PHÂN TÍCH HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT HAY

 

Raxun Gamzatop từng nói:"Cái tâm nhờ cái tài mà cháy lên, cái tài nhờ cái tâm mà tỏa sáng." Câu nói này làm ta có những liên tưởng rất tự nhiên về vở kịch" Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt" của Lưu Quang Vũ. Tác phẩm này chính là sự kết hợp hài hòa giữa cái "tâm" của một nghệ sĩ chân chính, cái "tài" của một nhà soạn kịch xuất sắc. Chính sự kết hợp ấy đã làm nên ánh sáng của tác phẩm. ta nhận thấy rằng nguồn ánh sáng diệu kỳ ấy tập trung nhất ở màn kết của vở kịch.

 

Lưu Quang Vũ là một gương mặt tiêu biểu trong nền văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện đại những năm thuộc thập kỷ 80, thế kỷ 20. Khát vọng được tham dự trực tiếp vào dòng chảy Cuộc Đời, ca ngợi cải thiện, lên cái ác, hoàn thiện cuộc đời và con người, tất cả những điều đó làm nên nhật hứng trong người nghệ sĩ ấy. "Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt" là tác phẩm xuất sắc của Lưu Quang Vũ. Từ cái kết có hậu của câu chuyện cũ, Lưu Quang Vũ đã mở đầu tác phẩm của mình bằng những vấn đề mới. Đó là mâu thuẫn giữa hồn và xác, giữa cái bên ngoài và điều bên trong.có thể khẳng định rằng mọi điều đặc sắc đã được dùng thử trong cảnh VII -màn kết của vở kịch. Đây là khi xung đột được đẩy lên đỉnh điểm, nút thắt được siết chặt đến cao độ và cũng là lúc người đọc thấu hiểu nhất bi kịch mang tên: " Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt".

 

Để được tiếp tục tồn tại, Trương Ba chấp nhận chúng ở trong thân xác anh hàng thịt. Nghịch lý này đã tạo ra hoàn cảnh bi kịch. Rõ ràng, đây chính là cái giá mà Trương Ba phải trả cho sự tồn tại của mình. Và như thế, hàng loạt câu hỏi được đề ra. Liệu rằng, khi hoàn cảnh sống thay đổi, con người có thể giữ được phẩm chất tốt đẹp của mình? Nếu cố gắng sống bằng việc đánh đổi tất cả, con người có hạnh phúc hay không? Và cuối cùng, con người sẽ ra sao nếu không còn là chính mình? Và như vậy, tên của bi kịch đã được hé mở. Đó là bi kịch đánh mất chính mình.

"Xác hàng thịt" chính là sự cụ thể hóa cho bi kịch này. Hắn là đại diện cho sự trung dung tục. Dẫu có "âm u đui mù" nhưng có sức sai khiến ghê gớm. Và đáng sợ nhất, Hắn đưa ra lý lẽ ti tiện về "trò chơi tâm hồn" để thuyết phục kẻ khác. Một khuyên Trương Ba đổ lỗi cho thể xác để thỏa mãn thân xác và thanh thản tâm hồn. Một tâm hồn cao khiết Như Trương Ba phải sống trong thân xác của một kẻ phàm phu tục tử.Điều đó làm ta nhớ tới câu nói của Nguyễn Tuân:"Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đầy ải những điều tốt đẹp vào giữa một lũ cặn bã, và những người có tấm điền tốt lại phải ăn đời ở kiếp với lũ người quay quắt". Chính điều này đã tạo ra bi kịch đau đớn.

 

Sống trong hoàn cảnh đó, Trương Ba ngày một tha hoá. Nguyên nhân là do Trương Ba phụ thuộc quá nhiều và thể xác, vào yếu tố vật chất bên ngoài. Từ đây,thông điệp của Lưu Quang Vũ muốn gửi tới chúng ta là khi phụ thuộc quá nhiều vào vật chất bên ngoài, ta sẽ có thể đánh mất mình. Đồng thời, tác giả của muốn phê phán những kẻ ham muốn vật chất tầm thường mà trở nên phàm phu, tục tử. Ta chợt nhớ tới lời nhắc nhở của Chế Lan Viên "để nuôi xác thân đem làm thịt Tâm Hồn".

 

Và sự tha hoá ấy, Trương Ba trở nên đổi khác. Ông có những ham muốn dung tục, hành động vụng về, thay đổi cách sống, cách dạy con, thậm chí là cách chơi cờ. Để cuối cùng người vợ của Trương Ba- một người phụ nữ thấu hiểu và xót thương cho chồng, cảm thấy bất lực. Bà không thể thay đổi việc chồng mình ngày càng hòa nhập vào thân xác anh hàng thịt. Còn người con dâu,Một người sâu sắc, chị cũng nhận ra Trương Ba "đổi khác dần", lệch lạc dần, nhoà mờ dần. Và cuối cùng là cô cháu gái. Trẻ con không dễ gì chấp nhận những thỏa hiệp kỳ quặc của người lớn. Cho nên nó nói rằng Trương Ba chính là "lão đồ tể". Đây là lời nói thẳng thắn và đau đớn nhất đối với Trương Ba.

 

Từ sự ý thức cay đắng hoàn cảnh cũng như hậu quả bi kịch, Trương Ba dũng  cảm bước và cuộc chiến để tìm lại chính mình. Ông chìm đắm trong cuộc độc thoại nội tâm. Để rồi Trương Ba nhận ra sự thắng thế đầy cay đắng của xác hàng thịt:" Mày đã thắng rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ". Nhưng sau đó, Trương Ba vẫn kháng cự một cách bướng bỉnh và đưa ra kết luận kiên cường: "ta không cần cái cuộc sống do mày mang lại".

 

Cuộc độc thoại nội tâm đã dẫn dắt Trương Bạ tới cuộc đối thoại với Đế Thích. Trong lý thuyết số đông mà Đế Thích đưa ra, Trương Ba không tìm được sự an ủi hay bao biện cho lựa chọn của mình. Chính vì thế, ông từ bỏ giải pháp hấp dẫn là sống nhờ vào xác cu Tị. Rõ ràng, Đế  Thích muốn giúp Trương Ba Không phải hoàn toàn là muốn tốt cho Trương Ba. Hơn thế, Đế Thích muốn Trương Ba sống chỉ để khẳng định sự tồn tại của chính mình. Nhận ra điều đó, Trương Ba mới buồn bã nói: "ông chỉ nghĩ đơn giản để tôi được sống, còn sống như thế nào thì ông chẳng biết". Trú nhờ vào thân xác của người khác chỉ dừng lại ở khái niệm tồn tại, đó không phải là cuộc sống. Đế Thích là đại diện cho trí tuệ, quyền lực, nhưng cũng đại diện cho sự ích kỷ cá nhân. Và như vậy thông điệp mà Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm lại được hé lộ. Những người có quyền lực ngoài việc tránh sai lầm cũng cần tránh xa sự vị kỷ, ham muốn hẹp hòi của cá nhân. Ngoài ra, tác giả cũng muốn khẳng định rằng lòng tốt nửa vời sẽ chẳng giúp được ai. Trái lại, nó còn để người khác vào bi kịch cay đắng. Giống như câu nói của Thomas Fuller: "lòng tốt không đúng chỗ sẽ chẳng được cảm ơn".

 

Một tâm hồn cao khiết như Trương Ba Không thể chấp nhận việc "một kẻ lẽ ra phải chết từ lâu lại cứ nhác nhiên sống, trẻ khỏe, hưởng mọi thứ lộc trời". Qua đây, tác giả muốn phê phán những kẻ uý tử tham sinh, ham lợi lộc, chức vị mà tỏ ra trơ trẽn, đáng khinh. Sự dũng cảm đối mặt với cái chết của Trương Ba đã làm cho Bi kịch này trở nên lạc quan. Trương Ba chấp nhận chết còn hơn sống cuộc sống trong thân xác kẻ khác. Điều này cho thấy cái giá cho sự tồn tại còn đắt hơn cả cái chết. Và như thế, thông điệp cuối cùng được hé mở: "phải định giá mọi điều ta định đánh đổi". Đừng vì món lợi trước mắt mà khước từ những điều lớn lao với bản thân. Ralph Quado Emason đã từng nói:" sống là chính mình giữa cuộc sống luôn cố biến ta thành kẻ khác chính là thành tựu lớn nhất". Vì đã chạm tay vào thành tựu ấy mà Trương Ba lại thấy mình trở lại như xưa:  trong sáng thanh thản.

 

NGƯỜI VIẾT: NGUYỄN MINH HÒA

 

Bài viết gợi ý: