1. Mở bài
– Giới thiệu vê hoàn cảnh ra. đời của Tuyên ngôn Độc lập.
– Nêu vấn đề: Tuyên ngôn Độc lập có sức hấp dẫn đặc biệt bởi ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học của nó.
2. Thân bài
– Về ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn Độc lập:
+ Là một văn kiện lịch sử quan trọng, Tuyên ngôn Độc lập đã tổng kết một thời kì đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.
+ Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định được vị thế của dân tộc Việt Nam – một dân tộc nhỏ bé nhưng có lòng yêu nước, ý chí tự cường và tinh thần chiến đấu ngoan cường trước toàn thế giới.
+ Tuyên ngôn Độc lập là niềm tự hào, khích lệ đối với toàn thể nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ và các thế hệ mai sau về quyền tự do, độc lập và tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quyền tự do, độc lập ấy.
– Về giá trị văn học: Tuyên ngôn Độc lập là áng vãn nghị luận bất hủ với lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn.
+ Mở đầu bản tuyên ngôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn những "lời bất hủ" trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, tạo căn cứ pháp lí vững chắc về quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
+ Để đập tan những luận điệu của thực dân Pháp về việc Việt Nam là thuộc địa và Pháp có quyền quay trở lại Việt Nam, bản tuyên ngôn đã đưa ra những lí lẽ đanh thép, những bàng chứng không thể chối cãi để tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp,khẳng định bản chất phản động, đi ngược lại với chủ trương chống phát xít của thực dân Pháp ở Đông Dương, đồng thời khẳng định vai trò của Việt Minh trong cuộc chiến đấu chống phát xít Nhật.
+ Bản tuyên ngôn vang lên với giọng điệu hào sảng, tràn đầy niềm tin, thể hiện ý chí, quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do của cả một dân tộc.
3. Kết bài
– Khẳng định tác động lớn lao của bản Tuyên ngôn Độc lập đối với lịch sử Việt Nam thế kỉ XX và vị trí của tác phẩm trong di sản văn học dân tộc.
– Nêu những ấn tượng sâu sắc của bản thân về tác phẩm.