1.  Góc ở tâm là góc có đỉnh là tâm của đường tròn.

2. Góc này cắt đường tròn tại \[A\] và \[B\] khi đó cung \[AB\] là cung bị chắn của góc ở tâm \[AOB.\]

3. Ta có tính chất: số đo cung bị chắn bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.

4. So sánh cung: cung nào lớn hơn thì có số đo cũng lớn hơn và ngược lại.

5. Cung nào có góc ở tâm lớn hơn thì lớn hơn và ngược lại.

Bài tập:
1. Cho \[\left( O;5cm \right)\] và điểm \[M\] sao cho \[OM=10cm.\] Vẽ hai tiếp tuyến \[MA\] và \[MB.\] Tính góc ở tâm do hai tia \[OA\] và \[OB\] tạo ra.

2. Cho tam giác đều \[ABC,\] vẽ nửa đường tròn đường kính \[BC\] cắt \[AB\] tại \[D\] và \[AC\] tại \[E.\] So sánh các cung \[BD;DE\] và \[EC.\]

3. Cho hai đường tròn \[\left( O;R \right)\] và \[\left( O;r \right)\] với \[R>r.\] Điểm \[M\] ngoài \[\left( O;R \right).\] Qua \[M\] vẽ hai tiếp tuyến với \[\left( O;\text{ }r \right),\] một cắt \[\left( O;R \right)\]  tại \[A\] và \[B\] (\[A\] nằm \[M\] giữa và \[B\]); một cắt \[\left( O;R \right)\] tại \[C\] và \[D\](\[C\]nằm giữa \[D\] và \[M\]). Chứng minh  hai cung \[AB\] và \[CD\] bằng nhau.

Bài viết gợi ý: