Trọng tâm cần bàn luận là vai trò của thực tiễn đối với con người trong việc nhận thức, khám phá bản thân mình. Để có thể bàn luận vể vấn đề này, cần hiểu rõ các khái niệm nhận thức, tư duy, thực tiễn, bổn phận… Từ đó, trả lời các câu hỏi như: Thế nào là nhận thức chính mình? Vì sao đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn? Nếu chỉ tư duy mà không có thực tiễn, khả năng tự nhận biết của mỗi người sẽ rơi vào những hạn chế nào? Tại sao khi ra sức thực hiện những bổn phận, con người sẽ hiểu được giá trị của mình?
Có thể tham khảo dàn ý sau:
– Giải thích tư tưởng nêu trong nhận định:
+ Nhận thức vềbản thân là khám phá, nhận biết được trình độ, năng lực, bản tính… của mình. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Bởi vì khi nhận biết chính xác được bản thân, mỗi người sẽ có sự lựa chọn đúng đắn trên con đường đời và trong sự nghiệp. Chẳng thế người xưa có cáu "Biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng"…
+ Hiểu biết về bản thân là nhu cầu con người luôn hướng tới. Nhưng quá trình nhận thức ấy lâu dài và khó khăn vì mỗi con người là một "thế giới" phong phú, tiềm ẩn nhiều điểu chính mình cũng chưa biết rõ. Hơn nữa, con người thường không dễ có được thái độ khách quan, sáng suốt khi nhìn nhận chính mình.
+ Làm thế nào để có thể nhận biết một cách chính xác về bản thân mình? Gớt đã chỉ ra rằng, việc tư duy (phán đoán, suy nghĩ, hình dung…) không thể giúp ta nhận thức được bản thân một cách đầy đủ. Bởi vì, những gì mà chúng ta "tư duy" mới chỉ tồn tại ở dạng thức ý tưởng, vô hình. Chỉ có thực tiễn (học tập, lao động, sáng tạo) với việc thực hiện tốt các bổn phận mới tạo điều kiện cho mỗi con người hiểu rõ mình…
– Bàn luận, mở rộng ý nghĩa của vấn đề:
+ Vai trò quan trọng của việc nhận thức bản thân: Nhận thức đúng vềbản thân sẽ mang lại cho con người những thuận lợi, những thành công như thế nào trong cuộc sống, trong sự nghiệp? Nhận thức không đúng hoặc không đầy đủ sẽ dẫn đến những hậu quả nào? Cần nêu lên một số dẫn chứng cụ thể để minh hoạ: chẳng hạn sự nhận thức đúng về khả năng của bản thân có ý nghĩa quyết định đối với cuộc đời và sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại như Ban-dắc, Lỗ Tấn… Ban-dắc từ bỏ con đường kinh doanh mà người cha lựa chọn cho mình; Lỗ Tấn bốn lần thay đổi nghề nghiệp… Hai ông đã chọn đúng con đường tốt nhất để phát huy tài năng và cống hiến cho đời…
+ Tư duy không thể giúp con người hiểu rõ chính mình: Nếu chỉ phán đoán, suy nghĩ con người khó có thể hiểu chính xác về bản thân. Bởi vì trình độ, năng lực, nhân cách… của một người chỉ thể hiện rõ trong các tình huống cụ thể của thực tế đời sống. Chúng ta có thể hình dung mình có khả năng nàyhay bản lĩnh kia, nhưng chỉ khi thực hành, ta mới biết chúng có thực hay không và ở mức độ nào.
+ Khi thực hiện bổn phận ta sẽ nhận biết được giá trị của mình: Trong quá trình thực hiện bổn phận với những thành công hay thất bại, điểm mạnh, điểm yếu của mỗi người sẽ được bộc lộ. Qua đó, con người không chỉ nhận thức được bản thân mà còn hiểu rõ các giá trị của mình: nền tảng tri thức, vốn sống, khả năng giao tiếp, hành động, sự đồng cảm, sẻ chia với mọi người…
+ Từ đó, mỗi chúng ta sẽ có sự định hướng đúng đắn trên con đường đời và con đường sự nghiệp.
– Liên hệ với thực tế trải nghiệm của bản thân:
+ Anh (chị) đã thực hiện được những bổn phận nào: với bản thân (học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức); với gia đình (quan tâm, giúp đỡ người thân) và xã hội (trách nhiệm với bạn bè, trường lớp và cộng đồng)?
+ Việc thực hiện những bổn phận đó đã mang đến cho anh (chị) sự hiểu biết nào về bản thân? Những điểm mạnh, điểm yếu; những gì cần phát huy hay hạn chế? Anh (chị) đãbộc lộ và chứng minh được những khả năng nào? Nhận thức ấy có giúp anh (chị) định hướng được nghề nghiệp trong tương lai?
– Có thể kết bài bằng sự khẳng định ý kiến của Gớt là đúng đắn và sâu sắc; hoặc nhấn mạnh thu hoạch của cá nhân sau khi bàn luận về vấn đề này.