác thì làm sao có thể cùng nàng chia sẻ san sớt tâm tư nỗi lòng. => Nỗi đau đớn càng tăng thêm và như đang sát muối vào trái tim của cô.

- Nàng sầu bi đến nỗi không còn thể nói nên lời, chỉ biết chịu đựng trong câm lặng, trong bóng tối, một mình biết, một mình hay, làm gì cũng đơn chiếc, lẻ bóng.

“Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

Buồn rầu nói chẳng nên lời

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”


- “Hoa đèn” kia được so sánh với “bóng người” thật khập khiểng nên mới kết thúc câu thơ với hai từ “khá thương” cùng dấu chấm than đầy sự thương cảm. Vẻ đẹp của người phụ nữ chẳng còn giữ được bởi đã tàn phai theo năm tháng mỏi mòn chờ đợi, không còn hoa lệ như thuở ban đầu đầy thơ mộng nữa.

=> Những hình ảnh khiến tim nàng đau nhói, gương mặt bần thần không còn xuân sắc và nước mắt chẳng thể giữ được khô ráo, trên mí mắt luôn rung rung, tủi thân, nàng có thể òa khóc bất cứ lúc nào. => Nỗi cô đơn đã ám ảnh, đeo bám nàng không buông.

b.     Tâm trạng lẻ loi cô độc đã bao phủ lên cả thời gian, cả ngày và đêm (8 câu tiếp theo)

“Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên

Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa

Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại châu chan

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”

- Tiếng gà gáy “eo óc” mệt mỏi báo tin canh năm đến, không gian thật sự quá vắng lặng, buồn, tĩnh mịch.

- Hình ảnh “hòe”: cây hòe “phất phơ rủ” gợi lên không gian chẳng còn chút sức sống, lờ mờ ánh sáng, hoang vắng và nhạt nhẽo.

=> Cảnh vật xung quanh người chinh phụ đều nhuốm màu vô cảm, đau thương, vô định, lạc lõng và thật sự đáng sợ. Đứng một mình trong không gian ấy, nàng cảm thấy cô độc, chơi vơi và nhỏ bé.

- Thời gian lại trôi qua một cách chậm chạp “Khắc giờ đằng đẵng như niên”: Phép so sánh được sử dụng khéo léo, mỗi giờ trôi qua cứ như một năm dài đằng đẵng trong lòng người chinh phụ, nặng nề khó tả. Câu tiếp theo “Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa” đã thể hiện được độ lớn của nỗi sầu ấy, nàng đang lạc trôi lênh đênh, bất định, không biết sẽ đi về đâu.

- Sử dụng từ láy: Theo từ điển Tiếng Việt thì “đằng đẵng” có nghĩa là dài quá, lâu quá, không biết bao giờ mới hết, “dằng dặc” có nghĩa là kéo dài mãi như không có giới hạn. Cả hay từ láy đều chỉ về thời gian, những cảm nhận về thời gian đầy ắp tâm trạng. => Tạo nên âm hưởng của cảm giác buồn thương như tiếng thở dài xa xôi, muôn thuở đợi trông người chồng.

=> Tâm sự này chẳng biết nói cùng ai, không ai hiểu thấu nên bao trùm lên cảnh vật, không gian và thời gian rộng lớn.

“Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại châu chan

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”

Từng câu từng chữ hiện lên rõ nỗi ai oán trong lòng người chinh phụ.

        

- Động từ “gượng” được điệp lại nhiều lần thể hiện sự chán ngán, miễn cưỡng không muốn làm. Nàng cố gắng tìm mọi cách để có thể thoát khỏi vòng bủa vây của những suy nghĩ nặng nề, sợ hãi. Bằng cách:

+ “gượng đốt hồn đà mê mải

+ “gượng soi

+ “gượng gảy ngón đàn

Người chinh phụ cố dằn lòng cất giấu niềm đau, tô son điểm phấn, chơi vài nốt nhạc, gảy vài phím đàn để cảm nhận được những âm thanh trong trẻo, thơ mộng, mong tìm thấy thú vui cho khuây khỏa, khỏa lấp tâm trạng tồi tệ hiện tại. Nhưng nào có hay, nó đã chiếm hết thảy không gian nơi đây, tràn khắp cơ thể, lấn át cả trái tim và suy nghĩ nên nàng mới rơi vào tình cảnh “mê mải”, “lệ lại châu chan” khi nhìn vào gương, thấy hình ảnh thê thảm, tàn phai nhan sắc của mình. => Nàng lún sâu hơn trong tuyệt vọng, chạm đáy nỗi đau, không lối thoát.

    

- Chi tiết ấn tượng “Dây uyên kinh đứt” đã dự cảm về một việc không lành, có điềm báo khiến nàng càng thêm lo lắng, thấp thỏm, bất an không biết có chuyện gì xảy ra với người chồng hay không. Suy nghĩ rối ren nhưng đành ngẩn ngơ với nỗi cô đơn chất ngất trong tim mình.

- Đoạn thơ trên có cách hình ảnh đáng chú ý: “sắt cầm”, “uyên” là uyên ương => những hình ảnh ước lệ tượng trưng cho tình yêu của đôi lứa nam nữ, nghĩa tình phu thê, vợ chồng chung thủy sắt son. Bên nhau để lại quá nhiều kí ức, kỉ niệm và kỉ vật tình yêu nên người chinh phụ không dám cầm tay chạm vào bất cứ thứ gì gợi nhắc đến tình yêu đẹp của nàng, những ngày tháng đoàn tụ bên nhau, vì nó sẽ khiến nàng đau khổ hơn gấp bội lần.

=> Tóm lại qua 16 câu thơ đầu, người đọc có thể cảm nhận được nỗi cô đơn, cô độc, sầu muộn của người chinh phụ đã phát triển lên tới đỉnh điểm trong tình cảnh lẻ loi, chỉ có một mình. Đó là tâm trạng khắc khoải, mong chờ, khao khát sự đồng cảm nhưng lại rơi vào bế tắc, vô vọng.

1.3.2. Nỗi niềm thương nhớ khắc khoải về người chồng đi đánh trận ở nơi biên cương đầy hiểm nguy (8 câu cuối)

“Lòng này gửi gió đông có tiện

Nghìn vàng xin gửi đến Non Yên

Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong

Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”

Chẳng thể gửi gắm tâm tư vào ai, người chinh phụ đành nhờ gió đông gửi tình cảm của mình đến người chồng ở nơi biên cương, chiến trường xa xôi:

“Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến Non Yên”

Tâm trạng mong chờ khao khát yêu thương, nhớ nhung lo lắng. Đây như là câu hỏi nói lên thay tiếng lòng: “Lòng này gửi gió đông có tiện?” Nỗi nhớ tràn ra cả không gian xa xôi rộng lớn bởi lẽ làm sao đo được nỗi nhớ lớn thế nào. Câu thơ khiến ta liên tưởng đến hai câu thơ:

“Có một không gian nào

Đo chiều dài nỗi nhớ

Có khoảng mênh mông nào

Sâu thẳm hơn tình thương”

(“Ở hai đầu nỗi nhớ” – Thơ Trần Đình Chính – Nhạc Phan Huỳnh Điểu)

Nàng nhớ chồng nhiều đến thế thì chắc chắn rằng nơi chiến trường hiểm nguy ấy, chàng cũng đang sống trong lo âu, chờ đợi, nhung nhớ, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ để trở về với mái ấm gia đình, về với mẹ già, về với vợ con thân yêu.

- Hình ảnh ước lệ: “Non Yên”, “đường lên bằng trời

- So sánh nỗi nhớ với đường lên bằng trời bằng từ tính từ láy “thăm thẳm”.

Thăm thẳm” thể hiện nhiều ngụ ý độc đáo

+ Chỉ độ dài của thời gian

+ Độ rộng của không gian

+ Độ sâu của nỗi nhớ

=> Có thể thấy, khoảng cách chia ly càng lớn thì nỗi nhớ càng tang, niềm thương càng da diết, mãnh liệt. Đến trời xanh cao vời vợi cũng không thể hiểu thấu được nỗi lòng của người vợ “Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu”.

Nỗi “đau đáu” của nàng đã dâng lên tột độ, nàng nhìn vào cảnh vật xung quanh và làm nó trở nên tàn tạ, héo úa, chẳng còn chút sức sống. Thật đúng với câu nói muôn đời của đại thi hào Nguyễn Du:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ…”

(“Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

Bút pháp ngụ cảnh tả tình vô cùng độc đáo của nhà thơ, cách biểu hiện cũng rất mới mẻ khi ông đã lột tả tâm trạng nhân vật một cách trực tiếp, hàm súc và ý nghĩa.

Hai câu thơ khép lại đoạn trích:

Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”

Sự buốt giá, quạnh hiu trong tâm hồn người chinh phụ và dồn nén biết bao nhiêu là ảo não, ước mong được ai đó đồng cảm, sẻ chia vơi bớt dù đó là một chút gió thoảng hay thiên nhiên cảnh vật câm lặng xung quanh biết lắng nghe. Nhưng tất cả giờ đây đã không còn thể hòa nhập cùng nàng => Nỗi lòng đã hoàn toàn phơi bày ra cảnh vật => Nỗi xót xa và cay đắng giày vò cõi lòng nàng.

=> Cảnh vật bên ngoài đã chuyển thành tâm cảnh.

* Tổng kết nghệ thuật:

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo, từ hành động, cử chỉ, cảnh vật, từ láy kết hợp nhuần nhuyễn với độc thoại nội tâm.

+ Biện pháp tu từ: so sánh, câu hỏi tu từ, điệp ngữ, so sánh phóng đại

+ Nghệ thuật ngụ cảnh tả tình, mượn cảnh vật để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng nhân vật.

+ Thể thơ: Song thất lục bát được sử dụng điệu nghệ, tài hoa, đượm tình, giàu cảm xúc.

1.      Luyện tập

Đề: Phân tích giá trị nhân đạo trong trích đoạn “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn và đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”

- Đặng Trần Côn là người dân làng Nhân Mục (làng Mọc), huyện Thanh Trì, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Ngoài “Chinh phụ ngâm”, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán.

- Đoạn trích học có tên “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” được trích từ tác phẩm “Chinh phụ ngâm” viết năm 1740. Là khúc ngâm nói lên sự ai oán đối với cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. => Cũng thể hiện được giá trị nhân văn cao cả, ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.

b. Thân bài:

- 16 câu đầu: Nỗi cô đơn, trống vắng, buồn tủi trong sự chờ đợi vô vọng khiến người chinh phụ như tê liệt về tinh thần

+ Nỗi cô đơn, thương nhớ chồng bao trùm không gian trong và ngoài căn phòng của người chinh phụ (8 câu đầu)

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

Buồn rầu nói chẳng nên lời

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

Nhà thơ tập trung ngòi bút của mình để miêu tả hành động của người chinh phụ, qua đó bộc lộ chuỗi tâm sự khó nói nên lời của nàng.

+ Hành động lặp đi lặp lại: “dạo hiên vắng”, “ngồi rèm thưa”, kéo rèm rồi lại buông rèm. Trong sự lay lắt, nặng trĩu, nàng chỉ biết “gieo từng bước” với tâm thế buồn tủi, cô đơn lấn át cả trái tim và lí trí.

+ Chi tiết mới lạ độc đáo: “thước” => là con chim thước biểu tượng cho những điều tốt lành vui vẻ khi chúng xuất hiện, nhưng thước lại “chẳng mách tin”, không thể kiếm tìm nơi đâu một chút niềm vui nho nhỏ. Xung quanh nàng lúc này chỉ là sự hoang vắng, bồn chồn không yên.

+ Nghệ thuật ấn tượng: Tác giả đã kết hợp một cách độc đáo và mới lại 2 thủ pháp nghệ thuật điệp từ bắc cầu đan xen câu hỏi tu từ qua 2 câu thơ:

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Người chinh phụ tìm đến ngọn đèn để gửi gắm tâm sự nhưng đứng trước ngọn đèn lúc này có nghĩa là nàng đang đối diện với chính bản than mình, bởi lẽ “ngọn đèn” là một vật vô tri vô giác thì làm sao có thể cùng nàng chia sẻ san sớt tâm tư nỗi lòng.

“Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

Buồn rầu nói chẳng nên lời

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”

+ “Hoa đèn” kia được so sánh với “bóng người” thật khập khiểng nên mới kết thúc câu thơ với hai từ “khá thương” cùng dấu chấm than đầy sự thương cảm. Vẻ đẹp của người phụ nữ chẳng còn giữ được bởi đã tàn phai theo năm tháng mỏi mòn chờ đợi, không còn hoa lệ như thuở ban đầu đầy thơ mộng nữa.

- Tâm trạng lẻ loi cô độc đã bao phủ lên cả thời gian, cả ngày và đêm (8 câu tiếp theo)

+ Tiếng gà gáy “eo óc” mệt mỏi báo tin canh năm đến, không gian thật sự quá vắng lặng, buồn, tĩnh mịch.

+ Hình ảnh “hòe”: cây hòe “phất phơ rủ” gợi lên không gian chẳng còn chút sức sống, lờ mờ ánh sáng, hoang vắng và nhạt nhẽo. => Cảnh vật xung quanh người chinh phụ đều nhuốm màu vô cảm, đau thương, vô định, lạc lõng và thật sự đáng sợ. Đứng một mình trong không gian ấy, nàng cảm thấy cô độc, chơi vơi và nhỏ bé.

+ Thời gian lại trôi qua một cách chậm chạp “Khắc giờ đằng đẵng như niên”: Phép so sánh được sử dụng khéo léo, mỗi giờ trôi qua cứ như một năm dài đằng đẵng trong lòng người chinh phụ, nặng nề khó tả. Câu tiếp theo “Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa” đã thể hiện được độ lớn của nỗi sầu ấy, nàng đang lạc trôi lênh đênh, bất định, không biết sẽ đi về đâu.

+ Sử dụng từ láy: Theo từ điển Tiếng Việt thì “đằng đẵng” có nghĩa là dài quá, lâu quá, không biết bao giờ mới hết, “dằng dặc” có nghĩa là kéo dài mãi như không có giới hạn. Cả hay từ láy đều chỉ về thời gian, những cảm nhận về thời gian đầy ắp tâm trạng. => Tạo nên âm hưởng của cảm giác buồn thương như tiếng thở dài xa xôi, muôn thuở đợi trông người chồng.

=> Tâm sự này chẳng biết nói cùng ai, không ai hiểu thấu nên bao trùm lên cảnh vật, không gian và thời gian rộng lớn. Người chinh phụ cố dằn lòng cất giấu niềm đau, tô son điểm phấn, chơi vài nốt nhạc, gảy vài phím đàn để cảm nhận được những âm thanh trong trẻo, thơ mộng, mong tìm thấy thú vui cho khuây khỏa, khỏa lấp tâm trạng tồi tệ hiện tại. Nhưng nào có hay, nó đã chiếm hết thảy không gian nơi đây, tràn khắp cơ thể, lấn át cả trái tim và suy nghĩ nên nàng mới rơi vào tình cảnh “mê mải”, “lệ lại châu chan” khi nhìn vào gương, thấy hình ảnh thê thảm, tàn phai nhan sắc của mình. => Nàng lún sâu hơn trong tuyệt vọng, chạm đáy nỗi đau, không lối thoát.

- Nỗi niềm thương nhớ khắc khoải về người chồng đi đánh trận ở nơi biên cương đầy hiểm nguy (8 câu cuối)

+ Chẳng thể gửi gắm tâm tư vào ai, người chinh phụ đành nhờ gió đông gửi tình cảm của mình đến người chồng ở nơi biên cương, chiến trường xa xôi.

+ Có thể thấy, khoảng cách chia ly càng lớn thì nỗi nhớ càng tang, niềm thương càng da diết, mãnh liệt. Đến trời xanh cao vời vợi cũng không thể hiểu thấu được nỗi lòng của người vợ “Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu”.

+ Sự buốt giá, quạnh hiu trong tâm hồn người chinh phụ và dồn nén biết bao nhiêu là ảo não, ước mong được ai đó đồng cảm, sẻ chia vơi bớt dù đó là một chút gió thoảng hay thiên nhiên cảnh vật câm lặng xung quanh biết lắng nghe. Nhưng tất cả giờ đây đã không còn thể hòa nhập cùng nàng.

- Biểu hiện của tính nhân đạo:

+ Nhà thơ hiểu được nỗi đau đớn khôn thấu của người chinh phụ, đặt mình vào nhân vật trữ tình để đồng cảm, chia sẻ, san sớt nỗi đau.

+ Nhà thơ đã lên tiếng tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đã gây ra bao tan thương cho con người.

+ Ngợi ca khao khát tình yêu đẹp của con người.

+ Ngòi bút bên vực con người, yêu tự do của tác giả…

c. Kết bài:

Tóm tắt lại nội dung bài thơ, bằng ngòi bút trau chuốt chăm chút cho nhân vật của mình, yêu thương con người cùng với tâm hồn thiết tha đồng cảm, tác giả Đặng Trần Côn đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, làm bài thơ thật ý nghĩa và mang tính nhân văn cao cả.

Bài viết gợi ý: