Nhà văn Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực xuất sắc trong nền văn học nước ta. Ông không chỉ thành công với đề tài cuộc sống tha hóa, lưu manh hóa của người nông dân mà ông còn thành công với đề tài bi kịch của người tri thức. Có thể nói trong cái xã hội ấy những con người ngay thẳng chân thật như nông dân và trí thức thì đều có cuộc sống không suôn sẻ. Tiêu biểu cho những bi kịch của những người tri thức thì chúng ta biết đến nhân vật Hộ trong tác phẩm đời thừa của Nam Cao. Có thể nói cuộc sống bi kịch tinh thần của anh chính là bi kịch chung cho những người tri thức lúc bây giờ. Qua bi kịch ấy nhà văn thể hiện được tư tưởng nhân đạo mới mẻ của mình.
Nhân vật Hộ là một người tri thức vướng vào bi kịch ấy. Anh là một nhà văn và anh coi trọng tình thương là trên hết. Cả đời anh chỉ mong viết một tác phẩm thôi nhưng tác phẩm ấy phải đạt giải Nô ben. Thế nhưng cuộc sống xã hội đã làm cho anh phá vớ những quy tắc của bản thân mình và đẩy anh vào bi kịch tinh thần.
Trước hết là bi kịch về sự nghiệp văn chương. Trước khi lấy Từ làm vợ thì Hộ là một nhà văn độc thân coi chuyện cơm áo chỉ là phụ mà thôi. Anh tâm huyết với cái nghề viết lách ấy. Hộ quan niệm rằng một tác phẩm phải “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Không chỉ vậy một tác phẩm văn thật sự thì phải vượt lên trên mọi bờ cõi giới hạn, nó làm cho con người gần người hơn. Và đặc biệt là văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo những khuôn mẫu có sẵn mà văn chương chỉ sung nạp những người biết sáng tạo mà thôi. Chính những quan niệm văn chương vô cùng tích cực ấy Hộ mong muốn và quyết định cả đời anh sẽ chỉ viết một tác phẩm thôi nhưng tác phẩm ấy phải vượt qua những tác phẩm khác cùng thời đại, được giải Nô ben và được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Và cũng chính vì thế mà Hộ rất cẩn thận trong sự nghiệp viết văn của mình. Anh quan niệm viết văn không được cẩu thả. Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào là bất lương riêng sự cẩu thả trong văn chương là đê tiện nhất, khốn nạn nhất.
Thế nhưng cuộc sống không giúp cho anh thực hiện ước mong của mình khi Từ đặt chân vào cuộc đời của anh. Cuộc sống với gánh nặng cơm áo gạo tiền đã đè nặng lên vai anh. Anh không thể viết một tác phẩm được nữa mà anh phải viết thật nhiều để có tiền chữa bệnh cho con. Lấy tiền mà lo cho vợ và mẹ già. Từ đây anh phải sống trong cảnh ki kịch tinh thần giằng xé lẫn nhau. Trong anh có hai con người song song tồn tại. Một con người của văn chương, một con người của tình thương. Và như thế anh đành viết những thứ văn chương giống như những thứ hồ quấy loãng khiến cho người ta đọc rồi lại quên ngay. Nhiều lúc anh đọc trên những tờ báo bài văn của mình mà tự thấy xấu hổ và chửi mình là kẻ khốn nạn đê tiện. Tóm lại Hộ phải sống thật sự rất đau khổ trong cái bi kịch văn chương ấy. Anh tự chửi chính bản thân mình là một thằng khốn nạn. Gặp bạn bè anh cũng thấy xấu hổ vì chưa làm nên điều gì cho bằng họ. Văn chương nghệ thuật là cái lẽ sống của anh thế mà giờ đây anh lại phải chà đạp lên nó thì quả thật nó chính là bi kịch của cuộc đời anh.
Trước khi đến với Từ Hộ là một người rất mực trọng tình thương, anh luôn coi tình thương là trên hết. Cũng chính bởi lẽ sống ấy mà Hộ đã không ngần ngại dang tay cứu vớt cuộc đời của Từ. Cô là người con gái nhẹ dạ cả tin cho nên bị một thằng đàn ông lừa cho có thai rồi nó chạy mất không chịu trách nhiệm. Từ chỉ một thân một mình với người mẹ già bị mù cho nên hoàn cảnh rất đáng thương. Người nhà văn nặng tình kia đã đến bên cuộc đời Từ và quyết định che chở cho Từ, nhận con Từ là con của mình và nuôi cả ba người ấy. Điều thúc đẩy Hộ làm việc đó một cách nhanh chóng không ngần ngại chính là tình thương con người của anh.
Thế nhưng khi đối mặt với cơm áo gạo tiên, những đứa con của Hộ lại càng nhiều sài nhiều đẹn cho nên Hộ phải kiếm tiền chưa bệnh cho con. Chính vì thế mà anh phải viết những thứ văn đi ngược với quan điểm của anh. Anh không chỉ rơi vào bi kịch văn chương nghệ thuật mà anh còn rơi vào bi kịch của tình thương nữa. Nếu trước kia anh coi tình thương là trên hết thì đến giờ anh lại trà đạp lên chính những tình thương ấy. Như chúng ta đã biết Hộ rơi vào bi kịch văn chương nghệ thuật chính vì thế nên anh mới lao vào uống rượu. Và mỗi lần uống rượu anh lại trở thành một kẻ vũ phu đánh đập người vợ Từ của mình. Khi ấy anh không làm chủ được bản thân nữa mà rượu đã làm cho anh như thế. Nỗi đau kia cần phải có cái gì để trút giận. Và cứ thế anh đánh vợ mình. Người vợ tôi nghiệp kia cũng chỉ biết cắn răng chịu đựng cho chồng đánh mà thôi. Bởi chính anh là người cứu Từ và cô nghĩ cô chính là nguyên nhân khiến cho anh đau khổ. Sau mỗi lần như thế Hộ lại thấy những vết bầm tím trên người Từ, anh thấy mình quá khốn nạn, anh xin lỗi vợ mình. Nhưng những lần sau anh uống rượu thì anh lại đánh Từ. Bi kịch tình thương chính là vậy.
Ở đây ta thấy nhân vật Hộ coi trọng văn chương, coi trọng tình thương nhưng trong xã hôi bây giờ thi anh lại rơi vào bi kịch chà đạp lên tất cả những giá trị mà mình đã đặt ra. Qua đó nhà văn Nam Cao thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ của mình. Ông đồng cảm xót thương cho số phận cuộc đời của người tri thức lúc bấy giờ nói chung và Hộ nói riêng. Nhà văn bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc ấy qua những câu văn thể hiện sự day dứt lương tâm của Hộ. Không những thế qua tác phẩm nhà văn còn thể hiện được những vẻ đẹp của con người tri thức yêu văn chương nghệ thuật với nhưng quan điểm sáng tác vô cùng tích cực và tình thương yêu con người của họ.
Như vậy qua đây ta thấy được những bi kịch của Hộ nói riêng và bi kịch của người tri thức nói chung trong những năm kháng chiến chống pháp. Bi kịch nghệ thuật và bi kịch tình thương đã làm cho họ đau khổ. Nhà văn Nam Cao đã thấu hiểu và thể hiện sự cảm thông sâu sắc của mình với những con người ấy.