1. Mở bài
– Giới thiệu về vị trí, ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập.
– Nêu vấn đề: phần mở đầu đã tạo được một dấu ấn đặc biệt cho lời tuyên ngôn.
2. Thân bài
– Nêu vắn tắt nội dung phần mở đầu của Tuyên ngôn Độc lập: tác giả đã dẫn ra những "lời bất hủ" trong hai bản tuyên ngôn của hai cường quốc lúc bấy giờ là Pháp và Mĩ. Từ đó, tác giả suy rộng ra: "tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".
– Việc mở đầu bản tuyên ngôn như trên đã thể hiện sâu sắc ý thức dân tộc và tinh thần chiến đấu.
+ Với việc dẫn ra và đề cao hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của hai nước Pháp và Mĩ, tác giả đã ngầm khẳng định vị thế của dân tộc Việt Nam trước thế giới: dân tộc Việt Nam nhỏ bé nhưng cũng có quyền "sánh vai với các cường quốc năm châu" và quyền được tự do, độc lập của nước Việt Nam phù hợp với chân lí đã được đúc kết trong những bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới.
+ Nếu chú ý đến bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ (thực dân Pháp đang âm mưu trở lại nước ta, đế quốc Mĩ cũng đang bộc lộ rõ ý đồ xâm lược) sẽ thấy việc dẫn ra lời văn của hai bản tuyên ngôn còn mang một ý nghĩa cảnh tỉnh: nếu Pháp và Mĩ xâm phạm quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam thì có nghla là đã phản bội lại chính cha ông mình, dân tộc mình – một cách lập luận vừa cương quyết, vừa khôn khéo.
+ Qua phần mở đầu, Tuyên ngôn Độc lập đã nêu ra một cơ sở pháp lí vững chắc để khẳng định quyển tự do và độc lập của dân tộc Việt Nam. Đó là một lẽ phải "không ai chối cãi được".
– Về nghệ thuật lập luận: phần mở đầu của bản tuyên ngôn thể hiện tính chặt chẽ trong lập luận, giọng văn mạnh mẽ, dứt khoát, tạo được sức thuyết phục, lôi cuốn, tạo đà cho những nội dung được trình bày ở những phần sau.
3. Kết bài
– Khẳng định ý nghĩa, giá trị của phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập về hai phương diện: ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học.
– Nêu cảm nhận, ấn tượng riêng của bản thân.