ÔN TẬP TOÁN HÌNH HỌC LỚP 9 HỌC KỲ 1: ĐƯỜNG TRÒN – CUNG – DÂY
Bài 1:
Cho tam giác ABC. Đường tròn có đường kính BC cắt AB, AC lần lượt tại E, D. BD và CE cắt nhau tại H, chứng minh:
a) AH vuông góc với BC ( tại F thuộc BC)
b) \[FA.FH=FB.FC\]
c) Bốn điểm A, E, H, D cùng nằm trên một đường tròn, xác định tâm I của đường tròn này.
d) IE là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Giải
a) AH vuông góc với BC ( tại F thuộc BC)
Tam giác DBC nội tiếp (O) đường kính BC (gt)
\[\Rightarrow \]Tam giác DBC vuông tại D.
\[\Rightarrow \] BD CD hay BD AC.
Chứng mình CE AC.
Xét tam giác ABC, có
CE AB (cmt) \[\Rightarrow \]CE là đường cao thứ nhất
BD \[\bot \] AC (cmt) \[\Rightarrow \] BD là đường cao thứ hai.
Hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H (gt)
\[\Rightarrow \]H là trực tâm của tam giác ABC.
\[\Rightarrow \] AH là đường cao thứ ba.
\[\Rightarrow \]AH \[\bot \]BC tại F.
b) \[FA.FH=FB.FC\]
Xét \[\vartriangle FAB\] và \[\vartriangle FCH\], ta có:
\[\widehat{BFA}=\widehat{CFH}={{90}^{\circ }}\] (cmt)
\[\widehat{{{A}_{1}}}+\widehat{ABC}={{90}^{\circ }}(\vartriangle FAB\] vuông tại F)
\[\widehat{{{C}_{1}}}+\widehat{ABC}={{90}^{\circ }}(\vartriangle FAC\] vuông tại F)
\[\Rightarrow \widehat{{{A}_{1}}}=\widehat{{{C}_{1}}}(1)\]
\[\Rightarrow \vartriangle FAB\] đồng dạng \[\vartriangle FCH\].
\[\Rightarrow \frac{FA}{FC}=\frac{FB}{FH}\]
\[\Rightarrow FA.FH=FB.FC\].
c) A, E, H, D cùng nằm trên một đường tròn, xác định tâm I của đường tròn này.
Xét \[\vartriangle AEH\] vuông tại E (gt)
\[\Rightarrow \]\[\vartriangle AEH\] nội tiếp đường tròn đường kính AH
Hay A, E, H nằm trên đường tròn đường kính AH (1).
Xét \[\vartriangle ADH\] vuông tại D (gt)
\[\Rightarrow \]\[\vartriangle ADH\] nội tiếp đường tròn đường kính AH
Hay A, E, H nằm trên đường tròn đường kính AH (2)
Từ (1) và (2): A, E, H, D nằm trên đường tròn đường kính AH.
d) IE là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Xét \[\vartriangle AEI\], ta có \[IA=IE\] ( bán kính)
\[\Rightarrow \]\[\vartriangle AEI\] cân tại I. (1)
\[\Rightarrow \widehat{{{A}_{1}}}=\widehat{{{E}_{1}}}\] (2)
Cmtt, ta được \[\widehat{{{C}_{1}}}=\widehat{{{E}_{3}}}\] (3)
Từ (1), (2) và (3), ta được: \[\widehat{{{E}_{1}}}\]= \[\widehat{{{E}_{3}}}\]
Mà \[\widehat{{{E}_{1}}}+\widehat{{{E}_{2}}}={{90}^{\circ }}\] \[\Rightarrow \widehat{{{E}_{3}}}+\widehat{{{E}_{2}}}={{90}^{\circ }}\]
Hay \[\widehat{IEO}={{90}^{\circ }}\]
\[\Rightarrow IE\bot EO\] tại E.
Mà E thuộc (O)
Vậy IE là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Bài 2:
Trên tiếp tuyến tại điểm A của đường tròn (O; R) lấy điểm M. Gọi điểm B của đường tròn (O; R) sao cho MB = MA.
1. Chứng minh: MB là tiếp tuyến của đường tròn (O; R) .
2. Cho OM = 2R. Chứng minh : tam giác ABC đều.
Tính độ dài các cạnh và diện tích của tam giác AMB theo R
3. Vẽ đường kính BE của (O). Chứng minh AE // OM
Giải
1. MB là tiếp tuyến của đường tròn (O; R) .
Xét \[\vartriangle AOM\] và \[\vartriangle BOM\], ta có
\[MA=MB\] (gt)
\[OA=OB\] (bán kính)
OM là cạnh chung \[\Rightarrow \vartriangle AOM=\vartriangle BOM\]
\[\Rightarrow \widehat{MBO}=\widehat{MAO}\]
Mà \[\widehat{MAO}={{90}^{\circ }}\] (MA là tiếp tuyến của (O))
\[\Rightarrow \widehat{MBO}={{90}^{\circ }}\]
Hay \[MB\bot OB\] tại B
Mà điểm B của đường tròn (O; R)
Vậy MB là tiếp tuyến của đường tròn (O; R).
2. Cho OM = 2R
Xét \[\vartriangle AOM\] vuông tại A, ta có:
\[\sin OMA=OA:OM=\frac{1}{2}\]\[\Rightarrow \widehat{OMA}={{30}^{\circ }}\]
Mặt khác: \[\widehat{AMB}=2\widehat{OMA}={{60}^{\circ }}\] ( tính chất TT cắt nhau)
Xét \[\vartriangle ABM\]. Ta có MA = MB (gt)
\[\Rightarrow \vartriangle ABM\] cân tại M
Mà \[\widehat{AMB}\]\[={{60}^{\circ }}\] (cmt) \[\Rightarrow \vartriangle ABM\] đều.
Xét tam giác vuông tại A, theo định lý ta có:
\[O{{M}^{2}}=M{{A}^{2}}.O{{B}^{2}}\]
\[{{\left( 2R \right)}^{2}}=M{{A}^{2}}.{{R}^{2}}\] \[\Rightarrow MA=R\sqrt{3}\]
Diện tích \[{{S}_{AOM}}=M{{A}^{2}}.\frac{\sqrt{3}}{2}=\frac{3\sqrt{3}{{R}^{2}}}{2}\].
3. Chứng minh AE // OM
Ta có MA = MB (gt)
OA = OB (bán kính )
\[\Rightarrow \] MO là đường trung trực AB
\[\Rightarrow \] OM \[\bot \]AB (1)
Xét \[\vartriangle ABE\] nội tiếp (O), có BE là đường kính.
\[\Rightarrow \vartriangle ABE\] vuông tại A
\[\Rightarrow AE\bot AB\](2)
Từ (1) và (2) ta có AE // OM.
Bài 3:
Cho nửa đường tròn (O; R) có đường kính AB, tiếp tuyến tại điểm M trên nửa đường tròn lần lượt cắt hai tiếp tuyến tại A và B ở C và D.
1. Chứng minh: AC + DB = CD
2. Chứng minh: tam giác COD vuông và \[AC.BD={{R}^{2}}\]
3. OC cắt AM tại E và OD cắt BM tại F. Chứng minh:
a) Tứ giác OEMF là hình chữ nhật
b) \[OE.OC=OF.OD={{R}^{2}}\]
c) \[EF\bot BD\]
d) Chứng minh : AB là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính CD
e) AD cắt BC tại N. Chứng minh: NM // AC.
Giải
1. Chứng minh AC + DB = CD
CA = CM ( tính chất hai tt cắt nhau)
DB = DM (tính chất hai tt cắt nhau)
CD = CM + MD
\[\Rightarrow \]AC + DB = CD
2. tam giác COD vuông và \[AC.BD={{R}^{2}}\]
Ta có:
OD là tia phân giác góc BOM ( tính chất hai tt cắt nhau)
OC là tia phân giác góc COM ( tính chất hai tt cắt nhau)
Mà \[\widehat{BOM}\]và \[\widehat{COM}\] kề bù.
\[\Rightarrow OC\bot OD\] tại O
Hay \[\vartriangle COD\] vuông tại O
Trong \[\vartriangle COD\] vuông tại O, đường cao OM, ta có hệ thức lượng:
\[MC.MD=O{{M}^{2}}={{R}^{2}}\]
Hay \[AC.BD={{R}^{2}}\] (CA = CM và DB = DM)
3. a) Tứ giác OEMF là hình chữ nhật
Ta có:
CA = CM (cmt)
OA = OM ( bán kính)
\[\Rightarrow \] CO là đường trung trực của AM
\[\Rightarrow \] \[CO\bot AM\] tại E; EA = EM
\[\Rightarrow \widehat{MEO}={{90}^{\circ }}\]
Cmtt, ta được \[\widehat{MFO}={{90}^{\circ }}\]
Tứ giác OEMF ta có: \[\widehat{MEO}=\widehat{MFO}=\widehat{FOE}={{90}^{\circ }}\]
\[\Rightarrow \] Tứ giác OEMF là hình chữ nhật
b)
Trong \[\vartriangle COM\] vuông tại M, có đường cao ME, có hệ thức lượng
\[OC.OE=O{{M}^{2}}={{R}^{2}}\]
Cmtt: \[OD.OF=O{{M}^{2}}={{R}^{2}}\]
\[\Rightarrow OE.OC=OF.OD={{R}^{2}}\]
c)\[EF\bot BD\]
Xét \[\vartriangle ABM\], ta có:
EA = EM (cmt)
FB = FM (cmt)
\[\Rightarrow \] EF là đường trung bình
\[\Rightarrow \]EF // AB
Mà \[AB\bot BD\] ( tính chất tt)
\[\Rightarrow \]\[EF\bot BD\].
d)
trong\[\vartriangle COD\] vuông tại O (cmt)
\[\Rightarrow \vartriangle COD\] nội tiếp đường tròn (I) đường kính CD
\[\Rightarrow IC=ID\]
Mặt khác CA // BD ( cùng vuông góc AB)
\[\Rightarrow \]tứ giác ABDC là hình thang
Xét thình thang ABDC, ta có:
IC = ID (cmt)
OA = OB ( AB là đường kính (O))
\[\Rightarrow \] IO là đường trung bình
\[\Rightarrow \] IO // CA
Mà \[CA\bot AB\]\[\Rightarrow \]\[IO\bot AB\] tại o
Mà điểm O thuộc (I) \[\Rightarrow \] AB là tiếp tuyến (I) đường kính CD.
e)
ta có AC // BD (cmt)
\[\Rightarrow \frac{NA}{AC}=\frac{ND}{BD}\] (định lý Talet thuận)
Mà CA = CM và DB = DM (cmt)
\[\Rightarrow \frac{NA}{CM}=\frac{ND}{MD}\]
\[\Rightarrow \] NM // AC ( định lý Talet đảo)
BÀI TẬP RÈN LUYỆN
Bài 1
Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn, kẻ hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H.
1. Chứng minh bốn điểm A, E, H, D cùng thuộc một đường tròn. Xác định tâm I của đường tròn đó.
2. Chứng minh AH vuông góc BC.
3. Cho góc A = 60o, AB = 6cm. Tính BD.
4. Gọi O là trung điểm của BC. Chứng minh OD là tiếp tuyến của đường tròn (I).
Bài 2
Cho đường tròn (O; R), đường kính AB. Lấy điểm C tùy ý trên cung AB sao cho AB < AC.
a) Chứng minh tam giác ABC vuông
b) Qua A vẽ tiếp tuyến (d) với đường tròn (O), BC cắt (d) tại F. Qua C vẽ tiếp tuyến (d’) với đường tròn (O), (d’) cắt (d) tại D. Chứng minh: DA = DF
c) Hạ CH vuông góc AB ( H thuộc AB), BD cắt CH tại K. Chứng minh K là trung điểm CH
d) Tia AK cắt CD tại E. Chứng mình EB là tiếp tuyến của (O), suy ra OE // CA.
Bài 3.
Cho đường tròn (O;R) và điểm A nằm ngoài đường tròn sao cho OA = 2R . Vẻ các tiếp tuyến AB ; AC với (O) ( B ; C là các tiếp điểm )
a) C/m: Tam giác ABC đều
b) Từ O kẻ đường vuông góc vớiOBcắt AC tại S . C/m : SO = SA
c) Gọi I là trung điểm của OA . C/minh SI là tiếp tuyến của (O)
d) Tính độ dài SI theo R.
Bài 4 :
Cho đường tròn (O;R) đường kính AB.H là trung điểm của OB.Qua H vẽ dây CD vuông
góc với AB.
a) Chứng minh tam giác OCB đều.
b) Tính đô dài AC và CH theo R.
c) Tiếp tuyến tại C và D cắt nhau ở I.Chứng tỏ 3 điểm O,B,I thẳng hàng và
4HB.HI = 3R2
d) Đường vuông góc với AD kẻ từ H cắt CB ở E; OE cắt CI tại K.Chứng minh KB
là tiếp tuyến của (O) và B là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ICD.
Bài 5
Từ một điểm A ở ngoài (O; R), kẻ tiếp tuyến AB với (O) (B là tiếp điểm). Đường thẳng qua B và vuông góc với AO tại H cắt (O) tại C. Vẽ đường kính BD của (O).
a) Chứng minh ΔBCD vuông.
b) Chứng minh AC là tiếp tuyến của (O).
c) Chứng minh DC. AO = 2R2 .
d) Biết OA = 2R. Tính diện tích ΔBCK theo R.
Bài 6
Từ một điểm M ở ngoài đường tròn (O) vẽ hai tiếp tuyến MA và MB (A và B là hai tiếp điểm), OM cắt AB tại H.
1) Chứng minh H là trung điểm của AB.
2) Trên đường thẳng AB lấy điểm N (với A nằm giữa B và N). Từ M kẻ một đường thẳng vuông góc với ON tại K và cắt AB tại I. Chứng minh 5 điểm O, K, A, M, B cùng nằm trên một đường tròn.
3) Chứng minh : NA.NB = NI.NH
4) Tia MK cắt đường tròn (O) tại C và D (với C nằm giữa M và D). Chứng minh NC và ND là hai tiếp tuyến của đường tròn (O).
Bài 7
Cho điểm M nằm ngoài đường tròn (O;R) vớiOM= 2R từ M kẻ hai tiếp tuyến MA,MB (A,B là hai tiếp điểm)
a) Chứng minhOM\[\bot \]AB. Tính MA theo R.
b) Đường thẳng vuông góc OA tại O cắt MB tại I.chứng minh ∆MOI cân.
c) Gọi H là giao điểm của OM với cung nhỏ AB, tia IH cắt MA tại J.
Chứng minh tứ giác OIMJ là hình thoi.
d) Tính diện tích AJIB theo R.