Phân tích giá trị hiện thực trong những đứa con trong gia đình
Bài làm:
Nguyễn Đình Thi là một nhà văn của cách mạng, sống và viết những tác phẩm viết về cách mạng. Văn ông luôn mang nặng một bầu tình cảm dành cho đất nước quê hương. Và chính vì thế, nổi bật lên trong sáng tác của ông chất hiện thực đậm đà. Trong đó đặc biệt phải kể đến tác phẩm Những đứa con trong gia đình.

Từng sống và lớn lên tại Nam Bộ, vì vậy Nguyễn Thi là nhà văn có cái nhìn cực kì am hiểu con người và cảnh vật nơi đây. Hiện lên qua ngòi bút của ông là hình ảnh những người dân Nam Bộ giàu nghị lực, ý chí quật cường và một trái tim giàu tình yêu dành cho con người, cuộc sống. Có thể nói, ông là người con của đồng bằng Sông Cửu Long, là nhà văn đã trút bầu tâm huyết viết về người dân Nam Bộ đậm chất, vừa sâu sắc vừa giàu tình cảm nhiệt tình.

Những đứa con trong gia đình là tập truyện xuất sắc được Nguyễn Thi rút ra trong từ tập Truyện và kí xuất bản năm 1978. Đó là câu truyện về một gia đình có chung mối thù với giặc, truyền thống yêu nước đã hun đúc trong họ một trái tim giàu tình cảm và ân nghĩa với cách mạng, kháng chiến. Gia đình đã hi sinh ba và má, chỉ còn lại hai chị em Chiến và Việt, cùng chú Năm – người giữ lửa trong gia đình.

Tuy nói truyện một gia đình, nhưng tác phẩm của Nguyễn Thi có sức mạnh ôm trùm một hiện thực rộng lớn. Số phận của họ không phải số phận riêng của những gia đình nông dân trong thời buổi đó. Có biết bao như gia đình cũng cùng chung một số phận với họ, cùng chịu chung những mất mát khắc nghiệt từ chiến tranh. Đặc biệt là hình ảnh cuốn sổ trong gia đình được nhắc đi nhắc lại trong câu truyện, như hé lộ ra một ý nghĩa nghệ thuật quan trọng trong tác phẩm.

Trên một mặt khác, ý nghĩa của chi tiết quấn sổ trong gia đình như một minh chứng sống cho những khắc nghiệt, những hi sinh anh dũng và đầy đau thương của một gia đình Nam Bộ giàu truyền thống yêu nước. Cuốn sổ ghi chép tỉ mỉ những sự kiện, những con người quan trọng trong gia đình, cuốn sổ cũng ghi những chiến công oanh liệt của cả gia đình, cũng là một trong những thứ giáo dục tinh thần kháng chiến. “chừng nào bây trọng trọng, tao giao cuốn sổ cho chị em bây” câu nói rất mực tự nhiên nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa. Từng người trong gia đình, lần lượt, sẽ mang tới những kì tích cho gia đình. Đó cũng là những ý nghĩa tả thực trong câu truyện.

Hình ảnh Chiến và Việt cùng tranh nhau đi lính, vừa ngộ nghĩnh lại vừa chân thành mộc mạc. Vì mối thù nặng vai mà những kẻ địch đã mang tới cho mình, Việt và Chiến đã không thể đứng lòng nhẫn nhục trước điều đó. Họ đã đứng lên, hun đúc cho mình một tinh thần kháng chiến, vì thế mới xảy ra việc tranh nhau đi bộ đội giữa hai chị em. Chiến còn là một người chị có tài thu vén, chăm lo rất chu đáo. Hình ảnh chị Chiến nặc nè cùng Việt mang bàn thờ của ba má sang nhà chú Năm để, ta chợt thấy bùi ngùi xót xa.. họ còn rất trẻ, nhưng trong lòng đã mang nặng mối thù và trách nhiệm dành cho gia đình.. Tất cả đã làm nên một vẻ đẹp chân thật và nổi bật lên sự khốc liệt của chiến tranh.

Câu truyện được kể lại qua hồi ức của Việt. Nổi bật lên đầu truyện là hình ảnh một chàng trai đang tỉnh đậy giữa một vùng rừng núi hoang sơ vì bị lạc đội của mình . “Một loạt đạn súng lớn văn vẳng dội lên ầm ĩ trên ngọn cây” Việt đang sống trong hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm, nhưng vượt lên sự đáng sợ đó là một trái tim giàu tình cảm, luôn nhớ về ba mẹ, về chị Chiến về chú Năm.. về những hồi ức vô cùng tươi đẹp.

Nói chung, với những đứa con trong gia đình, Việt, Chiến, chú Năm.. những hồi ức, kỉ niệm và hành động suy nghĩ của họ. Đã vừa làm nổi bật một tinh thần đẹp đẽ của người dân Nam Bộ dành cho cách mạng cho kháng chiến. Và qua đó còn là vẻ đẹp của những trái tim mang nặng tình yêu dành cho quê hương, một truyền thống gia đình đẹp đẽ được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như một bản tình ca dạo trong tiếng bom đạn, càng nổi bật lên chất hiện thực của cuộc sống lúc ấy.

Cảm ơn Nguyễn Thi đang mang vào trang sách hình ảnh thế hệ trẻ trong kháng chiến, tả rất thực, rất đúng những cảm xúc suy nghĩ của họ. Kể cho ta nghe hiện thực lúc bấy giờ và cho ta thấy một sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Bài viết gợi ý: