I. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

1. Ôn lại nội dung của các phương châm hội thoại:               

2. Một tình huống giao tiếp:

Trong giđịa lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ.

Thầy: Em cho thầy biết sống là gì? Hc sinh: Thưa thầy, “Sóng” bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!

Trong tình huống trên, phương châm hội thoại về lượng không được tuân thủ (nội dung của lời nói (học sinh) không đúng yêu cầu của giao tiếp (thầy)).

II. XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

1. Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng của chúng:

- Ngôi thứ nhất (dùng để xưng): tôi, ta, mình... (số ít) chúng tôi, chúng ta, chúng mình... (số nhiều).

- Ngôi thứ hai (dùng để hỗ): bạn, cu, anh, ch... (số ít)  các bạn, các cu, c anh, các chị... (số nhiều).

2. Phân tích phương châm xưng hô cơ bản trong tiếng Việt: xưng thì khiêu, hô thì tôn. Phương châm này có nghĩa là: Khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.

Những từ ngữ xưng hô thể hiện rõ phương châm trên như:

+ Những từ ngữ xưng hô thời trước: bệ hạ (từ dùng để gọi vua, khi nói với vua, tỏ ý tôn kính), bần tăng (nhà sự nghèo - từ nhà sư thời trước dùng để tự xưng một cách khiêm tốn), bản sĩ (kẻ sĩ nghèo - từ kẻ sĩ thời trước dùng để tự xưng mình một cách khiêm tốn)...

+ Những từ ngữ xưng hô hiện nay: quý ông, quý anh, quý bà, quý cô...(từ dùng để gọi người đối thoại, tỏ ý lịch sự, n kính). Trong nhiều trường hợp, mặc dù người nói bằng tuổi hoặc thậm chí lớn hơn người nghe, nhưng người nói vẫn xưng là em và gọi người nghe là anh hoặc bác (gọi thay con). Đó là biểu hiện phương châm xưng thì khiêm, hô thì tốn.

3. Thảo luận vấn đề: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?

Cần vận dụng kiến thức đã học trong bài Xưng hô trong hội thoại để giải quyết vấn đề này. Trong tiếng Việt, để xưng hô có thể dùng không chỉ các đại từ xưng hô, mà còn có thể dùng các danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng... Mỗi phương tin xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa người nói với người nghe: tình cảm thân hay sơ, khinh hay trọng... Hầu như không có từ ngữ xưng hô trung hòa. Vì thế, nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp giao tiếp không tiến triển được nữa.

III. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

1. Sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:

- Dẫn trực tiếp: Là nhắc lại nguyên vẹn (không sửa đổi) lời hay ý của người hoặc nhân vật; sử dụng dấu hai chấm (:) để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm theo dấu ngoặc kép (“...”).

- Dẫn gián tiếp: Là nhắc lại lời hay ý của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn, không dùng dấu hai chấm (:).

2. Chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp:

Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua nthế nào. Nguyễn Thiếp trả lời rng bấy giờ trong nước trống không, ng người tan rã, quận Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu thế nên đánh hay nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày, quận Thanh sẽ bị dẹp tan.

Bài viết gợi ý: