THƯỢNG ĐẾ SẼ HỎI GÌ
a) Thượng Đế sẽ không hỏi về số quần áo của bạn cố trong tủ mà sẽ hỏi bạn đã giúp được bao nhiêu người có quần áo.
b) Thượng Đế sẽ không hỏi bạn có bao nhiêu tài sản vật chất mà sẽ hỏi chúng có được tạo ra bằng chính sức lao động của bạn không.
c) Thượng Đế sẽ không hỏi bạn nhận được bao nhiêu lời khuyến khích mà sẽ hỏi bạn đã bao giờ khích lệ được người khác hay chưa.
d) Thượng Đế sẽ không hỏi bạn sống cạnh những người láng giềng nào mà sẽ hỏi bạn đối xử với những người hàng xóm như thế nào.
(Theo Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, 2004)
Suy nghĩ của anh (chị) về những điều Thượng Đếsẽ hỏi và không hỏi ở trên. Theo anh (chị), Thượng Đếcó thể hỏi những điều gì nữa?
Đề bài yêu cầu HS nêu suy nghĩ của mình về những điều Thượng Đế sẽ hỏi và không hỏi về bốn biểu hiện như đã nêu ở đề bài để xem Thượng Đế (đấng sáng tạo ra thế giới và muôn loài, làm chủ vạn vật – theo quan niệm tôn giáo) quan tâm, đề cao, coi trọng điều gì. Đồng thời, nêu lên những vấn đề mà Thượng Đế có thể hỏi.
– Trước hết, HS phải làm rõ những điều Thượng Đế "không hỏi" và "hỏi" rồi đưa ra ý kiến của mình. Chấp nhận các ý kiến khác nhau, nhưng lập luận đưa ra phải logic, có sức thuyết phục. Nếu:
+ Đồng tình với quan điểm của Thượng Đế, lập luận tập trung vào nhấn mạnh ý nghĩa của quan điểm sống biết chia sẻ, giúp đỡ, đối xử tốt với mọi người.
+ Phản đối quan điểm của Thượng Đế: lập luận nhấn mạnh những thành quả mà bạn đã có được và vì sao lại có được những thành quả ấy (chẳng hạn bạn đã bỏ ra nhiều công sức và trí tuệ, đã tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp,…).
+ Vừa đồng tình, vừa phản đối quan điểm của Thượng Đế: kết hợp hai lập luận trên.
– Sau đó, nêu lên một số điều mà Thượng Đế có thể sẽ quan tâm. Nội dung của phần này phải hợp lí, có sức thuyết phục.